2.1 Biến động về hiện trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Năm 2013 tỉnh Quảng Ninh có 2.694 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm gần 2% tổng số trẻ em tỉnh Quảng Ninh), trong đó 975 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa (37%); 1.522 trẻ em khuyết tật, tàn tật (56,5%), 21 trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; 89 trẻ em nhiễm HIV/AIDS (tăng 10 so với năm 2009); 15 trẻ em bị xâm hại tình dục (tăng 5 so với năm 2009), 58 trẻ em vi phạm pháp luật (tăng 16 so với năm 2009); 02 trẻ em làm việc xa gia đình và 07 trẻ em lang 3”[31, 3]. Như vậy, mức độ biến động của số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang có xu hướng tăng so với năm 2009 ở một số nhóm trẻ. Tình trạng cha, mẹ bỏ mặc con cái đi kiếm ăn, sinh con ngoài giá
thú, ly hôn, ly thân, tệ nạn xã hội đang diễn ra ở mức báo động cùng với đó thì có không ít những trẻ em có hoàn cảnh như vậy nhưng chưa được pháp luật công nhận là trẻ em mồ côi để được hưởng trợ cấp theo quy định do rất nhiều các yếu tố…Đây là những biểu hiện của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự thay đổi lối sống, đạo đức xã hội. Hiện nay nhóm trẻ em khuyết tật và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa đang chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo báo cáo của 14 huyện/thị xã/thành phố trong toàn tỉnh mà Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh tổng hợp thì trong 03 năm gần đây, tình hình trẻ em mồ côi không nơi nương tựa của tỉnh có nhiều biến động, cụ thể như sau:
Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh có 975 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trong đó: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ: 328 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại mất tích: 238 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại không đủ khả năng nuôi dưỡng: 259 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại đang thi hành án phạt tù: 78 trẻ; Trẻ em bị bỏ rơi: 02 trẻ; Trường hợp khác: 70 trẻ (ngoài ra còn có 10 trẻ em bị buôn bán từ Trung Quốc trở về đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh).
Năm 2014, toàn tỉnh có: 1.009 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, trong đó: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ: 257 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại mất tích: 248 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại không đủ khả năng nuôi dưỡng: 274 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại đang thi hành án phạt tù: 63 trẻ; Trẻ em bị bỏ rơi: 02 trẻ; Trường hợp khác: 65 trẻ.
Năm 2015, toàn tỉnh có 881 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi. Trong đó, trẻ mồ côi cả cha và mẹ: 312 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại mất tích: 213 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại không đủ khả năng nuôi dưỡng: 213 trẻ; Mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại đang thi hành án phạt tù: 78 trẻ; Trẻ em bị bỏ rơi: 03 trẻ; Trường hợp khác: 62 trẻ.
Biểu đồ số 1: Tỷ lệ gia tăng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi của
tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2013 -2015)
2.2 Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chia theo nhóm trẻ
Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: 2.694 trẻ (chiếm tỷ lệ 1,1 % tổng số trẻ em) trong đó:
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi:
975 trẻ (chiếm 37% tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt), bao gồm 453 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ (chiếm gần 50% tổng số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, địa bàn thành phố Hạ Long có số đối tượng nhiều nhất 135 trẻ mồ côi cả cha và mẹ), 145 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại mất tích, 46 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại đi tù, 264 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại không có khả năng lao động, trẻ em bị bỏ rơi là 67 trẻ.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật:
Tổng số trẻ em bị khuyết tật, tàn tật là 1.522 trẻ (chiếm 56,5% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt). Trong số trẻ em bị tàn tật, khuyết tật (có nhiều em bị đa khuyết tật, tàn tật từ 02 dạng tàn tật, khuyết tật trở lên). Chia theo các dạng tàn tật, khuyết tật như sau: Về vận động là 535 trẻ (trong đó 314 trẻ bị tàn tật, khuyết tật chân, 221 bị tàn tật, khuyết tật tay). Số trẻ em bị câm 237 trẻ; Điếc 176 trẻ; Tàn tật, khuyết tật mắt 230 trẻ; Thần kinh và thiểu năng trí tuệ 535 trẻ; Sứt môi hở
hàm ếch 148 trẻ (bao gồm cả số trẻ đã được phẫu thuật nhưng vẫn khó khăn về nói); Tàn tật, khuyết tật khác 186 trẻ. Số trẻ em tàn tật, khuyết tật không có khả năng tự phục vụ là 208 trẻ (chiếm 13,7% tổng số trẻ em tàn tật, khuyết tật); Số trẻ em tàn tật, khuyết tật không có khả năng vận động là 174 trẻ (chiếm 11,4% tổng số trẻ em tàn tật, khuyết tật) thành phố Hạ Long, huyện Đông Triều và thị xã Quảng Yên là những đơn vị có nhiều trẻ em tàn tật, khuyết tật.
Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học: 21 trẻ.
Trẻ em nhiễm HIV: 87 trẻ trong đó 82 trẻ lây nhiễm từ mẹ, 05 trẻ lây nhiễm vì các nguyên nhân khác (địa phương có nhiều trẻ nhiễm HIV là thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, thành phố Cẩm Phả).
Trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm tiếp xúc với chất độc hại: 07 trẻ ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện Cô Tô, trong đó 02 trẻ phải lao động nặng nhọc, 05 trẻ phải làm những công việc nguy hiểm khác nhau nguyên nhân phải làm việc do các em có hoàn cảnh éo le và khó khăn về kinh tế.
Trẻ em làm việc xa gia đình: 02 trẻ (thị xã Quảng Yên) thường xuyên đi làm việc (01 đi giúp việc, 01 đi làm công việc khác). Nguyên nhân phải làm việc xa gia đình là do khó khăn về kinh tế, 01 trẻ ở nơi giúp việc, 01 trẻ nơi cư trú không ổn định.
Trẻ em lang thang: 7 trẻ lang thang thường xuyên, lý do lang thang là do khó khăn về kinh tế 6 trẻ, 1 em lang thang do bạn bè lôi kéo, nơi cư trú là trên ở trọ 1 trẻ số còn lại không rõ nơi cư trú. Số trẻ em lang thang của toàn tỉnh tập trung ở thành phố Hạ Long (04 trẻ) và thành phố Cẩm Phả (03 trẻ).
Trẻ em bị xâm hại: 15 trẻ, trong đó 12 trẻ em bị xâm hại tình dục, 03 trẻ em bị bạo lực gây thương tích.
Trẻ em nghiện ma tuý: Toàn tỉnh không có trẻ em nghiện ma tuý.
Trẻ em vi phạm pháp luật: 58 trẻ (Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Bình Liêu, Đông Triều) trong đó gây rối trật tự công cộng và trộm cắp tài sản 06, hiếp dâm 01. Nguyên nhân vi phạm pháp luật là do các em được bố mẹ nuông chiều sống buông thả, tò mò bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
2.3 Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phân theo địa bàn
Thành phố Hạ Long: 461 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thành phố Cẩm Phả: 235 trẻ; thành phố Móng Cái: 277 trẻ; thành phố Uông Bí: 291 trẻ;
huyện Đông Triều 264 trẻ; thị xã Quảng Yên: 356 trẻ; huyện Hoành Bồ: 135 trẻ; huyện Vân Ðồn: 154 trẻ; huyện Tiên Yên: 86 trẻ; huyện Ba Chẽ: 70 trẻ;
huyện Bình Liêu: 79 trẻ; huyện Đầm Hà: 89 trẻ; huyện Hải Hà: 131 trẻ; huyện Cô Tô: 15 trẻ; Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: 98 trẻ [39,29].
Năm 2015, theo báo cáo của 14 huyện/thị xã/thành phố trong toàn tỉnh với 881 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi thì tỷ lệ trẻ được phân bố theo các địa bàn như sau: Thành phố Hạ Long: 113 trẻ; thành phố Cẩm Phả: 104 trẻ; thành phố Móng Cái: 96 trẻ; thành phố Uông Bí: 81 trẻ; huyện Đông Triều 93 trẻ; thị xã Quảng Yên: 68 trẻ; huyện Hoành Bồ: 42 trẻ; huyện Vân Ðồn: 68 trẻ; huyện Tiên Yên: 32 trẻ; huyện Ba Chẽ: 26 trẻ; huyện Bình Liêu: 24 trẻ; huyện Đầm Hà: 29 trẻ; huyện Hải Hà: 37 trẻ; huyện Cô Tô: 12 trẻ; Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: 56 trẻ.
Sau khi so sánh tỷ lệ trẻ em mồ côi so với tổng số trẻ em trên các địa bàn thì nhận thấy ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao như thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí thì tỷ lệ trẻ em mồ côi so với tổng số trẻ em bình thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với các huyện có tốc độ đô thị hóa chậm hơn. Điều đó một phần cho chúng ta thấy, xã hội ngày càng phát triển thì các vấn đề, các dạng mồ côi ở trẻ có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.