PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 31)

1. Khái niệm nghiên cứu 1.1 Công tác xã hội

Công tác xã hội được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, phụ nữ bị buôn bán, trẻ bị lạm dụng, người già neo đơn, trẻ em lang thang... Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dưới đây là một số định nghĩa cơ bản về CTXH:

Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia Nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW - 1970) nhấn mạnh đến mục tiêu trợ giúp các nhóm yếu thế của công tác xã hội trong quan niệm của mình khi cho rằng: Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đó [21, 10].

Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp CTXH Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là nguyên tắc căn bản của CTXH [21].

Định nghĩa của Tổ chức Foundation ot Social Work Practice lại nhấn mạnh đến tư cách là một khoa học được ứng dụng để trợ giúp con người của công tác xã hội: Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa [21, 10], [25].

Theo tác giả Nguyễn Hồi Loan “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [21, 11].

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các các nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội” [22, 19].

Từ các nội dung định nghĩa nêu trên, có thể tóm lược: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các các nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

1.2 Công tác xã hội cá nhân

Theo Farley O. W. (2000): Công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là

hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối hệ một-một’.

Công tác xã hội cá nhân là một quá trình và là một phương pháp mà nhân viên công tác xã hội vận dụng để tác động đến cả người có vấn đề xã hội (bị mất hoặc yếu về chức năng xã hội).

Các thành phần trong công tác xã hội cá nhân bao gồm:

+ Con người: gồm thân chủ và nhân viên xã hội;

+ Vấn đề của thân chủ;

+ Cơ quan giải quyết vấn đề;

+ Công cụ tiến trình giải quyết vấn đề;

Theo những kiến thức tôi có được thì CTXH cá nhân là phương pháp giúp đỡ cá nhân có vấn đề về chức năng tâm lý xã hội. Nó đi sâu vào tiến trình giải quyết vấn đề gồm 7 bước. Đó là xác định vấn đề, thu thập thông tin, thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, thực hiện kế hoạch, lượng giá (tiếp tục giúp đỡ hay chấm dứt) và cuối cùng là kết thúc ca. Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong quá trình giúp đỡ, có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ kiện, thẩm định và lượng giá. Đây là một tiến trình mà tôi áp dụng vào thực hành cá nhân trên TC mà tôi nghiên cứu.

1.3 Hỗ trợ tâm lý

Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thể giới khách quan vào não, được não phản ánh, được nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của con người.

Hỗ trợ tâm lý là một quá trình trợ giúp cá nhân gặp vấn đề liên quan tới tâm lý, tình cảm và cảm xúc, trong đó người thực hiện hỗ trợ sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với đối tượng (còn được gọi là thân chủ) nhằm giúp họ nhận thức được bản thân, vấn đề và nguồn lực, qua đó xác định giải pháp để giải quyết vấn đề tâm lý một cách có hiệu quả.

1.4 Trẻ em

Theo công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn” [9].

Theo Luật Trẻ em ra ngày 05 tháng 04 năm 2016 thì Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Người từ 16 tuổi đến 18 tuổi là người chưa thành niên.

1.5 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

* Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng [11,1].

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những đặc điểm sau:

- Thể chất và tinh thần không bình thường: đó là các trẻ em có khuyết tật về thể chất, tinh thần;

- Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với trẻ em bình thường.

* Phân loại:

Căn cứ vào hoàn cảnh của trẻ em ở Việt nam mà có thể chia trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thành các nhóm sau:

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng .

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những đặc điểm sau:

- Thể chất và tinh thần không bình thường: đó là các trẻ em có khuyết tật về thể chất, tinh thần.

- Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Căn cứ vào hoàn cảnh của trẻ em ở Việt nam mà có thể chia trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thành 10 nhóm sau:

- Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi;

- Trẻ em bị khuyết tật;

- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

- Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.

- Trẻ em phải làm việc xa gia đình;

- Trẻ em lang thang;

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w