Lợi nhuận hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.2 Thực trạng khả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam

2.2.1 Lợi nhuận hoạt động

Trong môi trường kinh doanh quốc tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có cơ hội mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới, đầu tư ra nước ngoài cũng tăng trưởng đáng kể, là cơ hội để các NHTMCP NY gia tăng doanh số vì họ sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của ngân hàng, góp phần làm gia tăng lợi nhuận .Vốn chủ sở hữu của một NHTMCP NY là thước đo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nhờ có nguồn vố ừ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạ

ức tăng trưởng vốn chủ sở hữu

chậm hơn là do không có phần thặng dư vốn cổ phần. Trong những năm gần đây, các NHTMCP tăng cường bán cổ phần cho đối tác nước ngoài như Vietinbank ký kết hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp đồng hợp tác toàn diện với Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ trở thành nhà đầu tư chiến lược, sở hữu 20% cổ phần của Vietinbank, VCB cũng bán thành công 15% cổ phần cho một ngân hàng khác của Nhật Bản là Mizuho, Mizuho không chỉ là đối tác chiến lược đầu tiên mà còn là đối tác chiến lược duy nhất của VCB, năm 2007 Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group đã mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD….Vì thế, các NHTMCP NY có cơ hội học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc có ít kinh nghiệm như kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý rủi ro hay các quy định quốc tế trong hoạt động ngân hàng, tránh xảy ra các rủi ro không đáng có, gây tổn thất tài sản của ngân hàng cũng như của khách hàng. Bên cạnh đó, mặt trái của quá trình hội nhập làm cho các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống phân phối. Sau một thời gian hoạt động, các ngân hàng nước ngoài trở nên ngày càng am hiểu về thị trường Việt Nam, về văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn 2008 – 2012, các NHTMCP NY gia tăng vốn chủ sở hữu bằng nhiều biện pháp, điều này gây áp lực cho lợi nhuận.

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản không thanh khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh toán. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững.

Hiểu rõ vấn đề các NHTMCP NY ra sức phát triển hoạt động kinh doanh, tăng cường cung cấp các sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng tổ chức cũng như khách hàng cá nhân nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Do cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm ăn thua lỗ, phá sản, hoạt động sản xuất kinh doanh

trong nước gặp khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn, gia tăng chi phí hoạt động. Chính vì vậy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng thu được từ các hoạt động cũng giảm đáng kể.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.3: Lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY)

VCB, Vietinbank, MB là những ngân hàng gia tăng lợi nhuận đều qua các năm với mức tăng trưởng tương tối cao trong khi năm 2012, ACB, SHB, NVB sụt giảm do nhiều nguyên nhân như ACB xảy ra nhiều biến cố, Habubank sáp nhập với SHB làm cho cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Điều này cho thấy chất lượng tài sản ngân hàng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc tối đa lợi nhuận trong giai đoạn kinh tế khó khăn là một bài toán nan giải, đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phát triển ngân hàng cần thận trọng, đề ra các kế hoạch kinh doanh hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế và các chính sách phát triển quốc gia của Nhà nước.

Bảng 2.3: ROA của các NHTMCP NY tại Việt Nam từ năm 2007-2012 Đơn vị tính: %

Năm VCB CTG ACB EIB STB MBB SHB NVB

2007 1.21 0.69 2.06 1.37 2.16 1.66 1.03 0.75 2008 0.67 0.93 2.10 1.47 1.40 1.59 1.33 0.52 2009 1.53 0.52 1.31 1.73 1.61 1.59 1.16 0.76 2010 1.37 0.93 1.14 1.38 1.27 1.56 0.97 0.78 2011 1.14 1.36 1.14 1.66 1.45 1.38 1.06 0.74 2012 1.06 1.22 0.42 1.26 0.65 1.31 0.02 0.01

(Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTMCP NY )

Trong môi trường kinh doanh quốc tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có cơ hội mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới, đầu tư ra nước ngoài cũng tăng trưởng đáng kể, là cơ hội để các NHTMCP gia tăng doanh số vì họ sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của ngân hàng, góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho các NHTMCP. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2007-2011, ROA đều tăng và trong năm 2012, do ảnh hưởng của kinh tế, nợ xấu tăng cao, làm cho thu nhập sau thuế của ngân hàng giảm mạnh dẫn đến ROA sụt giảm. Riêng ACB, trong năm 2012 có nhiều biến cố làm giảm lượng huy động vốn, lợi nhuận sau thuế giảm, do đó, làm giảm ROA.

Vốn chủ sở hữu của một NHTMCP NY

trưởng vốn chủ sở hữu chậm hơn là do không có phầ

trích lập dự phòng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Bảng 2.4: ROE của các NHTMCP NY tại Việt Nam từ năm 2007-2012 Đơn vị tính: %

Năm VCB CTG ACB EIB STB MBB SHB NVB

2007 17.69 10.80 28.12 7.36 19.02 13.88 5.82 12.91 2008 10.74 14.63 28.46 5.54 12.31 17.85 8.59 5.31 2009 23.47 10.13 21.78 8.48 15.84 17.73 13.18 12.21 2010 20.39 18.71 20.52 13.40 13.19 19.28 11.82 7.76 2011 14.65 21.92 26.82 18.64 14.29 25.38 12.91 5.18 2012 10.60 18.29 5.95 13.53 7.36 17.04 0.27 0.08

(Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTMCP NY)

