Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 99)

3. Tiến trình thực hành Công tác xã hội

3.6. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

3.6.1 Hỗ trợ phục hồi tâm lý cho em N.V.T

- Nhân viên công tác xã hội từng bước can thiệp và trấn an tâm lý cho thân chủ.

- Nhân viên CTXH củng cố tinh thần, ổn định tâm lý cho trẻ và giải thích cho em hiểu để nhận thức được các mối nguy hiểm mà em có thể gặp phải khi va chạm với cuộc sống bươn chải sớm. Từ an ủi, động viên, đến giúp em N.V.T nhận thức vấn đề em đang gặp phải. Những khó khăn, khúc mắc, tâm lý đang đè nén trong cuộc sống của em làm em tự ti, mất bình tĩnh ảnh hướng đến nhận thức, hành vi...

- Định hướng cho em cuộc sống mới và hỗ trợ tâm lý giúp em vượt qua mặc cảm tự ti. Phối hợp cùng gia đình, người thân của em N.V.T giúp em thổ lộ những mong muốn, nguyện vọng của mình. Tạo động lực để em thấy vững vàng, có ý trí vươn lên…

3.6.2. Tiến trình hỗ trợ tâm lý cho thân chủ Giai đoạn 1: xác định mối quan hệ

Bước 1: Khởi đầu mối quan hệ

Chào hỏi, giới thiệu về bản thân xây dựng các mối quan hệ thân mật, cởi mở.

Khi thân chủ tới nhân viên CTXH đã tạo không khí tin cậy làm cho thân chủ tin tưởng, cảm thấy gần gũi để mở lòng mình nhằm bộc bạch những cảm xúc mà thân chủ muốn bày tỏ chia sẻ những điều muốn nói với nhân viên.

Nhân viên CTXH đã sử dụng kĩ năng quan sát nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của thân chủ thể hiện trong câu chuyện mà thân chủ đang đề cập đến đồng thời thể hiện thái độ chấp nhận tích cực, không phê phán, không định kiến, sẵn sàng chấp nhận chia sẻ những cảm xúc nhất thời của thân chủ: như khóc lóc, tức giận, sợ hãi…

Bước 2: Làm rõ các vấn đề hiện tại

Sau khi lắng nghe câu chuyện của thân chủ. Nhân viên CTXH đã tóm lược lại những vấn đề của thân chủ đang gặp phải:

- Hoàn cảnh của thân chủ: Bố mất sớm; Ông bà nội không quan tâm, hắt

hủi; 3 mẹ con em N.V.T về ở cùng ông bà ngoại ngoài 70 tuổi làm nghề chài lưới. Giờ tuổi ông bà đã cao nên chỉ đi quanh biển mò cua bắt tôm tép. Một mình mẹ em phải bươn chải lo toan cho cuộc sống gia đình, lo cho các con ăn học vì sức ép kinh tế và gồng gánh mưu sinh nên mẹ em đã bỏ đi sang Trung Quốc làm ăn-> Đây là biến cố, là cú sốc lớn trong cuộc đời của thân chủ. Mất nguồn nuôi dưỡng, chăm sóc làm em thấy tự ti, thu mình lại, không muốn giao tiếp cùng bạn bè cùng trang lứa, lực học giảm sút. Thêm vào đó, từ khi mẹ bỏ đi không có người lao động chính + hoàn cảnh gia đình trở nên khó khăn hơn khiến ông bà ngoại hay bực tức, coi em là gánh nặng gia đình thường xuyên đánh mắng em -> gây cho em tâm trạng hỗn loạn, lo lắng khiến tâm lý của em rơi vào khủng hoảng, bế tắc, không lối thoát…

Mất niềm tin vào cuộc sống, người thân, tự gánh trách nhiệm lên đôi vai nhỏ bé của mình để lo cuộc sống gia đình và lo cho em ăn học. Sống không có mục đích, muốn bỏ học để kiếm tiền lo cho gia đình -> tâm lý lo lắng, áp đặt mình.

