CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại NHTMCP NY tại Việt Nam
2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các NHTMCP NY thông qua tỷ số ROA
Bảng 2.7: Thống kê mô tả các biến ROA, EA, LLR, COSR, LIQ, SIZE, GDP, CPI
Đơn vị tính %, tỷ đồng
ROA EA LLR COSR LIQ SIZE GDP CPI
Giá trị trung
bình 1.12 11.14 0.59 42.48 35.85 102,271 6.96 10.25 Độ lệch chuẩn 0.50 8.57 0.55 11.45 12.55 114,321 1.23 5.66 Giá trị nhỏ nhất 0.01 3.80 0.05 22.98 9.31 126 5.03 3
Giá trị lớn nhất 2.16 39.56 2.86 87.63 62.35 503,530 8.46 22.92
(Nguồn: Phụ lục 2)
Giá trị trung bình ROA của 8 NHTMCP NY tại Việt Nam là 1.12, giá trị lớn nhất là 2.16, giá trị nhỏ nhất là 0.01. Các giá trị này tương đối cao.Theo báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2012 thì VCB, Vietinbank, ACB, Eximbank, MB, Sacombank thuộc nhóm 9 ngân hàng có mức xếp hạng năng lực cạnh tranh cao nhất. Điều này chứng tỏ, năng lực cạnh tranh của 8 NHTMCP NY rất tốt.
- Kiểm định mối tương quan giữa ROA và các biến độc lập EA, LLR, COSR, LIQ, SIZE, GDP, CPI.
Bảng 2.8: Ma trận tương quan của ROA với các biến EA, LLR, COSR ,LIQ, GDP, CPI
Đơn vị tính %
ROA EA LLR COSR LIQ SIZE GDP CPI
Hệ số tương
quan Pearson 0.211 -.284* -.574** .306** 0.017 0.065 0.125 Mức ý nghĩa 0.06 0.011 0 0.006 0.883 0.568 0.271 Ghi chú: * và ** có mức ý nghĩa là 5% và 1%
(Nguồn: Phụ lục 3) Với mức ý nghĩa 5%, ROA có tương quan thuận với LIQ, tương quan nghịch với LLR, COSR, các biến độc lập EA, SIZE, GDP, CPI không có mối quan hệ với ROA. Do đó, chỉ có biến LLR, COSR, LIQ có mối quan hệ với ROA hay nói cách khác có ảnh hưởng đến ROA.
Kosmidou et al (2006) nghiên cứu cho rằng có mối tương quan nghịch ROA với COSR, điều đó có nghĩa là khi một ngân hàng có chi phí hoạt động quá cao, làm giảm lợi nhuận chính vì thế ảnh hưởng đến ROA.
Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Nếu một ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh, thì ngân hàng đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Tỉ lệ trích lập dự phòng về tổn thất cho vay trên tổng dư nợ là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng
sinh lời, do phải trích lập dự phòng trích lập, dẫn đến LLR cao, điều này ảnh hưởng cho ROA, làm giảm ROA.
Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở NHNN và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lượng các tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Thực tế chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh toán là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của khách hàng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. Chính vì vậy, khả năng thanh toán trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, LIQ cao có nghĩa ngân hàng có khả năng cải thiện được tình hình lợi nhuận.
- Khảo sát mô hình hồi quy tuyến tính ROA với LLR, COSR, LIQ Bảng 2.9: Mô hình hồi quy của ROA
Đơn vị tính %
Mô hình
Hệ số tương quan R
R2 R2 điều chỉnh Sai số thống kê
Kiểm định phần dư Durbin- Watson
1 .627a 0.393 0.369 0.39923 1.875
(Nguồn: Phụ lục 3) Kết quả kiểm định Durbin-Watson = 1.875, nghĩa là không có mối tương quan giữa các phần dư (trong kinh tế lượng kết quả kiểm định Durbin-Watson tốt nhất là từ 1 đến 3). Hê số R2 điều chỉnh =0.369 có nghĩa là 36,9% các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc ROA, 63.1% biến phụ thuộc chưa giải thích được ROA trong mô hình hồi quy nghiên cứu.
