Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 34 - 39)

1.4.1 Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các NHTM Pakistan

Sehish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại NHTM Pakistan.

Tác giả sử dụng phương pháp OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất) để nghiên cứu trong thời gian từ năm 2005 - 2009 với phạm vi nghiên cứu tại 15 NHTM Pakistan.

Với phương trình:

Y = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + u Trong đó:

- Y: biến phụ thuộc bao gồm ROA, ROE, NIM, ROCE (lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần thường của cổ đông)

- Biến độc lập bao gồm X1: tổng tài sản của ngân hàng_SIZE, X2: tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản_CAPITAL, X3: tổng dư nợ trên tổng tài sản_LOAN, X4: tổng tiền gửi trên tổng tài sản_DEPOSIT, X5: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội_GDP, X6: chỉ số giá tiêu dùng_CPI, X7: vốn hóa thị trường_MC

- u là sai số Với các giả thiết:

H1a: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với SIZE H1b: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với CAPITAL H1c: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với LOAN

H1d: khả năng sinh lời của ợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ với DEPOSIT H2a: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với GDP

H2b: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với CPI H2c: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với MC

- Kết quả nghiên cứu hồi quy đối với ROA

Bảng 1.1: Kết quả tương quan ROA với các biến độc lập Đơn vị tính %

Biến Tương quan

Hằng số -12.79*

SIZE 0.641*

CAPITAI -4.560

LOAN 0.234*

DEPOSIT 0.141**

GDP 0.455*

CPI 0.161**

MC -0.016

R2 điều chỉnh 0.542

Thống kê F 4.481*

Ghi chú: * và ** có mức ý nghĩa là 1% và 5%

(Nguồn: Kết quả khảo sát ROA tại 15 NHTM Pakistan của tác giả Sehish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011))

Hệ số R bình phương điều chỉnh trong bài nghiên cứu bằng 0.54 cho thấy 54%

biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc ROA, 46% biến độc lập không giải thích cho biến phụ thuộc ROA. ROA có mối quan hệ tương quan thuận với LOAN, DEPOSIT, GDP, CPI và mối quan tương quan nghịch biến với SIZE. Như vậy, các biến độc lập SIZE, LOAN, DEPOSIT, GDP, CPI có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của của NHTM tại Pakistan.

- Kết quả nghiên cứu hồi quy đối với ROE

Bảng 1.2: Kết quả tương quan ROE với các biến độc lập Đơn vị tính %

Biến Tương quan

Hằng số -102.310*

SIZE 0.485*

CAPITAI -0.297**

LOAN 0.001

DEPOSIT 0.024**

GDP 0.245*

CPI 0.062**

MC -0.025*

R2 điều chỉnh 0.419

Thống kê F 3.912*

Ghi chú: * và ** có mức ý nghĩa là 1% và 5%

(Nguồn: Kết quả khảo sát ROE tại 15 NHTM Pakistan của tác giả Sehish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011))

Hệ số R bình phương điều chỉnh trong bài nghiên cứu bằng 0.419 cho thấy 41.9% biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc ROE, 58.1% biến độc lập không giải thích cho biến phụ thuộc ROE. ROE có mối quan hệ tương quan thuận với SIZE, DEPOSIT, GDP, CPI và mối quan tương quan nghịch biến với CAPITAL, MC. Như vậy, các biến độc lập SIZE, DEPOSIT, GDP, CPI, CAPITAL, MC có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của của NHTM tại Pakistan.

- Kết quả nghiên cứu hồi quy đối với ROCE

Bảng 1.3: Kết quả tương quan ROCE với các biến độc lập Đơn vị tính %

Biến Tương quan

Hằng số 69.666*

SIZE 0.079*

CAPITAI -0.579*

LOAN -0.331*

DEPOSIT 0.145

GDP -0.114

CPI 0.025

MC -0.040**

R2 điều chỉnh 0.485

Thống kê F 3.912*

Ghi chú: * và ** có mức ý nghĩa là 1% và 5%

(Nguồn: Kết quả khảo sát ROCE tại 15 NHTM Pakistan của tác giả Sehish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011))

Hệ số R bình phương điều chỉnh trong bài nghiên cứu bằng 0.485 cho thấy 48.5% biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc ROCE, 51.5% biến độc lập không giải thích cho biến phụ thuộc ROCE. ROCE có mối quan hệ tương quan thuận với SIZE, và mối quan tương quan nghịch biến với CAPITAL, LOAN, MC. Như vậy, các biến độc lập SIZE, CAPITAL, LOAN, MC có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM tại Pakistan.