Bước 3: Xác định cơ cấu làm việc và các thỏa thuận

Nhân viên CTXH cùng với thân chủ lên lịch hẹn và lịch trình làm việc cụ thể và thống nhất về việc: Xây dựng kế hoạch can thiệp; Dự kiến kế hoạch can thiệp để triển khai các hoạt động.

Nhân viên CTXH thỏa thuận với thân chủ theo quy tắc và kĩ thuật làm việc, sử dụng các liệu pháp phù hợp. Thân chủ cam kết thực hiện.

Nhân viên CTXH cam kết với thân chủ sẽ đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và theo đúng chương trình kế hoạch làm việc với thân chủ.

Bước 4: Đi sâu khám phá các vấn đề của thân chủ.

- Với ông bà nội:

+ Trách ông bà vì đã không chấp nhận bố mẹ em yêu và lấy nhau.

+ Thiếu tình thương yêu, quan tâm và chăm sóc của ông bà.

- Với bố: thương bố vì bố bị bệnh và mất sớm. Cảm thấy tủi thân vì em mồ côi bố, thiếu hụt tình thương cũng như sự quan tâm của người bố giành cho em.

- Với mẹ:

+ Thương mẹ và hiểu sự thiệt thòi của mẹ, sự hy sinh của mẹ, sự lo toan của mẹ với gia đình con cái.

+ Trách mẹ vì mẹ lỡ bỏ ông bà, 2 anh em đi làm ăn xa.

+ Trách mẹ vì mẹ đi mà không hồi âm, tin tức gì về gia đình.

Mất lòng tin vào chính người thân thiết của mình, hoảng loạn tinh thần, thiếu đi sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ người mẹ.

- Với ông bà ngoại: em thương và quý trọng ông bà; Sự thờ ơ, lạnh nhạt không hiểu cho cảm xúc của em, trách ông bà đã không nghĩ cho cảm xúc của em, lấy em ra để xả những bực tức, không bù đắp cho em những tình thương bị thiếu hụt mà còn đánh mắng, chửi rủa em rất thậm tệ.

Đây là nguồn cơn bởi những trận đòn về thể xác lẫn tinh thần khiến em rơi và trạng thái tâm lý không ổn định, hoảng loạn, mọi thứ trong cuộc sống của em rơi vào bế tắc, hụt hẫng, lo lắng cho cuộc sống hàng ngày làm em nảy sinh ý định bỏ học để đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo toan cho gia đình và em gái đi học.

Bước 5: Thiết lập các mục đích và mục tiêu khả thi Mục đích chính:

- Nhận thấy tâm lý không được cân bằng.

- Thay đổi nhận thức hướng đến hành vi tích cực.

- Tự tin và hòa đồng với mọi người xung quanh.

Mục tiêu của Nhân viên CTXH:

- Giúp thân chủ vượt qua sự mất cân bằng tâm lý .

- Giúp thân chủ nhận thức được hành vi lệch lạc của mình: thay đổi.

- Giúp thân chủ xóa bỏ sự mặc cảm, tự tin của thân chủ và tạo lập sự gắn kết với các nhà hỗ trợ: lấy lại niềm tin ở chính bản thân mình.

Giai đoạn 2: Áp dụng các phương pháp hỗ trợ tâm lý Bước 1: Đồng thuận về các mục đích và mục tiêu đã đề ra

Trên cơ sở những vấn đề, mục đích, mục tiêu Nhân viên CTXH đã xác định được như ở trên vừa hoạch định. Nhân viên CTXH sẽ thẳng thắn, cởi mở trao đổi với thân chủ:

- Trường hợp thân chủ đồng thuận với Nhân viên CTXH về cách Nhân

viên CTXH đưa ra thì cùng nhau tiến hành quá trình hỗ trợ tâm lý.

- Trường hợp thân chủ không đồng thuận với Nhân viên CTXH thì hai bên cùng trao đổi lại để thống nhất mục đích và mục tiêu của quá trình hỗ trợ tâm lý sao cho phù hợp.

Nhân viên CTXH cần đặt mong muốn và nguyện vọng của thân chủ lên hàng đầu. Nhân viên CTXH không áp đặt hay gạt đi những chủ ý của thân chủ mà chỉ đóng vai trò là người định hướng vì nhiều khi chính thân chủ mới là người hiểu rõ nhất điều gì mới là phù hợp với bản thân họ.

