Thực trạng hoạt động của các NHTMCP NY tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng hoạt động của các NHTMCP NY tại Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM CP Việt Nam tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý khi các ngân hàng trong nước lựa chọn các ngân hàng nước ngoài danh tiếng làm đối tác chiến lược để phát triển kinh doanh. Ngày 11/01/2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Trong giai đoạn 2007- 2012, tình hình hoạt động các NHTMCP NY ngày càng tiến triển tốt đẹp cả về số lượng lẫn chất lượng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng phát triển, điều đó cho thấy với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc mở cửa chào đón các NHTM nước ngoài mở chi nhánh, văn phòng tại Việt Nam đã tạo điều kiện cũng như thách thức cho các NHTM trong nước.

Năng lực tài chính trong những năm qua của các NHTM được gia tăng lên đáng kể, đặc biệt các NHTMCP NY tại Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3000 tỷ theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. Việc cổ phần hóa các NHTM Nhà nướ

ến 31/12/2012, có 8 ngân hàng thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 5 ngân hàng niêm yết trên HOSE, 3 ngân hàng niêm yết trên HNX. Trong giai đoạn từ năm 2007 -2012, giá trị tổng tài sản các NHTMCP NY tại Việt Nam tăng mạnh, điều này cho thấy các NHTMCP NY rất nhanh nhạy trong

việc tiếp cận nguồn vốn mới, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn, đẩy mạnh tín dụng, phát huy thế mạnh mạng lưới rộng khắp cả nước, năng lực tài chính vững mạnh và lợi thế khi niêm yết trên TTCK nhằm cạnh tranh với NHTMCP trong nước, và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đơn vị tính: ngàn tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY)

Hình 2.1: Tổng tài sản của các NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012

Tổng tài sản có mức tăng tuyệt đối năm sau so với năm trước, đặc biệt là VCB, Vietinbank tăng hơn 10% so với năm trước, qua đó, thể hiện tình hình tài chính của NHTMCP NY ngày càng tốt, tính thanh khoản cao, khả năng điều hành, quản trị tốt trong mọi hoạt động. Việc gia tăng tổng tài sản do các NHTMCP đẩy mạnh phát hành cổ phiếu tra công chúng, bán cổ phần cho nước ngoài, đặc biệt là cổ phần hóa ngân hàng VCB, Vietinbank đã góp phần nâng cao vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản. Mặt khác, trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng có sụt giảm tổng tài sản do cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng nhìn chung, 8 NHTMCP NY tại Việt Nam vẫn tăng trưởng. Trong kinh tế, vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như để vươn ra thị trường thế giới. Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên

quyết để cấp phép cho một ngân hàng thành lập và đi vào hoạt động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Chính vì vậy, các NHTMCP NY tại Việt Nam cố gắng tăng trưởng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm giữ vững khả năng tài chính. Qua đó, củng cố niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng, tạo kênh cung ứng vốn, sản phẩm dịch vụ đa dạng cho nền kinh tế và điều kiện tốt để xây dựng niềm tin cho các đối tác mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh với ngân hàng.

2.1.1 Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM ngày càng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn tiền gửi của khách hàng. Nhiều sản phẩm huy động vốn mới được giới thiệu, kết hợp với nhiều kỳ hạn kinh hoạt, lãi suất ưu đãi, chi khuyến mại, trúng thưởng nhằm đẩy mạnh huy động vốn. Bên cạnh đó, với thủ tục đơn giản, phong cách phục vụ ân cần, chăm sóc khách hàng thân thiết, chào mời khách hàng tiềm năng càng được các NHTM quan tâm, là nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn. Một số NHTMCP NY như VCB, Vietinbak, ACB, Sacombank, Eximbank, MB có lợi thế về mạng lưới, thương hiệu nên nguồn vốn huy động tăng mạnh, một số NHTMCP NY quy mô nhỏ như SHB, NVB huy động vốn gặp khó khăn, vì thế, mặt dù NHNN quy định trần lãi suất nhưng nhiều ngân hàng vẫn lách luật, cho thấy thanh khoản của một số ngân hàng đang có vấn đề và nhiều khả năng những ngân hàng đó đang mất thanh khoản. Đỉnh điểm đầu năm 2008, lãi suất cơ bản lên đến 14% theo quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 11/06/2008, dẫn đến lãi suất bắt đầu bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng với các kỷ lục 20%, 25% , lãi suất tiền gửi lên đến 18% và lãi suất cho vay lên đến 21%…Năm 2009, lãi suất bắt đầu sụt giảm do NHNN giảm lãi suất cơ bản về mức 7% theo quyết định 172/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009, nhằm phát triển hoạt động tín dụng, ổn định phát triển kinh tế theo yêu cầu của Nhà nước, bên cạnh đó, còn nhiều NHTM nhỏ vẫn chào mời với lãi suất khá cao.

