3. Tiến trình thực hành Công tác xã hội
3.3 Thu thập dữ liệu
Để tìm hiểu về thân chủ, chúng tôi đã trò chuyện với thân chủ, gia đình, cộng đồng để có những thông tin cần thiết.
- Bản thân thân chủ: là đứa trẻ chăm ngoan, học giỏi, hòa đồng với các bạn, có ý thức, trách nhiệm.
- Tình trạng hiện tại: đang bị tổn thương về mặt tâm lý khi người mẹ bỏ đi, em hụt hẫng vì không có người chăm sóc, mất đi nguồn nuôi dưỡng, thiếu kinh tế và điều kiện vật chất để sinh hoạt hằng ngày. Buồn, tủi thân vì hoàn
cảnh, tự ti, sống thu mình lại, cảm thấy chán nản; Áp lực tâm lý có chiều hướng nghiêm trọng hơn khi TC bị ông bà ngoại đánh mắng, chửi rủa …->
khủng hoảng, sợ sệt, lo âu.
- Ông bà nội: Từ khi bố em mất, ông bà nội cũng dần bỏ bê trách nhiệm với em. Không trợ giúp và quan tâm đến 3 mẹ con em nữa. Vì trước đây ông bà có ngăn cản 2 bố mẹ em lấy nhau.
- Ông bà ngoại: Sống nghề chài lưới, nhưng giờ tuổi đã cao, ngoài 70 tuổi ông bà chỉ đi ven bờ biển ở phường Hùng Thắng để mò cua, bắt con ốc để kiếm sống qua ngày, không có bất cứ trợ cấp, hưu trí hay tiền người cao tuổi gì. Ông hay nóng tính và thường xuyên đánh mắng N.V.T.
- Tổ trưởng: Theo ý kiến của bác tổ trưởng từ khi theo mẹ về đây cư trú cùng ông bà ngoại được biết hoàn cảnh gia đình cháu éo le gặp nhiều khó khăn. Bản thân cháu là chăm ngoan, học giỏi. Tổ dân khu phố đã phối hợp với UBND phường lễ tết có đến thăm và tặng quà cho gia đình nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Sơ đồ phả hệ
Ghi chú: Nam Nữ Đã mất Vợ chồng Quan tâm Quan tâm nhưng ở xa Không quan tâm Bất hòa
Ông nội
Ông nội Ông ngoạiÔng ngoại
Em N.V.T
Em N.V.T
Bà nội Bà
ngoại
Mẹ
Em gái N.V.T BốBố
Phân tích sơ đồ phả hệ
Qua sơ đồ phả hệ trên có thể thấy được các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa các thành viên với thân chủ :
Em N.V.T không có mối quan hệ gần gũi hay nhận được sự quan tâm của ông bà nội, T rất ít khi nhắc đến ông bà nội, chỉ khi được hỏi. Em nhận thấy có ông bà nội nhưng ông bà không quan tâm và coi như không có em.
Điều đó tác động đến tâm lý: mất niềm tin -> TC buồn chán, thất vọng dẫn đến mối quan hệ xa cách giữa ông bà nội và em N.V.T. Người Bố của em đã mất từ khi em còn nhỏ. Em bị thiếu hụt đi tình thương yêu, quan tâm chăm sóc của bố những kí ức về Bố rất mờ nhạt. Vì vậy mà T chỉ có sự quan tâm từ mẹ chính vì thế mà T rất gần gũi với mẹ, thương mẹ.. Em biết rằng do hoàn cảnh quá khó khăn Mẹ quyết định bỏ đi làm xa để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng sự việc mẹ em bỏ đi làm ăn xa (nửa năm rồi mà vẫn không có tin tức gì) đã khiến em suy sụp về tâm lý và tinh thần chính là nguồn gốc dẫn đến tâm lý lạc lõng như bị bỏ rơi và mất niềm tin vào chính người thân thiết nhất. Nó như là vết dao cứa vào nỗi đau của đứa trẻ đang tuổi dậy thì (lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của những người thân yêu). Hiện tại, Ông bà ngoại là chỗ dựa duy nhất của em lúc này. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, trẻ ít nhận được sự chăm sóc về dinh dưỡng, y tế và giáo dục. T cảm thấy bà không yêu thương mình, không coi mình là cháu, không chăm lo, quan tâm gì đến mình, chỉ thích sai mình, bắt mình làm việc, quát mắng mình. Hơn nữa ông bà ngoại thường xuyên đánh đập em vô cớ. Dẫn đến trẻ cảm thấy mình là người thừa, là gánh nặng cho ông bà làm trẻ thấy chán, ghét bản thân. Điều này cũng dẫn đến sự xa cách, mâu thuẫn trong mối quan hệ của ông bà ngoại và T. Qua sơ đồ phả hệ và qua những phân tích trên có thể nhận thấy rằng nguyên nhân khiến TC bị tổn thương về mặt tình thần và thể chất, em có những hành vi bất cần, ý nghĩ sai lệch muốn bỏ học xuất phát từ gia đình, một gia đình không trọn vẹn, TC không có được sự yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, dạy dỗ từ một gia đình hoàn thiện. Cuộc sống khó khăn, hoàn cảnh éo le, sự ruồng bỏ từ những người thân thiết nhất khiến tâm hồn trẻ thơ của TC trở nên bị khuyết
thiếu, em cản thấy cô đơn và lạc lõng nên luôn muốn bứt ra bên ngoài xã hội để tìm ra lối thoát cho cuộc sống khó khăn, bế tắc. Nhưng từ trong sâu thẳm con người T là người có ý thức, là người anh mình phải có trách nhiệm chăm lo cho em gái mình.