- Kết quả nghiên cứu hồi quy đối với NIM

Bảng 1.4: Kết quả tương quan NIM với các biến độc lập Đơn vị tính %

Biến Tương quan

Hằng số 0.150

SIZE -0.320

CAPITAI -0.412**

LOAN -0.085*

DEPOSIT 0.145

GDP -0.0098*

CPI 0.0337*

MC 0.125

R2 điều chỉnh 0.385

Thống kê F 2.912*

Ghi chú: * và ** có mức ý nghĩa là 1% và 5%

(Nguồn: Kết quả khảo sát NIM tại 15 NHTM Pakistan của tác giả Sehish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011))

Hệ số R bình phương điều chỉnh trong bài nghiên cứu bằng 0.385 cho thấy 38.5% biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc NIM, 61.5% biến độc lập không giải thích cho biến phụ thuộc NIM. NIM có mối quan hệ tương quan thuận với LOAN, CPI và mối quan tương quan nghịch biến với CAPITAL, GDP. Do đó, các biến độc lập LOAN, CAPITAL, GDP, CPI có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Pakistan.

Như vậy, bài nghiên cứu cho thấy các nhân tố từ hoạt động như vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, số dư tiền gửi và các nhân tố vĩ mô như tốc độ

phát triển kinh tế, lạm phát, vốn hóa thị trường đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM.

1.4.2 Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các NHTM Malaysia

Ong Tze San và Teh Boom Heng (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại NHTM Malaysian.

Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính với thời gian nghiên cứu từ năm 2003 - 2009 tại 20 NHTM Malaysia.

Với phương trình:

Y = X0 + X1(EA) + X2(LLR) + X3(COSR) + X4(LIQ) + X5(SIZE) + X6(GDP) + X7(CPI)

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc bao gồm ROA, ROE, NIM

Biến độc lập bao gồm X1: tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản_EA, X2: dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ_LLR, X3: chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động_COSR, X4: tài sản dự trữ trên nợ ngắn hạn phải trả_LIQ, X5: tổng tài sản của ngân hàng _SIZE, X6: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội_GDP, X7: chỉ số giá tiêu dùng_CPI)

Với các giả thiết:

H1: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với EA H2: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với LLR H3: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với COSR H4: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với LIQ H5: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với SIZE H6: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với GDP H7: khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ với CPI

- Kết quả nghiên cứu

Bảng 1.5: Kết quả tương quan ROA, ROE, NIM với các biến độc lập Đơn vị tính %

Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số thống kê

ROA 0.591 0.349 0.315 0.44652

ROE 0.469 0.220 0.178 7.59306

NIM 0.565 0.319 0.283 1.50428

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại 20 NHTM Malaysia Ong Tze San và Teh Boom Heng (2012))

Trong ba mô hình nghiên cứu trên, ROA có hệ số xác định R2 cao nhất là 0.349, có nghĩa là có 34.9% ROA được giải thích bởi 7 biến độc lập và 65.1%

không được giải thích. Tương tự ROE có hệ số xác định R2 0.220, NIM có hệ số xác định R2 0.319. Từ phân tích trên ROA là phương pháp tin cậy nhất đo lường khả năng sinh lời của NHTM. Theo Rivard và Thomad (1997), Golin (2001) cho rằng ROA là phương pháp đo lường khả năng sinh lời tốt nhất so với ROE, NIM.

Nghiên cứu ROA cho thấy có 4 biến có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Malaysia là EA, LLR, COSR, LIQ. Nghiên cứu ROE cho thấy có 1 biến có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Malaysia là SIZE. Nghiên cứu NIM cho thấy có 3 biến có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Malaysia là LLR, COSR, LIQ. Cuối cùng, các biến vĩ mô như GDP, CPI không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Malaysia. Như vậy, bài nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời của NHTM bị ảnh hưởng bởi các nhân tố từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô thì không có ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)