Bảng 2.1: Số dƣ tiền gửi của TCKT, cá nhân của tại NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm VCB CTG ACB EIB STB MBB SHB NVB

2007 127.016 112.426 55.283 22.906 44.232 17.185 2.805 6.140 2008 157.067 121.634 64.217 30.878 46.129 27.162 9.508 6.022 2009 169.072 148.530 86.919 38.766 60.516 39.978 14.487 9.630 2010 204.756 205.919 106.936 58.151 78.335 65.740 25.663 10.721 2011 227.016 257.274 142.218 53.652 75.092 89.548 34.785 14.822 2012 284.415 289.105 126.680 70.458 107.458 117.747 77.598 12.273

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY) Tình hình huy động vốn của các NHTMCP NY ngày càng tăng trưởng tốt, cho thấy các ngân hàng đã chú trọng và chủ động trong việc huy động nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và phát triển của ngân hàng. Để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ phong phú và đặc biệt chính sách khách hàng, chính sách khuyến mãi, hậu mãi được quan tâm đúng mức. Mặt khác, vai trò quản lý điều hành lãi suất của NHNN ngày càng có tác dụng với nền kinh tế nên tình hình huy động vốn phát triển ổn định.

2.1.2 Hoạt động tín dụng

Nền kinh tế hội nhập giúp luồng vốn từ thị trường nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam, kích hoạt thị trường chứng khoán và bất động sản trong nước phát triển. Vì vậy, thúc đẩy gia tăng hoạt động tín dụng, và hoạt động đầu tư. Mặt khác, các NHTMCP NY tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát chất lượng tín dụng, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay hỗ trợ mua nhà đối với người có thu nhập thấp…

Trong hoạt động của các NHTMCP NY hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTMCP NY. Chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động vốn đã đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho các NHTMCP NY. Hầu hết, lợi nhuận hiện nay của

các ngân hàng chủ yếu từ lãi. Do đó, đòi hỏi các ngân hàng cần tăng trưởng hoạt động tín dụng tốt, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu nhằm gia tăng khả năng sinh lời cho mình. Trong giai đoạn 2007-2012, tốc độ tăng trưởng của các NHTMCP NY rất tốt.

Bảng 2.2: Cho vay TCKT, cá nhân của các NHTM NY giai đoạn 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm VCB CTG ACB EIB STB MBB SHB NVB

2007 109.762 102.191 31.811 18.452 35.378 11.469 4.184 4.357 2008 112.792 120.752 34.832 21.232 35.009 15.740 6.253 5.475 2009 141.621 163.170 62.358 38.382 59.657 29.587 12.829 9.960 2010 176.814 234,205 87.195 62.346 82.484 48.797 24.376 10.767 2011 209.418 293.434 102.809 74.663 80.539 59.045 29,161 12.915 2012 241.163 333.356 101.832 74.922 96.334 74.479 56.940 12.885

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY) Tình hình cho vay từ năm 2007 - 2012, dư nợ của các NHTMCP NY ngày càng tăng cao, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển nền kinh tế. Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng, số lượng và chất lượng tín dụng quyết định kết quả hoạt động của các NHTMCP NY. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế nói chung và trên TTCK nói riêng. Nếu NHTMCP NY không đa dạng hoá hoạt động cho vay, đa dạng hoá khách hàng, thời hạn cho vay thì không thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác.

2.1.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng như thu nhập từ hoạt động thanh toán, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ…Với lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp, uy tín thương hiệu trên TTCK, các NHTMCP NY phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cho nền kinh tế Việt Nam với hơn 88 triệu dân số, đây sẽ là hoạt động mang lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho các NHTMCP trong tương lai.

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM NY)

Hình 2.2: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012

Các NHTMCP NY có thương hiệu lớn, dịch vụ rất phát triển đã đem lại khoản lợi nhuận đáng kể như VCB, Vietinbank, ACB, Sacombank, MB, Eximbank nhưng các ngân hàng nhỏ như SHB, NVB dịch vụ còn phát triển hạn chế. Qua đó, nỗ lực trong việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ của các ngân hàng rất lớn, trong đó ghi nhận kết quả tương đối khả quan của các dòng dịch vụ bán lẻ hiện đại mà xu thuế các ngân hàng đang hướng đến trong tương lai. Đây là khoản lợi nhuận tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tương lai nếu các NHTMCP NY biết phát huy hết lợi thế của mình trên thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)