Một số lý thuyết ứng dụng trong quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy

Nhận thức của các nhà lãnh đạo nói chung, lãnh đạo trung tâm nói riêng về Công tác xã hội, nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy là một yếu tố quan trọng, thể hiện trong việc đánh giá về vai trò của công tác xã hội, quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy, từ đó có quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên tích cực bám sát nội dung của nghề Công tác xã hội, chỉ đạo điều hành mạng lưới cung cấp các dịch vụ, vận động nguồn lực trong quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm.

Hiện nay, Chính phủ, một số Bộ, ngành và địa phương đã có thay đổi cơ bản về quan điểm điều trị nghiện ma túy, trong Đề án đổi mới công tác cai nghiện của Chính phủ đã xác định lấy người nghiện làm trung tâm và cai nghiện ma túy là một quá trình lâu dài, bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội và pháp luật làm thay đổi nhận thức, hành vi, giảm tác hại của nghiện ma túy và tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Vấn đề trên đặt ra sự thay đổi về tư duy cơ bản của ngay các nhà quản lý, tiếp cận theo nghề công tác xã hội là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách để trợ giúp người cai nghiện theo đúng thực tiễn khoa học và thực tiễn nhu cầu xã hội. Trong đó hoạt động quản lý trường hợp là một quy trình can thiệp khép kín dành cho từng bệnh nhân, từng người cai nghiện khác nhau, đòi hỏi sự nhận thức kịp thời và đầy đủ của đội ngũ lãnh đạo, điều hành trong công tác cai nghiện – phục hồi cho người nghiện ma túy.

1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy

1.3.1. Thuyết nhu cầu

Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow (1908-1970) đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào năm 1943. Nhu cầu của con người được minh họa như hình kim tự tháp xếp thứ tự bậc thang.

Theo Maslow, nhu cầu con người được hình thành và phát triển từ thấp lên cao theo hệ thống. Nhu cầu bậc thấp được xếp phía dưới và tăng dần lên cao. Nhu cầu đầu tiên của mỗi người ở tầng thấp nhất là nhu cầu cơ bản (nhu cầu về thể chất) đây là nhu cầu quan trọng, nếu nhu cầu tồn tại – đảm bảo sự sống này không được đảm ứng thì con người sẽ gặp khó khăn khi

5 khẳngTự

đinh

4 Đƣợc tôn

trọng

Các mối quan hệ Gia đình/Xã hội

3 Tình yêu và sự phụ thuộc

2 An toàn và an

ninh

Sinh học/Sinh lý học

1

tiếp cận nhu cầu cao hơn. Bất cứ người nào trong xã hội đều có nhu cầu đáp ứng cơ bản – nhu cầu thể lý, sau đó mới đòi hỏi đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần.

(hình vẽ)

Tiếp

cận theo

lý thuyết

của

Maslow – thuyết nhu cầu cho ta hiểu đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của người cai nghiện ma túy. Họ là đối tượng đặc biệt song họ cũng là con người bình thường, họ có đầy đủ nhu cầu này, ngoài ra họ rất cần nhu cầu vật chất và tâm lý đặc thù khác trong đối tượng của ngành công tác xã hội. Người nghiện ma túy nói chung, người cai nghiện ma túy nói riêng trong quá trình sử dụng và nghiện ma túy họ dần mất đi hoặc bị hạn chế việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Rất nhiều người đi cai nghiện trong hoàn cảnh không nơi cư trú ổn định, đói ăn, không đủ sức khỏe, việc đầu tiên là họ muốn được ăn no, nước uống sạch, được ngủ yên và tắm rửa, nghỉ ngơi. Khi đáp ứng được nhu cầu này ở họ thì họ mới đủ khả năng để tiếp xúc, tham gia hoạt động điều trị khác như cắt cơn giải độc, tư vấn trị liệu tâm lý, phục hồi các chức năng xã hội, tiếp theo là nảy sinh và đòi hỏi nhu cầu về an toàn, nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được khẳng định. Dựa vào thuyết nhu cầu của Maslow giúp tác giả tiếp cận đi sâu vào đánh giá được nhu cầu của người cai nghiện ma túy trong tiến trình trình nghiên cứu quản lý trường hợp đối với người đang cai nghiện ma túy tại trung tâm.

Việc áp dụng thuyết nhu cầu của Abraham Maslow giúp cán bộ quản lý trường phối hợp với bản thân người cai nghiện và gia đình người cai nghiện tìm kiếm, điều phối các nguồn lực, các dịch vụ nhằm hỗ trợ người cai nghiện giải quyết từng vấn đề, từng nhu cầu, mục tiêu cuối cùng là ngừng hoặc giảm hại từ việc sử dụng ma túy, trở về cộng đồng tham gia các hoạt động đúng với chức năng, vai trò của người công dân tốt, có ích cho cộng đồng, xã hội.

