Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại cácNHTMCP NY thông qua tỷ số NIM

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại NHTMCP NY tại Việt Nam

2.3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại cácNHTMCP NY thông qua tỷ số NIM

Bảng 2.21: Bảng thống kê mô tả các biến NIM, EA, LLR, COSR, LIQ, SIZE, GDP, CPI

Đơn vị tính %, tỷ đồng

NIM EA LLR COSR LIQ SIZE GDP CPI

Giá trị trung

bình 4.253 11.14 0.59 42.48 35.85 102,271 6.96 10.25 Độ lệch chuẩn 1.199 8.57 0.55 11.45 12.55 114,321 1.23 5.66 Giá trị nhỏ nhất 1.74 3.80 0.05 22.98 9.31 126 5.03 3

Giá trị lớn nhất 7.11 39.56 2.86 87.63 62.35 503,530 8.46 22.92

(Nguồn: Phụ lục 2)

Giá trị trung bình NIM của 8 NHTMCP NY tại Việt Nam là 4.253, giá trị lớn nhất là 7.11, giá trị nhỏ nhất là 1.74.

Kiểm định mối tương quan giữa NIM và các biến độc lập EA, LLR, COSR, LIQ, SIZE, GDP, CPI.

Bảng 2.22: Ma trận tương quan của NIM với các biến EA, LLR, COSR, LIQ, GDP, CPI

Đơn vị tính %

NIM EA LLR COSR LIQ SIZE GDP CPI

Hệ số tương

quan Pearson -.116 -.045 -.024 .028 .217 -.271* .240* Mức ý nghĩa .306 .689 .835 .805 .054 .015 .032 Ghi chú: * và ** có mức ý nghĩa là 5% và 1%

(Nguồn: Phụ lục 5) Với mức ý nghĩa 5%, NIM có tương quan thuận với CPI, tương quan nghịch với GDP, các biến độc lập EA, LLR, COSR, LIQ, SIZE không có mối quan hệ với NIM. Do đó, chỉ có biến GDP, CPI ảnh hưởng đến NIM.

- Khảo sát mô hình hồi quy tuyến tính NIM với GDP, NIM Bảng 2.23 Mô hình hồi quy NIM

Đơn vị tính %

Mô hình

Hệ số tương quan R

R2 R2 điều chỉnh Sai số thống kê

Kiểm định phần dư Durbin- Watson

1 .313 .098 .075 1.15338 2.100

(Nguồn: Phụ lục 5)

Kết quả kiểm định Durbin-Watson = 2.1, nghĩa là không có mối tương quan giữa các phần dư (trong kinh tế lượng kết quả kiểm định Durbin-Watson tốt nhất là từ 1 đến 3). Hê số R2 điều chỉnh =0.075có nghĩa là 7.5% các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc NIM, 92.5% biến phụ thuộc chưa giải thích được NIM trong mô hình hồi quy nghiên cứu.

Bảng 2.24: Kiểm định ANOVA đối với NIM

Đơn vị tính % Phương pháp Độ lệch bình

phương bình quân Phân phối F Mức ý nghĩa

Hàm hồi quy 5.577 4.192 .019

Phần dư 1.330

(Nguồn: Phụ lục 5) Giá trị kiểm định phân phối F = 4.192 tương ứng với mức ý nghĩa 1.9% bác bỏ giả thiết mô hình hồi quy không phù hợp. Vì vậy, kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bảng 2.25: Kết quả hồi của NIM

Đơn vị tính %

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa Đo lường đa cộng tuyến

Mức ý nghĩa B Sai số

thông kê

Độ chấp nhận của biến

Hệ số phóng đại phương sai

Hằng số 5.346 .905 .000

GDP -.209 .112 .887 1.127 .066

CPI .035 .024 .887 1.127 .149

(Nguồn: Phụ lục 5)

Độ chấp nhận của biến độc lập đều nhỏ hơn 1, hệ số phóng đại phương sai biến độc lập >1, có nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay nói cách khác các biến độc lập không có mối tương quan chặt chẽ với nhau.