Bảng 2.10: Kiểm định ANOVA đối với ROA
Đơn vị tính % Phương pháp Độ lệch bình
phương bình quân Phân phối F Mức ý nghĩa
Hàm hồi quy 2.616 16.415 .000
Phần dư 0.159
(Nguồn: Phụ lục 3) Giá trị kiểm định phân phối F = 16.415 tương ứng với mức ý nghĩa 0% bác bỏ giả thiết mô hình hồi quy không phù hợp. Vì vậy, kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.
Bảng 2.11 Kết quả hồi quy của ROA
Đơn vị tính %
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa Đo lường đa cộng tuyến
Mức ý nghĩa B Sai số
thông kê
Độ chấp nhận của biến
Hệ số phóng đại phương sai
Hằng số 2.149 .277 .000
LLR -.211 .084 .939 1.065 .014
COSR -.024 .004 .881 1.136 .000
LIQ .003 .004 .830 1.204 .519
(Nguồn: Phụ lục 3) Độ chấp nhận của biến độc lập đều nhỏ hơn 1, hệ số phóng đại phương sai biến độc lập >1, có nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay nói cách khác các biến độc lập không có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
Hàm hồi quy của ROA như sau:
ROA = 2.149 – 0.211LLR – 0.024COSR (2.1)
Trong phương trình hồi quy ta thấy LIQ có mức ý nghĩa = 51.9% có nghĩa là LIQ không có ảnh hưởng đến ROA. Nhưng khi kiểm định mối tương quan LIQ và ROA thì có tương quan với nhau, nhưng hồi quy không có ý nghĩa là do mối tương quan LLR, COSR mạnh hơn LIQ nên đã giải thích kết quả cho LIQ. Như vậy, có thể hàm hồi quy ROA theo LIQ là hàm hồi quy phi tuyến.
Bảng 2.12: Khảo sát mô hình hồi quy phi tuyến ROA với LIQ Đơn vị tính % Phương trình R2 Kiểm định F Hằng số b1 b2 b3 Mức ý nghĩa
Tuyến tính .094 8.063 .676 .012 .006
Logarit .124 11.003 -.490 .457 .001
Hàm nghịch .140 12.723 1.511 -12.215 .001
Hàm bậc hai .138 6.166 -.069 .057 .000 .003
Hàm bậc ba .140 4.137 -.396 .091 -.002 0.00 .009
Hàm mũ .151 13.889 .039 .896 .000
(Nguồn: Phụ lục 3)
Kiểm định phân phối f của hàm mũ = 13.889 là cao nhất, như vậy hồi quy phi tuyến của ROA và LIQ là:
ROA_LIQ = 0.039 x LIQ0.896 (2.2)
Bảng 2.13: Kết quả hồi quy ROA với ROA_LIQ, LLR, COSR Đơn vị tính %
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa Đo lường đa cộng tuyến
Mức ý nghĩa B Sai số
thông kê
Độ chấp nhận của biến
Hệ số phóng đại phương sai
Hằng số 2.132 .290 .000
ROA_LIQ .110 .163 .828 1.208 .001
COSR -.211 .084 .941 1.063 .014
LIQ -.023 .004 .875 1.142 .000
(Nguồn: Phụ lục 3) Kết quả hồi quy được viết như sau:
ROA = 2.132 +0.11ROA_LIQ – 2.11LLR - 0.023COSR
ROA = 2.132 +0.11(0.039 x LIQ0.896) – 2.11LLR -0.023COSR
ROA = 2.132 +0.11(0.039 + LIQ0.896) – 2.11LLR - 0.023COSR
ROA = 2.13629 + 0.11LIQ0.896 – 2.11LLR - 0.023COSR (2.3)
Như vậy, LLR, COSR tương quan nghịch với ROA, LIQ tương quan thuận với ROA. Nếu khi tăng 1% COSR thì ROA thay đổi trung bình 0.023% trong trường hợp các biến khác không đổi. Kết quả nghiên cứu ROA cho thấy:
- Nếu ngân hàng sử dụng nhiều chi phí trong hoạt động sẽ làm lợi nhuận giảm.
- Nếu ngân hàng có nhiều nợ xấu dẫn đến phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều thì lợi nhuận giảm.
- Nếu ngân hàng có tỷ số thanh khoản cao thì lợi nhuận tăng thấp.