1.3.2. Thuyết Hệ thống

Nhà sinh vật học người Áo Ludwig Von Bertalanffy (1901 – 1972) đã đưa ra thuyết hệ thống vào năm 1950 (chính thức viết thuyết hệ thống vào năm 1949), xuất bản thuyết hệ thống tổng thể vào năm 1968.

Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội, khi thực hiện tiến trình giúp đỡ cá nhân không thể thiếu được thuyết hệ thống. Nhân viên công tác xã hội cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống, đồng thời tác giả của thuyết hệ thống nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có quan hệ tương tác lẫn nhau và chúng có thể thêm những thuộc tính định tính mới, biểu hiện mới và kết quả của sự tiến hóa liên tục.

Bản chất của thuyết hệ thống mà tác giả được biết đó là: Bồi đắp những mặt hạn chế của tâm động học trong việc nhìn nhận và giải quyết các vấn đề xã hội, hướng đến cái tổng thể, định hướng tính hòa nhập trong công tác xã hội.

Thông qua việc nghiên cứu thuyết hệ thống, nhân viên quản lý trường hợp sẽ giúp các thân chủ sử dụng và tăng cường khả năng của bản thân vào giải quyết các vấn đề; xây dựng các mối quan hệ giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực; giúp hoặc bổ trợ thêm những tác động giữa cá nhân và hệ thống nguồn lực. Cải thiện tương tác giữa các cá nhân trong các hệ thống nguồn lực; giúp đỡ, phát triển và thay đổi chính sách đồng thời thực hiện tác nhân của kiểm soát xã hội.

Đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm họ cũng chịu sự tác động giữa cá nhân với cá nhân khác trong trung tâm, với các thiết chế ở cơ sở, đội ngũ cán bộ và cộng đồng xã hội đặc biệt khi trở về gia đình, cộng đồng thì sự tác động này càng mở rộng và rõ nét, ngược lại bản thân người cai nghiện cũng sẽ chi phối đến sự tồn tại và hoạt động của các nguồn lực, các dịch vụ trong trung tâm hay ngoài cộng đồng xã hội. Để hiểu được người cai nghiện, nhân viên

quản lý trường hợp phải hiểu được yếu tố môi trường quanh họ và nếu tác động can thiệp đến họ thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, cán bộ quản lý trường hợp cần xem xét việc điều phối nguồn lực cũng như biện hộ trong quá trình trợ giúp người cai nghiện ma túy.

1.3.3. Thuyết Hệ thống sinh thái

Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân là khi cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau, phối hợp hai chữ này thành hệ thống sinh thái (Ecology systems). Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người trong hệ thống sinh thái. Gia đình có ranh giới, mỗi cá nhân cũng có ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ đến sự tương tác trong hệ thống để hiểu con người. Để hiểu một học viên cai nghiện nào đó, chúng ta phải hiểu thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cùng làm việc, cộng đồng mà học viên đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo. Chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh hơn là trừu tượng, cách nhìn này sẽ mở rộng tầm nhìn của người nghiên cứu. Trong một hệ thống, người nghiên cứu cần quan tâm đến tổng thể nhiều hơn sự cộng lại của các bộ phận. Mọi hệ thống có nhiều bộ phận, gia đình là thành phần của cộng đồng. Có 4 thành tố đối với mọi hệ thống: Hành vi; Cấu trúc; Văn hóa; Diễn biến của hệ thống. Nếu không có năng lượng mới, hệ thống sẽ chết dần, mọi hệ thống đều phải mở ra để tiếp nhận năng lượng mới. Mọi hệ thống đều thay đổi nhưng không thay đổi quá nhanh, luôn luôn có những lực lượng bên trong một hệ thống , luôn có sự sống và năng lượng, những năng lượng này đẩy và kéo nhau.

Thông qua thuyết hệ thống sinh thái giúp chúng ta hiểu và tiếp cận người cai nghiện ma túy theo nhiều cách để có thể hiểu được hoàn cảnh, vấn đề và nhu cầu của họ, đồng thời đây là lý thuyết quan trọng khi ta nghiên cứu về yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng đến người cai nghiện ma túy và thực hiện xã hội hóa trong hoạt động quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy. Bởi bất kỳ một hệ thống nào cũng phải có những phương tiện để kiểm tra quản lý, một trong những phương pháp mà chúng ta thể hiện sự quản lý đó là xã hội hóa. Xã hội hóa

là cả một tiến trình nhằm nâng cao hiệu quả QLTH đối với người cai nghiện tại trung tâm, đòi hỏi sự tham gia từ nhiều bên liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w