Về điều kiện sinh hoạt và hoàn cảnh sống

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 55)

3. Thực trạng công tác hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

3.3 Về điều kiện sinh hoạt và hoàn cảnh sống

Đối với nhóm trẻ em hiện sống cùng gia đình

Gia đình của trẻ em nói chung thuộc nhiều loại hình khác nhau. Một nửa số trẻ em được sống trong gia đình toàn vẹn có cả cha và mẹ còn lại là gia đình không toàn vẹn. Trong số gia đình không toàn vẹn thì có tới 36.5.% trẻ em sống trong gia đình thay thế. Các em không được sống cùng cha và mẹ và người nuôi dưỡng, chăm sóc các em là ông bà, anh chị ruột hoặc người họ hàng hoặc những người hảo tâm. Trong số gia đình toàn vẹn còn có 15.9% trẻ hiện phải sống trong gia đình khuyết thiếu (chỉ có cha hoặc mẹ sống cùng và nuôi dưỡng trẻ). (xem bảng 1)

Bảng 1. Loại hình gia đình

ĐVT: % STT Loại gia đình Số lượng Tỷ lệ % Xếp thứ bậc

1 Gia đình đầy đủ 1.251 49,3 1

2 Gia đình khuyết thiếu 325 37,9 2

3 Gia đình thay thế 960 12,8 3

Tổng số 2.536 100.0

[39, 34]

Trong số gia đình khuyết thiếu thì gia đình trẻ mất cha có tỷ lệ cao hơn cả (8.2%), trong khi đó số gia đình mẹ của trẻ mất chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều (1.1%).

Quy mô trung bình của gia đình TECHCĐB (4.0 người/gia đình), cao hơn so với chỉ số này trên toàn quốc (3.8 năm 2009). Tỷ lệ hộ gia đình có từ 1- 4 người cùng chung sống chiếm khoảng 3/4 tổng số gia đình. Gia đình có 5 người (chiếm 15.4%), có 6-12 người chiếm 12%. Số lượng người sống chung trong gia đình cao cũng rất có thể ảnh hưởng đến khả năng đầu tư cho trẻ em, đặc biệt là TECHCĐB.

Nguồn thu nhập của hộ gia đình đang chăm sóc và nuôi dưỡng TECHCĐB chủ yếu từ các nghề không cho thu nhập cao như “trồng trọt, chăn nuôi”, “làm thuê”. Có trên 16% hộ gia đình có thu nhập chính từ “trợ cấp”. Ngoài trợ cấp từ Nhà nước, một số gia đình còn nhận trợ cấp từ người thân, ruột thịt.

Bảng 2. Nguồn thu nhập của gia đình

ĐVT: Số gia đình

STT Nguồn thu Số lượng Tỷ lệ% Xếp thứ bậc

1 Trồng trọt, chăn nuôi 778 30,6 1

2 Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản 114 4,5 6

3 Buôn bán nhỏ 278 11,0 5

4 Dịch vụ 30 1,2 7

5 Lương 400 15,8 4

6 Làm thuê 510 20,1 2

7 Trợ cấp 426 16,8 3

Tổng số 2.536 100.0

[39, 35]

Thu nhập trung bình trong 1 tháng của một hộ gia đình là 2.223,8 nghìn đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong 1 tháng trung bình của một hộ gia đình nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 580,14 nghìn đồng. So với thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước thì đây là mức thu nhập rất thấp. Mức thu nhập này gần bằng mức thu nhập của hộ nghèo ở thành thị (với chuẩn nghèo Việt Nam áp dụng từ năm 2011 là dưới 500.000đ).

Mức sống của hộ gia đình dựa trên thu nhập hàng tháng của hộ được biểu thị ở biểu đồ số 4 dưới đây. Hơn 2/3 số hộ gia đình có mức sống từ cận nghèo trở xuống. Số hộ có mức sống trên trung bình chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (1.9%).

Biểu đồ số 4: Nhóm mức sống của hộ gia đình theo thu nhập của hộ/tháng ĐVT: %

[39, 35]

Đối với nhóm trẻ sống tại các cơ sở nuôi dưỡng

Tuổi trung bình của trẻ khi đến cơ sở nuôi dưỡng là 8.73 tuổi (nhỏ nhất là 0 tuổi và lớn nhất là 15 tuổi). Nếu phân chia nhóm tuổi thì thấy tỷ lệ trẻ ở độ tuổi từ 7-12 tuổi là cao nhất (64.3%). Tỷ lệ trẻ ở nhóm dưới 3 tuổi thấp nhất (6.1%).