Hàm hồi quy của NIM như sau:

NIM = 5.346 – 0.209GDP (2.7)

Trong phương trình hồi quy, CPI có mức ý nghĩa = 14.9% có nghĩa là CPI không có ảnh hưởng đến NIM. Nhưng khi kiểm định mối tương quan NIM và CPI thì có tương quan với nhau, nhưng hồi quy không có ý nghĩa là do mối tương quan GDP mạnh hơn CPI nên đã giải thích kết quả cho CPI. Như vậy, có thể hàm hồi quy NIM theo CPI là hàm hồi quy phi tuyến.

Bảng 2.26: Khảo sát mô hình hồi quy phi tuyến NIM với CPI Đơn vị tính % Phương trình R2 Kiểm

định F Hằng số b1 b2 b3 Mức ý

nghĩa

Tuyến tính .057 4.751 3.733 .051 .032

Hàm Logarit .075 6.342 2.898 .619 .014

Hàm nghịch .073 6.111 4.802 -4.253 .016

Hàm bậc hai .095 4.051 2.659 .256 -.008 .021

Hàm bậc ba .139 4.074 4.079 -.259 .044 -.001 .010

Hàm mũ .062 5.126 3.025 .137 .026

(Nguồn: Phụ lục 5) Kiểm định phân phối f của hàm logarit = 6.342 là cao nhất, như vậy hồi quy phi tuyến của NIM và CPI là:

NIM_CPI = 2.898 + 0.619 ln(CPI) (2.8)

Bảng 2.27: Kết quả hồi quy NIM với GDP, CPI

Đơn vị tính %

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa Đo lường đa cộng tuyến

Mức ý nghĩa B Sai số

thông kê

Độ chấp nhận của biến

Hệ số phóng đại phương sai

Hằng số 2.381 2.117 .264

GDP -.201 .110 .906 1.104 .072

NIM_CPI .769 .411 .906 1.104 .065

(Nguồn: Phụ lục 5) Kết quả hồi quy được viết như sau:

NIM = 2.3816 -0.201GDP + 0.769NIM_CPI

NIM = 2.3816 -0.201GDP + 0.769 (2.898 + 0.619 ln(CPI)) NIM = 2.3816 -0.201GDP + 2.228562 + 0.476011 ln(CPI)

NIM = 4.6102 -0.201GDP + 0.476 ln(CPI) (2.9) Kết quả nghiên cứu lợi nhuận thông qua NIM:

- Nếu CPI trong nước tăng, lúc này chi phí hoạt động của ngân hàng tăng, nhưng lợi nhuận lại tăng có nghĩa là CPI tăng ảnh hưởng không đáng kể đến chi phí hoạt động của ngân hàng nên lợi nhuận vẫn tăng.

- Theo nghiên cứu của Sehish Gul, Faiza Irshad and Khalid Zaman (2011) GDP có tương quan thuận với lợi nhuận của NHTM nghĩa là khi GDP tăng nền kinh tế cần cung cấp nhiều vốn, lúc này hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, nếu tín dụng được kiểm soát chặt chẽ thì lợi nhuận sẽ tăng. Với phương trình trên, GDP nghịch biến với NIM, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của các NHTMCP NY TTCK Việt Nam chưa tốt nên mặc dù tốc độ GDP có tăng trưởng nhưng lợi nhuận của ngân hàng giảm.

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam thông qua các tỷ số ROA, ROE, NIM.

- ROA bị ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ, tỷ lệ thanh khoản. Nếu chi phí hoạt động tăng, lợi nhuận giảm, và nợ xấu tăng cao, dự phòng rủi ro phải trích lập tăng đã làm lợi nhuận giảm. Mặt khác khi thanh khoản của ngân hàng tăng thì lợi nhuận tăng thấp.

- ROE bị ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động, tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Nếu chi phí hoạt động tăng thì lợi nhuận giảm và khi tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản thì lợi nhuận tăng.

- NIM bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và CPI. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu tín dụng tăng cao nhưng chất lượng tín dụng giảm sút do khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng nên lợi nhuận giảm.

