Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 43 - 55)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA

2.2. Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Thu thập thông tin về Người cai nghiện ma túy tại Trung tâm là nhiệm vụ quan trọng trong QLTH. Cán bộ QLTH phải làm sao thu thập được những thông tin chính xác, toàn diện về NCNMT và vấn đề NCNMT đang gặp phải. Để có được những thông tin toàn diện, cán bộ QLTH cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả khảo sát Cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm cho thấy:

* Về nguồn cung cấp thông tin: Có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau được cán bộ QLTH khai thác, thu thập, thể hiện qua biểu đồ

Biều đồ 2.7 Nguồn cung cấp thông tin (Nguồn: Điều tra qua bảng hỏi)

Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.7 chỉ ra rằng cán bộ QLTH đã thực hiện thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp chủ yếu sau: Gia đình NCNMT (90,6%); Bản thân NCNMT (59,4%); ngoài ra từ các nguồn khác như bạn bè NCNMT (43,5%); Tổ dân phố, cảnh sát khu vực là 27,5% và từ những người có liên quan tại cộng đồng, hàng xóm (18,8%). Từ kết quả này tác giả nhận thấy cán bộ quản lý trường hợp chưa chú ý khai thác thông tin từ hàng xóm và Tổ dân phố, cảnh sát khu vực nơi mà trước khi vào cai nghiện người cai nghiện ma túy cư trú tại địa phương. Thực tế đối với đặc điểm xã hội của người cai nghiện ma túy thì đây chính là nguồn cung cấp thông tin khá đầy đủ và khách quan về từng người nghiện ma túy trên địa bàn. Tổ trưởng dân phố, Cảnh sát khu vực theo trách nhiệm của mình và hàng xóm sống gần sát hàng ngày với gia đình người nghiện, họ nắm rất rõ hoàn cảnh và tình trạng sử dụng ma túy của người nghiện trên địa bàn. Do vậy cán bộ QLTH cần lưu ý đến việc khai thác thông tin ở kênh này

Phỏng vấn sâu Anh L.Đ là Nhân viên CTXH thuộc Tổ Tư vấn tiếp nhận của Trung tâm, Anh Đ cho biết: “Việc thu thập thông tin về người cai nghiện ma túy thì bản thân họ không phải là nguồn cung cấp thông tin chính bởi nguyên nhân ngại chia sẻ, giống như khi ở bên ngoài xã hội họ cũng luôn muốn che giấu tình trạng nghiện của mình, việc tạo niềm tin ngay từ ban đầu với người cai nghiện ma túy khá khó khăn, do đó mà chúng tôi thường thu thập thông tin từ phía những người thân trong gia đình họ như ông bố, mẹ, vợ ,anh chị em họ hàng thân thích và nguồn thông tin này nhiều khi lại rất đầy đủ”.

* Về hình thức thu thập thông tin: Qua kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ QLTH thực hiện theo hình thức gặp trực tiếp NCNMT; thu thập qua văn bản hành chính chiếm tỷ lệ mức trung bình (56,3%), qua nghiên cứu hồ sơ rất thấp (15,6%) điều này cho thấy tại Trung tâm, việc trao đổi thông tin trực tiếp với người cai nghiện là phổ biến, thông qua hồ sơ cai nghiện rất thấp do quy định khai báo nhân thân và tình trạng nghiện của người nghiện tự nguyện hiện nay rất đơn giản, ít thông tin cần thiết.

* Về nội dung thông tin: Nội dung thông tin cần thu thập có ý nghĩa rất quan trọng cho việc đánh giá thông tin cần tập trung, không phân tán và là những thông tin cần thiết .

Biểu đồ 2.8 Nội dung thông tin

Biểu đồ trên cho thấy có 93,75 % số cán bộ QLTH của trung tâm đã thực hiện thu thập thông tin về cá nhân người cai nghiện ma túy và gia đình họ; 50% thu thập thông tin về nguồn lực trợ giúp thân chủ và chỉ có 31,25 % thông tin về môi trường xã hội. Kết quả trên cho thấy cán bộ QLTH rất quan tâm đến nội dung thông tin về bản thân NCNMT do đặc thù đối tượng nghiện ma tuý khá phức tạp so với các đối tượng trợ giúp xã hội khác, đặc biệt đối với người nghiện ma túy lâu năm, dùng nhiều loại ma túy, có nhiều tiền án, tiền sự,... những yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến can thiệp, trợ giúp của cán bộ QLTH.

Phỏng vấn anh T.V.Q là nhân viên CTXH Đội 2 của trung tâm cho biết: “Khi tìm hiểu đánh giá về đối tượng tôi và các đồng nghiệp rất chú ý đến thông tin về bản thân họ, gia đình họ bởi điều này giúp cho tôi hiểu và tiếp cận đối tượng nhanh chóng hơn, quá trình trợ giúp cũng sẽ thuận lợi rất nhiều nếu như ta không nắm rõ về họ, bởi khi sắp xếp các vấn đề trợ giúp họ nếu không hiểu kỹ về họ thì mọi sự chủ động của cán bộ sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn”.