Tuổi trung bình của các nhóm trẻ (chia theo “hoàn cảnh đặc biệt”) khi đến cơ sở nuôi dưỡng khác biệt nhau (bảng 3). Nhóm trẻ bị nhiễm HIV/AIDS có tuổi trung bình thấp nhất. Trong ba nhóm còn lại, nhóm “trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa” có tuổi trung bình nhỏ hơn nhóm “trẻ khuyết tật, tàn tật” khoảng 1 tuổi, còn nhóm trẻ em vi phạm pháp luật có tuổi trung bình cao nhất.

Bảng 3. Tuổi trung bình của trẻ

theo nhóm “hoàn cảnh đặc biệt” sống tại cơ sở

ĐVT: Tuổi

STT Nhóm trẻ Tuổi trung bình Xếp thứ

bậc

1 Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa 7.88 3

2 Trẻ em khuyết tật, tàn tật 9.96 2

3 Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS 4.00 4

4 Trẻ em vi phạm pháp luật 12.5 1

[39, 36]

Số trẻ có cha mẹ làm nông nghiệp và công nhân chiếm tỷ lệ cao (49,4%) trong số trẻ đang học tập, sinh hoạt tại các cơ sở. Những trẻ có cha/mẹ không có việc làm hoặc việc làm không ổn định cũng chiếm khoảng gần 25%. Các nghề còn lại chủ yếu là buôn bán, dịch vụ nhỏ. Trong số này có 2 trẻ cha/mẹ buôn bán ma túy (bảng 4).

Bảng 4. Nghề nghiệp của cha/mẹ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

ĐVT: Số người STT Nghề nghiệp chính Số lượng Tỷ lệ % Xếp thứ bậc

1 Nông nghiệp 77 49,4 1

2 Buôn bán 9 5,8 6

3 Dịch vụ 3 2,0 7

4 Công nhân 20 12,8 3

5 Lực lượng vũ trang 1 0,6 8

6 Nội trợ, hưu trí 10 6,4 5

7 Không có việc làm 11 7,0 4

8 Làm thuê 25 16,0 2

Tổng số 156 100.0

[39, 36]

Như vậy đại bộ phận gia đình của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện được nuôi dưỡng, học tập, sinh hoạt tại cơ sở đều có mức sống thấp do nghề nghiệp của cha mẹ đều thuộc những nghề có thu nhập thấp hiện nay.

Trẻ em có HCĐB tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh có

điều kiện sống hết sức khó khăn và phức tạp, hầu hết không được chăm sóc tốt trong môi trường gia đình, phải lao động kiếm sống, ít có điều kiện đến trường, phải sống trong cảnh nghèo đói. Theo số liệu của SLĐTBXH, trong số trẻ em mồ côi trên toàn tỉnh có 26% mồ côi cả cha lẫn mẹ, 44% mồ côi cha hoặc mẹ, 30% còn lại có cha mẹ nhưng bỏ đi mất tích, xét trên góc độ nghề

nghiệp của cha mẹ thì chủ yếu là nông dân, công nhân viên chức nhà nước rất ít. Trong tổng số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa có 89,5% sống cùng với

gia đình tại cộng đồng nhưng đa số các gia đình này đều thuộc diện nghèo và

đang hưởng trợ cấp xã hội.

Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, trẻ em có HCĐB có không ít em phải bỏ nhà đi kiếm sống hoặc đi làm thuê. Trong số trẻ em lang thang không được đảm bảo về nơi ăn ở và đương đầu với nhiều nguy cơ xâm hại trong cuộc sống.

Đối với nhóm trẻ em làm trái pháp luật, số lượng này trên toàn tỉnh không nhiều nhưng đây là nhóm trẻ em rất phức tạp và biến động số lượng cũng như địa bàn sinh sống. Do nhiều nguyên nhân như: gia đình nghèo đói, mắc tệ nạn xã hội, mồ côi cha mẹ, bị gia đình bạn bè xa lánh... do vậy, các em thiếu thốn cả về vật chất và tình yêu thương chăm sóc.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w