Bước 2: Hoạch định các phương pháp hỗ trợ

Nhân viên CTXH chia sẻ với chủ về những điểm mạnh, hạn chế của 5 phương pháp hỗ trợ mà Nhân viên CTXH sẽ sử dụng để trợ giúp vấn đề của thân chủ. Kết hợp lựa chọn 5 phương pháp để hỗ trợ với các kỹ thuật cụ thể để bổ trợ lẫn nhau nhằm giải quyết vấn đề của thân chủ một cách triệt để và bền vững. Ở các phương pháp này, nhân viên CTXH được xem là nhà tham vấn (NTV),

Lựa chọn thứ tự sử dụng 5 phương pháp trị liệu:

Vấn đề ưu tiên Trình tự thực hiện các phương pháp trị liệu

Kỹ thuật

Vấn đề cá nhân: Thân chủ N.V.T cảm thấy tự ti, bi quan, mất phương hướng trong cuộc sống

Phương pháp lấy thân chủ trọng tâm

- Kỹ thuật lắng nghe - Kỹ thuật thấu cảm

Vấn đề gia đình:

Thân chủ luôn có những cảm xúc tiêu cực với người thân

- Trị liệụ phân tâm

- Trị liệu cảm xúc, lý trí, hành vi.

- Trị liệu Gestalt

- Kỹ thuật thăm dò cuộc sống, phân tích nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mô tả, làm thông thoáng.

- Sử dụng mô hình A-B-C - Đóng vai, chiếc ghế trống

Vấn đề xã hội:

Thân chủ khó hòa nhập với mọi người xung quanh

- Trị liệu hành vi - Hành vi mẫu

- Hành vi hóa thao tác

Bước 3: Áp dụng các phương pháp trị liệu Phương pháp thân chủ trọng tâm

Mục đích: Xoay quanh mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu: xóa bỏ những rào cản của thân chủ (có khuynh hướng tích cực, không còn mơ hồ và trống rỗng…) giúp thân chủ cởi mở và bộc lộ khao khát của mình; khơi gợi những điểm mạnh của thân chủ giúp thân chủ tự tin trong suy nghĩ đồng thời hiện thực hóa thành những hành động tích cực trong cuộc sống.

Dẫn chứng: em N.V.T là học sinh giỏi, chăm ngoan, được các thầy cô và bạn bè quý mến; nhận thức được bản thân nhưng không biết giải quyết vấn đề của mình

Nhiệm vụ của Nhà trị liệu không tìm hiểu các vấn đề trong quá khứ mà khuyến khích thân chủ tự thực hiện hóa những tiềm năng của mình để phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ, giúp thân chủ thay đổi những nhận thức đúng đắn.

Sử dụng 2 kĩ năng: kĩ năng lắng nghe và kĩ năng phản hồi

- Kĩ năng lắng nghe tích cực để thấu hiểu những vấn đề của thân chủ qua những điều em N.V.T nói mà không phải qua biểu hiện bên ngoài (nét mặt, cử chỉ, âm lượng giọng nói…) Nhà trị liệu chú ý lắng nghe, không ngắt lời, nghe bằng sự nhiệt tình, hết lòng nhằm tạo cho thân chủ thấy được sự thấu hiểu những vấn đề tiềm ẩn ở bên trong thân chủ.

- Kỹ năng phản hồi và thấu cảm: Kết hợp với kĩ năng lắng nghe tích cực thì nhà trị liệu thấy được ở em N.V.T là người có nội tâm phức tạp. Nhà trị liệu sử dụng kĩ năng thấu hiểu để nắm bắt được vấn đề của thân chủ đồng thời thực hiện phản hồi bằng cách tóm gọn ý trong lời nói hay tình cảm, cảm xúc của thân chủ khi thân chủ nói về vấn đề mà em N.V.T gặp phải chắc chắn rằng nhà trị liệu hiểu đúng được ý nghĩ cốt lõi, sâu xa vấn đề của thân chủ. Giúp thân chủ giải tỏa được cảm xúc, suy nghĩ trong nội tâm. Theo đó, thành công của quá trình trị liệu tâm lý không phải là nhà trị liệu đã cung cấp cho thân chủ bao nhiêu thông tin mà là thân chủ đã chia sẻ cho nhà tri liệu bao nhiêu về bản thân và vấn đề của họ.

