Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ tâm lý

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 105)

Xuất phát từ tình hình triển khai thực tiễn nghề công tác xã hội tại Quảng Ninh, các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh phải được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện từ chính sách, cơ chế, biện pháp, mô hình theo quan điểm xã hội hóa, gia đình - cộng đồng - Nhà nước - bản thân đối tượng cùng tham gia, đồng thời nó phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như những cam kết hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực công tác xã hội này. Vì vậy các giải pháp sẽ thực hiện cụ thể như sau:

Đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp Lãnh đạo, cộng đồng dân cư về nghề công tác xã hội; Các hoạt động, nhiệm vụ công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hoạt động truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, thông tin bằng tờ rơi, băng zôn, áp phích, pano; Qua các phương tiện thông tin đại chúng; In các sách báo, cẩm nang. Chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn, tuyên truyền nhóm cho cộng đồng dân cư về các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với lĩnh vực công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại những vùng dân tộc ít người, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gia tăng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là ở nhóm trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em nghiện ma túy và trẻ em bị xâm hại tình dục. Có sự cam kết của chính quyền địa phương

trong công tác chỉ đạo và bố trí nguồn lực hằng năm để đảm bảo thực hiện tốt các chương trình, hoạt động công tác xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

Tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức giao ban định kỳ, giao ban theo chuyên đề để phát huy có hiệu quả cao nhất của cơ quan thường trực chỉ đạo, điều hành hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh là Ban chỉ đạo đề án phát triển nghề công tác xã hội và Ban điều hành hệ thống bảo vệ chăm sóc trẻ em. Xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch công tác xă hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động, mục tiêu, chương trình công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

Đẩy mạnh công tác tham mưu với các cơ quan Trung ương để nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật công tác xã hội để đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho sự phát triển của nghề công tác xã hội và hoạt động của nhân viên công tác xã hội; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn xác định trẻ em rối nhiễu tâm trí, trẻ em tự kỷ là một nhóm trẻ khuyết tật, để được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật; Ban hành và hướng dẫn quy trình thực hiện các hoạt động can thiệp, trị liệu, quản lý trường hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã làm công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng; Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn các kỹ năng làm việc, can thiệp, trị liệu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Kế hoạch công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020; Đề án phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội các cấp (bao gồm hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội: Trung tâm Công tác xã hội cấp tỉnh; Trung tâm Công tác xã hội cấp huyện;

Văn phòng Công tác xã hội cấp xã, trong bệnh viện, trong trường học; Hệ thống

nhân viên hoạt động công tác xã hội các cấp từ cấp tỉnh xuống thôn, bản); Quyết định mở rộng nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng; Ban hành cơ chế phối hợp thực hiện các hoạt động công tác xã hội giữa hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội với các sở, ban, ngành và địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động công tác xã hội để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trong các trường hợp các em cần sự bảo vệ khẩn cấp;

Chủ động bố trí kinh phí địa phương hằng năm để đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhất là thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên: Mở rộng và chuyên nghiệp các hoạt động công tác xã hội nhằm để trợ giúp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng; tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình; kết nối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để cùng giải quyết vấn đề khó khăn cho trẻ; cung cấp các kiến thức kỹ năng sống cho trẻ; các kỹ năng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha, mẹ/người nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại chưa được phổ biến và thường xuyên; các hoạt động can thiệp hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại tình dục, bị buôn bán qua biên giới, trẻ em bị bóc lột sức lao động, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em nghiện ma túy;

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua các lớp, chương trình tập huấn của các tổ chức Quốc tế, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, của địa phương để triển khai có hiệu quả các kế hoạch, Ðề án can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Xây dựng và hình thành đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, tâm huyết, yêu nghề để tư vấn, can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các cơ sở trợ giúp trẻ em và tại cộng đồng;

Mở rộng và nâng cao hơn nữa các dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các Trường Giáo dưỡng và Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, để giúp giải quyết những khó khăn về tâm lý; cung

cấp các kiến thức, kỹ năng sống cho các em; tham vấn để gắn kết tình cảm gia đình; biện hộ cho các em khi xảy ra những vấn đề bất lợi;

Đẩy mạnh phong trào toàn xã hội tham gia các hoạt động công tác xã hội để bảo vệ, can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua việc hình thành hệ thống các cơ sở hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khi có nhu cầu, các gia đình sẵn sàng nhận nuôi, chăm sóc có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các cơ sở tư vấn, chăm sóc, trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, trẻ em tự kỷ; thông qua Tháng hành động vì trẻ em, các hoạt động Ngày quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu...

Thực hiện xã hội hoá trong các chương trình mục tiêu dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Phát triển và sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh tế, xã hội ủng hộ cho các hoạt động công tác xã hội để bảo vệ, can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tăng cường hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trên cả 3 lĩnh vực: kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính, qua đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều phương pháp tiếp cận mới, kinh nghiệm hay nguồn lực và các chuyên gia giỏi để thực hiện các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp hơn, đảm bảo tiến trình nghiệp vụ nhằm can thiệp - hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả cao hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 chúng tôi đã mô tả tiến trình thực hiện công tác xã hội cá nhân với 01 thân chủ là trẻ mồ côi bị bạo hành. Chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật can thiệp trong công tác xã hội cá nhân và trong tham vấn, trị liệu để tiến hành hỗ trợ tâm lý cho thân chủ giúp thân chủ giải tỏa cảm xúc, suy nghĩ tích cực. Trong chương này chúng tôi muốn mô tả rõ nhất từ việc tiếp xúc, thu thập thông tin, xác định vấn đề, lên kế hoạch can thiệp, tiến hành tham vấn trị liệu và lượng giá, kết thúc ca. Qua các bước chúng tôi đã vẽ được cây vấn đề, sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ của thân chủ. Đó cũng là những kết quả giúp việc hỗ trợ tâm lý cho thân chủ được hiệu quả nhất.

KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w