Nhìn qua sơ đồ phả hệ và mối quan hệ được phân tích trên có thể nhận thấy rằng từ những tác động của những người thân trong gia đình em dẫn đến T bị tổn thương, có những biến đổi về :
- Tâm lý: buồn chán, lo lắng, bất an, khủng hoảng.
- Thể chất: bị đánh đập -> ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hành vi: Tự ti, sống thu mình, không muốn tương tác với bạn bè.
- Suy nghĩ: Muốn bỏ học để đi làm, nuôi sống bản thân và chăm lo em gái.
- Sơ đồ Sinh thái
Ghi chú:
Mối quan hệ tốt 2 chiều Mối quan hệ tốt 1 chiều
Mối quan hệ khó tiếp cận một chiều Mối quan hệ không gắn kết
Phân tích sơ đồ sinh thái:
Qua sơ đồ sinh thái trên tôi thấy rõ mối quan hệ không gắn kết trong gia đình giữa ông bà với T. Với tình hình hiện tại của em, ông bà nội ngoại 2 bên chính là chỗ dựa cho em nhưng ông bà nội thì bỏ bẵng trách nhiệm, không quan tâm và chăm lo cho T. Mặt khác ông bà ngoại lại không hiểu cho cảm xúc của em và hay trách giận vô cớ để đánh mắng T. Khiến em cảm thấy tinh thần suy sụp, mất thăng bằng trong cuộc sống và có ý định bỏ học để lo cho cuộc sống của mình và em gái. Em N.V.T là người có ý thức, ngoan, học giỏi được các thầy cô và bạn bè quý mến. Em T tạo được mối quan hệ tốt với hàng xóm.
Sau khi triển khai khảo sát thu thập thông tin và sự chắp nối của Cộng
Chính quyền địaphương
Dịch vụ vui chơi giải trí Dịch vụ an
sinh xã hội Gia đình ông
bà Dịch vụ y tế
Bạn bè
Trường học
Hàng xóm Thân chủ
N.V.T NVCTXH
tác viên CTXH để NVCTXH gặp và thu thập thông tin của thân chủ T. Em có được sự quan tâm của chính quyền địa phương vào dịp lễ tết chứ không được thường xuyên. Nhân viên công tác xã hội cần thúc đẩy sự tương tác giữa chính cá nhân thân chủ, giữa người nuôi dưỡng với môi trường xung quanh như hàng xóm, chính quyền địa phương, tìm kiếm các nguồn lực từ chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích tốt nhất của của trẻ. Vì vậy nhân viên công tác xã hội cần phải có vai trò là người đồng hành cùng thân chủ, hỗ trợ thân chủ về mặt tâm lý, tinh thần, có thêm những kiến thức về kỹ năng sống, có động lực trong cuộc sống; Vận động nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề của T và kết nối, khai thác, giới thiệu trẻ và người nuôi dưỡng tiếp cận tới các dịch vụ (y tế, vui chơi giải trí, an sinh xã hội), chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có từ chính sách, các chương trình, đề án, các nguồn lực của Trung tâm Công tác xã hội, các nguồn lực từ chính thân chủ…
xác định lại mục tiêu cuộc sống tại thời điểm này để thân chủ tập chung vào học tập và sinh hoạt lành mạnh.