Tiến trình thực hiện và cách ứng dụng kỹ thuật và quá trình trị liệu - Chào hỏi

- Chọn lựa không gian yên tĩnh, bố trí ngồi hợp lý giữa thân chủ và nhà trị liệu để thuận tiện trong quá trình lắng nghe.

- Thể hiện lắng nghe tích cực bằng biểu lộ nét mặt, ánh mắt quan tâm, điệu bộ cử chỉ phù hợp khi thân chủ chia sẻ những vấn đề trong quá khứ. Để tự thân chủ bộc bạch những cảm xúc cần chia sẻ về tâm trạng hiện tại.

- Thể hiện sự lắng nghe bằng cách tóm gọn lại ý mà thân chủ muốn trình bày. Để thân chủ thấy được sự thấu cảm và khích lệ về sự bộc bạch và chia sẻ đó nhằm khuyến khích thân chủ chia sẻ những gì mà thân chủ đang cần giải tỏa.

Phản hồi thân chủ kịp thời, đồng thời thể hiện sự thấu cảm bằng các câu nói:

VD: Chắc hẳn em đã có một thời gian khó khăn về tâm lý khi bố em mất đi cũng như khoảng thời gian mẹ em mới bỏ em và gia đình đi làm ăn xa và hơn hẳn là những lời mắng nhiếc và đánh đập từ ông bà ngoại…

- Củng cố niềm tin vào bản thân cho thân chủ. Khích lệ thân chủ chia sẻ thêm nhiều điều bằng các câu gợi mở. VD: em có thể chia sẻ cho tôi thêm khi em nhận được sự hỗ trợ về gia đình, cá nhân nhận nuôi, ông bà ngoại nhận thức đúng đắn hơn việc nuôi dạy con cháu, hỗ trợ học tập…

- Ghi nhớ và ghi chép lại những điều quan trọng cần lưu ý vào hồ sơ của thân chủ để tiếp tục theo dõi.

- Kết thúc bằng cách hỏi xem thân chủ thấy tâm trạng thế nào sau khi nói được ra những điều mà mình đã bôc bạch, khuyến khích thân chủ tiếp tục chia sẻ nhiều hơn để tìm cảm giác an ủi và giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Yêu cầu: Khi trị liệu bằng kỹ thuật lắng nghe tích cực nhà trị liệu không đưa ra quá nhiều các lời khuyên, lời giải thích, hay lời tư vấn cho thân chủ, mà chủ yếu là lắng nghe thân chủ trò chuyện, nhà trị liệu chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt thân chủ chia sẻ về câu chuyện của mình, đồng thời hướng họ chia sẻ nhiều hơn về những điểm mạnh, những dự định và kế hoạch của họ để cải thiện cuộc sống.

Trong quá trình lắng nghe đồng thời nắm bắt những cảm xúc của thân chủ:

- Cảm xúc tiêu cực: khi nói về quá khứ như: đau buồn, thất vọng, ánh mắt trĩu sâu, ý nghĩ tiêu cực…

- Những cảm xúc tích cực: giọng nói vui khi nói về sự học tập: ham học,

hứng thú, sở thích, tương lai...

Hướng chuyển biến tích cực trong cảm xúc của thân chủ mà nhà trị liệu cần khai thác để tạo động lực cho thân chủ trong quá trình trị liệu.

2, Phương pháp phân tâm

Mục đích: Nhà trị liệu phát hiện những vấn đề xúc cảm của thân chủ qua xung đột giữa nhu cầu, mong muốn bản năng với khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn đó (làm cho cái không có ý thức trở thành cái có ý thức)

Phân tích những cơ chế phòng vệ của thân chủ

- Bố mất khi em N.V.T còn bé bản thân mất đi tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ của người bố. Em đã tự cho mình sức mạnh của người con trai, mạnh mẽ, tâm lý cam chịu.