Mức sinh lời ROA, ROE của NHTMCP NY tại Việt Nam ngày càng được cải thiện nhưng trong năm 2012 sụt giảm do tỷ lệ nợ xấu tăng cao và các yếu tố khác như mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến hạn chế, tỷ lệ giao dịch tự động còn thấp nên năng suất lao động kém, cơ cấu thu nhập của các còn chưa hợp lý, chỉ có khoảng 10% là từ dịch vụ, trong khi khả năng sinh lời từ hoạt động dịch vụ cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng

Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng, rủi ro về việc gia tăng nợ xấu và sự suy giảm trong chất lượng danh mục cho vay của các NHTMCP NY gia tăng. Mặt khác, các ngân hàng trong nước chưa có cơ chế quản lý rủi ro và hệ thống thông tin hiện đại, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc mở cửa thị trường tài chính làm các NHTMCP NY phải đối mặt với nhiều rủi ro thị trường: rủi ro về giá, tỷ giá và lãi suất và các rủi ro hệ thống, bắt nguồn từ sự lan truyền của các cuộc khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới, chính sách quản lý rủi ro tín dụng không đi kèm với việc tăng trưởng tín dụng, chỉ mang tính hình thức, thiếu độc lập khách quan, phân loại nợ, thống kê thông tin tín dụng chưa đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Hệ quả tất yếu là tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Chính vì vậy, lợi nhuận ngân hàng giảm một cách đáng kể do chi phí dự phòng rủi ro tăng cao.

Bảng 2.5: Thu nhập lãi thuần của các NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm VCB CTG ACB EIB STB MBB SHB NVB

2007 4.099 4.683 1.315 684 1.151 633 89 76

2008 3.695 7.189 2.728 1.319 1.146 1.720 160 212 2009 6.498 4.450 2.800 1.975 2.303 1.838 615 287 2010 8.188 12.089 4.164 2,881 3.890 3.519 1.215 490 2011 12.421 20.048 6.607 5.304 5.842 5.222 1.897 740 2012 10.954 18.420 6.920 4.901 6.497 6.603 1.876 732

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY)

Do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao, dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP NY rất lớn, dư nợ cho vay tăng nhanh trong năm 2007- 2011 nhưng năm 2012 tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 2007 -2011 của các NHTM khoảng trên 10%/năm, hơn nữa, tốc độ tăng trưởng cao diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, đi đôi với năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế trong một môi trường kinh doanh đầy rủi ro có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, và đây là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian gần đây.

Bảng 2.6: Dƣ nợ xấu các NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm VCB CTG ACB EIB STB MBB SHB NVB

2007 3.230 1.042 26 162 81 117 21 7

2008 5.202 2.188 311 1.000 208 288 119 159

2009 3.499 999 255 703 384 467 323 245

2010 5.005 1.540 293 885 444 612 340 240

2011 4.258 2.206 918 1.202 463 938 651 377

2012 5.790 4.889 2.526 988 1.973 1.372 5.014 727 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY)

Dơ nợ xấu ngày càng tăng qua các năm, VCB, Vietinbank có dư nợ xấu tăng cao hơn các ngân hàng khác vì dư nợ cho vay khách hàng của VCB, Vietinbank chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế. Riêng SHB có nợ xấu tăng cao đột biến do

Habubank sáp nhập vào và nợ xấu cũng tăng cao dẫn đến lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng này sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan nợ xấu tăng cao phần lớn do khả năng trả nợ của các khách hàng ngày một kém đi khi kinh tế tiếp tục suy thoái, cầu tiêu dùng yếu và nguyên nhân chủ quan do khách hàng vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết, thông tin bất cân xứng của ngân hàng và khách hàng, khách hàng cố tình đưa ra những thông tin tốt về tình hình hoạt động kinh doanh, còn những thông tin bất lợi thì che giấu hoặc cung cấp không đầu đủ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xem xét cho vay, do đó, chất lượng tín dụng giảm sút. Vì vậy, nợ xấu là bài toán mà các ngân hàng cần phải có chính sách thu hồi nợ hợp lý nhằm phát triển bền vững trong tương lai.

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP NY)

Hình 2.4: tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP NY giai đoạn 2007-2012 Tỷ lệ nợ xấu của SHB, NVB chiếm tỉ lệ lớn, trong khi tổng tài sản thấp so với các NHTMCP NY khác, vì vậy, dự phòng rủi ro của SHB, NVB cần phải trích lập ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận. Nợ xấu hiện nay các NHTMCP NY đang gánh chịu là hệ quả của việc các ngân hàng đã có một thời gian dài chạy theo lợi nhuận bằng việc duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng cao qua nhiều năm. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao là do để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng đã nới lỏng việc quản trị rủi ro, để có thể đẩy mạnh trong việc giải ngân, thiếu đánh giá và dự báo dẫn đến việc cho vay các ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, tiêu dùng tín chấp… Bên cạnh đó, công tác quản lý tín dụng còn nhiều bất cập, đặc

biệt là trong khâu giám sát và quản lý vốn vay, năng lực thẩm định, phê duyệt trước khi cấp tín dụng của các ngân hàng còn hạn chế. Việc các ngân hàng bỏ qua các chuẩn mực trong việc cho vay đã gây hậu quả là tỷ lệ nợ xấu cho các NHTMCP NY tăng cao. Nợ xấu phát sinh sẽ rất khó để giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn.

Vì vậy, lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)