3. Lý thuyết áp dụng
3.1 Lý thuyết nhu cầu
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành bậc thang nhu cầu của con người từ thấp đến cao, các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình kim tự tháp.
Tháp nhu cầu Abraham Maslow
Vận dụng thuyết nhu cầu trong công tác xã hội cá nhân: hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow khi xác định được những nhu cầu nào là quan trọng và cần được đáp ứng đầu tiên, nhân viên công tác xã hội sẽ có cơ sở để thiết lập kế hoạch can thiệp và huy động các nguồn lực liên quan đặc biệt là
quá trình trợ giúp thân chủ trong việc đáp ứng và tự đáp ứng một cách bền vững những nhu cầu còn thiếu hụt.
Theo thuyết nhu cầu của Maslows, để nhận biết nhu cầu và hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau trong nhân cách của trẻ, đặc biệt là trẻ em có HCĐB, đòi hỏi nhân viên xã hội phải đứng trên quan điểm phát triển, đặc biệt là khi làm việc với trẻ em đang khủng hoảng. Điều quan trọng là cần quan tâm đến những điều kiện vật chất và môi trường xã hội xung quanh trẻ cũng như có sự trao đổi thích hợp để hiểu quan điểm và thế giới riêng của trẻ. Sự hiểu biết về các nhu cầu của trẻ sẽ giúp người chăm sóc và nhân viên xã hội giải quyết được các vấn đề của trẻ đang khủng hoảng một cách thích hợp.
Trẻ em được sinh ra với những nhu cầu sinh lý, tình cảm và nhận thức như nhau. Nếu nhìn sự phát triển của trẻ qua các nền văn hóa khác nhau, nhân viên xã hội sẽ dễ cho rằng những nhu cầu này có tính chất toàn cầu. Nên lưu ý là mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa sẽ đáp ứng những nhu cầu của trẻ với những phương cách phù hợp trong những điều kiện tinh thần, kinh tế, xã hội và chính trị khác nhau. Nhân viên xã hội dùng sự giải thích các nhu cầu của trẻ như một công cụ để xem xét vị trí và môi trường của trẻ. Những nhu cầu căn bản của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
Nhu cầu sinh lý - sinh học
Nhu cầu sinh lý hay được gọi là nhu cầu cơ thể bao gồm ăn, uống, vệ sinh thân thể, các hoạt động sinh lý, ở, mặc, sức khỏe… Qua đó, trẻ em cần một khoảng không gian và những cơ hội để vận dụng, vui chơi, đặc biệt trong các trung tâm, cơ sở hoặc những nơi trẻ đang được chăm sóc tạm thời. Nơi mà những đòi hỏi về không gian tự nhiên, những nhu cầu về tình cảm, hoạt động hầu như ít được quan tâm đến.
Điều này trẻ không được giải bày khi bị phê phán, xem xét trong và sau thời kỳ khủng hoảng. Có nhiều trường hợp, ngay cả nơi cư trú của trẻ em cũng không có đủ không gian và cơ hội vui chơi để có thể phát triển cảm xúc, ý thức của trẻ. Trẻ em cần một không gian đủ để cảm nhận sự vận động cơ thể khi ở nhà, có kinh nghiệm làm chủ cơ thể của mình và từ đó có thể hình thành
những mối quan hệ nhất
Nhu cầu được an toàn và yêu thương
Trẻ em cần người chăm sóc yêu thương từ thời thơ ấu. Có thể không nhất thiết đó phải là người mẹ đẻ mà điều quan trọng là trẻ cần được quan tâm một cách riêng biệt, trực tiếp, xuất phát từ nhiệt tâm và tình cảm của người chăm sóc một cách ổn định. Những quan hệ tình cảm mà đứa trẻ có được từ thời thơ ấu sẽ tạo cho trẻ tin tưởng và cảm giác thật sự an toàn, giúp trẻ đón nhận và đóng góp cho sự phát triển xã hội sau này.
Bên cạnh sự yêu thương , trẻ em cũng cần sự an toàn. Điều này có được khi:
- Trẻ được sống trong một môi trường ít biến động, giúp trẻ có thể làm những công việc giống nhau và những phương pháp giống nhau tại những thời điểm tương tự trong ngày, giúp trẻ có thể dự đoán được những gì xảy ra trong tương lai gần với mực độ tương đối chắc chắn.
- Trẻ nhận được sự chấp nhận của người lớn (cha mẹ, người chăm sóc thay thế…) trong việc đánh giá hành vi của mình: được tán thưởng hay không được đồng tình.
Nhu cầu được thừa nhận, tôn trọng
Nếu đứa trẻ có hình ảnh tích cực về bản thân, trẻ có thể đương đầu với nhiều áp lực từ cuộc sống. Do đó, để giúp trẻ nhận rõ giá trị của chính mình, nhân viên xã hội nên chấp nhận trẻ như nó vốn có, nhìn thấy khả năng của trẻ hơn là chỉ quan tâm đến những khuyết điểm của trẻ. Nhân viên xã hội phải giúp tạo nơi trẻ cảm giác được chấp nhận. Khi cố gắng thay đổi hành vi của trẻ, nhân viên xã hội phải phân biệt được những hành vi không phải của chính trẻ, ghi nhận vị trí và làm tăng tính tự tin, nghị lực của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khăn mỗi khi vấp phải.
Nhu cầu về được quý trọng
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
Nhu cầu được thể hiện mình
Đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Maslow nói về nhu cầu này như sau: Đó chính là việc tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow vào đề tài nghiên cứu, xem xét nhu cầu của các em mồ côi ở đây là gì? Khi giúp đỡ trẻ Nhân viên CTXH cần phải xác định được nhu cầu cảm nhận (felt need) và nhu cầu cần (they need). TECHCĐB có những nhu cầu: nhu cầu được hỗ trợ, nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu được trị liệu và nhu cầu được phục hồi. Trên cơ sở những nhu cầu như vậy để xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch can thiệp hỗ trợ và triển khai thực hiện các hoạt động can thiệp hỗ trợ thì nhu cầu nào là nhu cầu ưu tiên giải quyết trước, nhu cầu nào thì giải quyết sau để giải quyết phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như đặc điểm tâm sinh lý của các em.