- Khi mẹ rời bỏ gia đình để đi làm ăn xa, không hồi âm gì đã khiến em N.V.T mất đi nguồn nuôi dưỡng, chăm sóc. Gia đình mất đi người lao động chính để kiếm thu nhập lo toan cho cuộc sống hằng ngày -> thân chủ đã có hành vi sai lệch, tự mình nhận thấy mình phải có trách nhiệm gánh vác cuộc sống, có ý nghĩ muốn bỏ học kiếm việc làm để nuôi ông bà ngoại và em gái đi học, tiềm ẩn mâu thuẫn nội tâm ẩn bên trong thân chủ những cái mong muốn >< cái thể hiện ra bên ngoài.

Phân tích cơ chế phản ứng ngược

- Thân chủ bị xung lực làm nảy sinh lo âu cái tôi ứng phó với xung lực đó.

Khi mẹ bỏ đi đã khiến em bị tâm lý:

+ Lo sợ từ phía người thân, mất đi niềm tin vào người thân thiết nhất, + Lo sợ trong nội tâm thân chủ về cuộc sống: cơm, áo, gạo, tiền…

Khi bị ông bà ngoại cho là gánh nặng, là cục nợ và người thừa khiến em bị tâm lý:

+ Lo sợ từ những lời mắc nhiếc, chửi rủa

+ Lo sợ từ những trận đòn vô cớ không có lý do…

Kỹ thuật thực hiện:

- Thăm dò cuộc sống của thân chủ: thông qua lời kể của thân chủ

- Phân tích vấn đề mâu thuẫn: Phân tích cho thân chủ thấy được những

mong muốn, hành vi, cảm xúc của thân chủ - Mô tả làm thông thoáng vấn đề Xây dựng tình huống:

Thân chủ: Hiện tại em đang có rất nhiều mâu thuẫn trong lòng mà chưa nói được với ai chị ạ…

NTV: Đó là những mâu thuẫn gì vậy em? Em có thể chia sẻ để chị biết chị có thể chia sẻ cùng với em được không?

Thân chủ: Từ nhỏ em đã thiếu tình thương yêu của người bố chị ạ. Nhiều lúc e cũng tự thấy buồn vì điều đó. Nhìn thấy các bạn cùng lớp có bố mà em ao ước giá như bố em còn sống thì em sẽ giống như các bạn chị ah, em được bố chăm sóc, yêu thương, được chơi cùng bố và được bố dạy bảo… Đặc biệt hơn là gia đình em sẽ hạnh phúc vì có bố bên mẹ để cùng lo cho cuộc sống của chúng em. Mẹ em sẽ đỡ vất vả hơn… thấy mẹ ngày nào cũng thức khuya, dậy sớm đi làm kiếm tiền lo cho gia đình em thấy thương mẹ nhiều lắm.

NTV: Em nghĩ sao với sự việc khi mẹ em bỏ đi?

TC: Em buồn lắm chị ạ. Em biết mẹ đi làm ăn xa là lo cho cuộc sống của gia đình được tốt hơn. Nhưng từ lúc mẹ đi, mẹ không hồi âm gì về cho gia đình, em thương mẹ, lo lắng cho mẹ, thương ông bà già rồi vẫn phải đi kiếm đồ ăn cho anh em em. Đến giờ em thấy giận mẹ hơn vì mẹ đi như thế thì mẹ không thương ông bà và anh em em chị ah.

NTV: Hiện tại mối quan hệ giữa những người thân của em thế nào?

TC: - Ông bà nội: có mối quan hệ xa cách - Ông bà ngoại: có mối quan hệ mẫu thuẫn NTV: Sao em lại có ý định bỏ học?

TC: Em phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi ông bà với em gái em chị ah. Ông bà em già rồi, mẹ em đi làm xa không biết bao lâu nữa mới về. Em gái em phải đi học chứ…

NTV: Có lẽ chị cũng đã hiểu một phần nào đó cảm xúc của em khi nghe em kể về hoàn cảnh gia đình em. Đặc biệt là những mâu thuẫn đang giằng co trong nội tâm của em.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại trung tâm công tác xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w