Kết luận chương 2

Qua phân tích thực trạng các NHTMCP tại Việt Nam, khả năng sinh lời của ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố EA, LLR, LIQ, COSR, SIZE, GDP, CPI, nguyên nhân chính đều xuất phát từ các ngân hàng không kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây làm lợi nhuận sụt giảm.

Ngoài ra, khi đánh giá các mặt hoạt động của ngân hàng như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán… đều có lợi nhuận tăng qua các năm nhưng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, chất lượng tín dụng giảm sút, tỉ lệ nợ xấu tăng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và nếu không có biện pháp cải thiện thì trong tương lai khả năng sinh lời ngân hàng sẽ tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng, nếu việc quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng chưa chặt chẽ hoặc sử dụng chi phí chưa hợp lý thì làm giảm khả năng sinh lời. Mặt khác, nếu ngân hàng tăng cường thanh khoản thì khả năng sinh lời cũng tăng thấp do nguồn vốn đầu tư hoạt động sinh lời giảm nên không thể khuếch đại được lợi nhuận.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ TIÊU CỰC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng gia tăng khả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam Các NHTMCP NY tại Việt Nam có nhiều ưu thế hơn các NHTMCP về nhiều mặt như hình ảnh, thương hiệu được quảng bá rộng rãi trên TTCK, huy động được nguồn vốn lớn khi có nhu cầu thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu, nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu của ngân hàng thông qua việc chào bán trên các Sở giao dịch chứng khoán, tăng uy tín, xây dựng niềm tin đối với các đối tác chiến lược hợp tác kinh doanh do việc minh bạch, công khai thông tin về tình hình tài chính. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng chiến lược kinh doanh và lộ trình thực hiện cụ thể.

- Các NHTMCP NY cần tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu, có chiến lược truyền thông tốt nhằm tạo ấn tượng tốt trong mỗi cổ đông, mỗi khách hàng và các đối tác chiến lược. Thương hiệu tốt là chìa khóa để mở cánh cửa thành công trong lĩnh vực ngân hàng, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

- Các NHTMCP NY xây dựng lộ trình tăng vốn cụ thể trong từng giai đoạn, kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ thông qua TTCK nhờ vào uy tín, thương hiệu nhằm nâng cao năng sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với những NHTMCP NY quy mô vốn nhỏ, đây là con đường tăng nhanh năng lực tài chính cho ngân hàng hiện nay. Việc tăng vốn điều lệ sẽ nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đối với cổ đông. Qua đó, có thể cải thiện tình hình hoạt động của ngân hàng, nâng cao lợi nhuận.

- Dựa vào lợi thế về thương hiệu, năng lực tài chính vững chắc khi NHNN chấp thuận cho niêm yết trên TTCK, các NHTMCP cần xây dựng chiến lược khách hàng linh hoạt, phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng thân thiết bằng các chính sách ưu đãi, mở rộng phát triển với tất cả khách hàng, có như vậy hoạt động ngân

hàng mới bền vững, lợi nhuận ổn định tạo tạo niềm tin cho cổ đông khi đầu tư vào NHTMCP NY.

- Các NHTMCP NY luôn đặt ra kế hoạch lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nhưng tình hình thị trường trong nước còn nhiều khó khăn nên trong tương lai gần lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng trưởng thấp. Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược phát triển tín dụng hợp lý, mặt dù nguồn thu từ tín dụng là chủ đạo trong lợi nhuận. Mặt khác, cần xây dưng cơ chế thu hồi nợ xấu linh hoạt, hiệu quả trong tương lai do đây là nguyên nhân gây tổn thất lợi nhuận của các ngân hàng nhiều nhất. Từ đó tình hình lợi nhuận trong ngắn hạn của ngân hàng mới có thể cải thiện và gia tăng.

- Hiện nay, hoạt động ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt theo quy luật của việc nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các NHTMCP NY cần có chiến lược phát triển ổn định, dự trữ tài sản có tính thanh khoản cao hợp lý để nhằm phòng ngừa thiếu hụt thanh khoản, giảm giá chứng khoán. Trong trường hợp xảy ra tình huống xấu, giá cổ phiếu giảm mạnh, các ngân hàng có thể sử dụng vốn tự có của mình để mua lại, góp phần hạn chế ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)