Thu thập thông tin về nguồn lực thấp hơn (50%), nguồn lực ở đây là kinh tế gia đình người cai nghiện, nguồn lực tại địa phương, chia sẻ hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp,... Thực tế hiện nay do đối tượng cai nghiện tại trung tâm đang được thụ hưởng hỗ trợ khá lớn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Thu thập thông tin về môi trường xã hội của thân chủ chưa được cán bộ QLTH quan tâm nhiều (31,25%), điều này cho thấy việc quan tâm xem xét đến vấn đề kỳ thị với người nghiện ma túy còn chưa nhiều. Một thực tế hiện nay người nghiện ma túy tại cồng động đang được chú ý của cả xã hội nhưng việc tiếp cận, vào cuộc để tham gia trợ giúp họ còn nhiều việc đáng bàn và hầu như đổ dồn cho bản thân và gia đình họ. Do vậy cán bộ QLTH khi thu thập thông tin bện cạnh yếu tố bản thân thân chủ cần phải quan tâm đến thông tin từ môi trường xã hội của thân chủ.

Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy việc thu thập thông tin người cai nghiện ma túy tại trung tâm có thực hiện, nhưng chưa có sự tham gia của nhiều thành phần và nguồn thu thập thông tin còn chủ yếu dựa vào bản thân người cai nghiện và gia đình họ, chưa chú ý khai thác ở các nguồn thông tin khác; việc thu thập thông tin vẫn tập trung vào hình thức trao đổi trực tiếp với thân chủ, ít thông qua hồ sơ quản lý và văn bản trao đổi; nội dung thông tin thường chú trọng đến nhân thân và gia đình thân chủ, chưa tập trung khai thác về môi trường xã hội và nguồn lực của thân chủ.

2.2.2. Thực trạng nhiệm vụ đánh giá nhu cầu hỗ trợ của người cai nghiện ma túy

Hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ là khâu rất quan trọng trong tiến trình trợ giúp người cai nghiện ma túy. Dựa trên đặc điểm đối tượng và thực tiễn công tác cai nghiện ma túy tại trung tâm nhiều năm qua, tác giả đã đưa ra các lĩnh vực sau để tham khảo ý kiến cán bộ QLTH, lĩnh vực: Y tế, chăm sóc sức khỏe; Tư vấn giáo dục, trang bị kiến thức kỹ năng xã hội; Môi trường xã hội và lĩnh vực hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm thì két quả khảo sát cho thấy trên 90% đều chọn cả 4 nhóm lĩnh vực trên.

Phỏng vấn sâu anh C.V.T là Học viên (Người cai nghiện ma túy tại trung tâm), 29 tuổi, nhà ở phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, vào trung tâm cai nghiện được một tháng cho biết: “Sau nhiều năm sử dụng và nghiện ma túy, chúng em rất muốn cai nghiện để lấy lại cuộc sống như người bình thường, vào trung tâm này cai nghiện em muốn sớm cắt được cơn nghiện, được học tập, tư vấn cho cá nhân hiểu biết thật đầy đủ về vấn đề ma túy và cai nghiện ma túy thế nào để không tái nghiện khi trở về gia đình, chúng em cũng

rất muốn có thời gian ở đây để rèn luyện sức khỏe và muốn học một cái nghề nào đó phù hợp để về xin việc được việc làm, có được thu nhập ổn định”.

Hoạt động đánh giá nhu cầu của người cai nghiện ma túy được cán bộ QLTH bám sát vào thực tiễn người cai nghiện ma túy tại Trung tâm. Tác giả đã đi sâu khảo sát, phân tích thực hiện nhiệm vụ này của Cán bộ QLTH tại Trung tâm như sau:

* Đánh giá nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe

Câu hỏi khảo sát lĩnh vực y tế tác giả đã tập trung vào 6 nội dung: cắt cơn giải độc, điều trị bệnh thông thường, can thiệp điều trị chuyên sâu các bệnh học viên mắc phải trước khi vào Trung tâm, tư vấn và xét nghiệm HIV/AIDS, điều trị thay thế bằng Methadone, kết quả:

Bảng 2.9: Đánh giá các nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe

STT Đánh giá nhu cầu về y tế, chăm sóc sức khỏe Rất cần thiết

Không cần thiết

1 Cắt cơn giải độc 93,75% 6,25%

2 Điều trị thay thế bằng Methadone 90,6% 9,4%

3 Điều trị bệnh nặng cấp do quá trình sử dụng và nghiện ma túy gây ra

87,5% 12,5%

4 Điều trị bệnh thông thường 78% 22%

5 Xét nghiệm và điều trị kháng Vi rút HIV/AIDS 84,4% 15,6%

6 Nhu cầu thực phẩm chức năng, thuốc bổ 43,75% 56,25%

Kết quả về khảo sát Bảng 2.9 cho thấy Cán bộ QLTH rất quan tâm đánh giá nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người cai nghiện ma túy, cụ thể:

Đánh giá nhu cầu cắt cơn giải độc thể hiện cao nhất (93,75%), điều này cho thấy đây là một nhu cầu thực tế bởi cắt cơn nghiện luôn là đỏi hỏi trước tiên khi người cai nghiện tìm đến trung tâm, cán bộ QLTH luôn thấy được nhu cầu này ở gần như tất cả người đến cai nghiện ma túy. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc đánh giá về nhu cầu điều trị thay thế bằng Methadone là cần thiết (90,6%) đây là giải pháp đang được Thành phố Hà Nội quan tâm nhân rộng đối với người nghiện ma túy nhóm Opiat; quan tâm nhu cầu điều trị các bệnh mãn tính, bệnh mắc phải ở người cai nghiện ma túy khá cao (87,5%). Phỏng vấn sâu anh B.V.H cán bộ QLTH, Đội 1 cho biết: “Tôi đã nhiều năm làm trong lĩnh vực cai

nghiện này, tôi thấy trong quá trình sử dụng ma túy tại cộng đồng hầu hết người nghiện ma túy suy sụp sức khỏe rất nhanh, nhiều trường hợp nhiễm lao, viêm gan B, C, tim mạch, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa do dùng ma túy và sinh hoạt bừa bãi nên khi vào trung tâm sức khỏe họ rất kém, nhiều khi cần được điều trị ngay nên đánh giá nhu cầu này của từng người cai nghiện ma túy là rất cần thiết”.

Quan tâm đến lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS qua khảo sát cho thấy cán bộ QLTH quan tâm đến nhu cầu được xét nghiệm HIV và điều trị bằng thuốc ARV của người cai nghiện ma túy ( 84,4%), nội dung tuyên truyền và tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV cho NCNMT nhiều năm qua luôn được Trung tâm quan tâm thực hiện. Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng phản ánh cho thấy sự quan tâm đến nhu cầu thực phẩm chức năng, thuốc bổ cho Người cai nghiện ma túy tại Trung tâm rất thấp (43,75%). Thực tế cơ sở vật chất, chế độ ăn, uống, thuốc bổ tại Trung tâm chưa thật sự đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cai nghiện ma túy nhưng khảo sát cho thấy Cán bộ QLTH chưa đánh giá cao nhu cầu này, đây là một lưu ý hạn chế của hoạt động đánh giá nhu cầu NCNMT tại Trung tâm.

*Đánh giá nhu cầu học tập, tham vấn, tư vấn

Bảng 2.10. Đánh giá nhu cầu về học tập, tham vấn, tư vấn

STT Đánh giá nhu cầu về học tập, tư vấn, tham vấn Rất cần thiết

Không cần thiết 1 Tư vấn, tham vấn về chăm sóc sức khỏe bản thân 90,6% 9,4%

2 Tư vấn phòng chống tái nghiện 93,75% 6,25%

3 Tư vấn, tham vấn tâm lý, giải quyết các mối quan hệ gia đình, xã hội

81,25% 18,75%

4 Học tập các chuyên đề giáo dục nhằm thay đổi nâng

cao nhận thức 53,10% 46,90%

5 Tư vấn nghề, việc làm định hướng nghề nghiệp 56,25% 43,75%

Qua kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.10 cho thấy: Cán bộ QLTH quan tâm đánh giá nhu cầu giáo dục và tư vấn, tham vấn của NCNMT tuy nhiên chưa thể hiện đồng đều.

Trong đó quan tâm đến đánh giá nhu cầu về tư vấn chăm sóc sức khỏe bản thân NCNMT, tư vấn kiến thức, kỹ năng phòng chống tái nghiện và tham vấn giải quyết tâm lý tình cảm gia đình luôn được tập trung cao (từ 81,25% đến 93,75%). Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá nhu cầu về học tập theo các chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức và tư vấn nghề, việc

làm ở mức thấp hơn (53,10 % và 56,25% cho rằng cần thiết). Điều này phản ánh cán bộ QLTH thấy rằng mối quan tâm rất lớn của NCNMT tại trung tâm là yếu tố sức khỏe và tình cảm gia đình. Phỏng vấn sâu chị T.T.H cán bộ QLTH trung tâm cho biết:“Khi đánh giá nhu cầu tư vấn của người cai nghiện ma túy chúng tôi thường quan tâm đến nhu cầu tư vấn chăm sóc sức khỏe và tình cảm gia đình, bởi là cán bộ chúng tôi rất hiểu những mất mát về sức khỏe và tình cảm của họ, còn về học tập và định hướng nghề cũng là nội dung chúng tôi quan tâm nhưng do thời gian cai nghiện tại trung tâm ngắn và nội dung chuyên đề nhiều em đã học lại nhiều lần nên không là mối quan tâm nhiều của họ”.

* Đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình, xã hội

Đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình, xã hội được cán bộ quản lý trường hợp quan tâm, thể hiện qua kết quả khảo sát sau:

Bảng 2.11. Đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình, xã hội STT Đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình, xã hội Rất cần

thiết

Không cần thiết

1 Lòng tin của người thân trong gia đình 81,25% 18,75%

2 Sự quan tâm, động viên và hỗ trợ vật chất từ gia đình 93,75% 6,25%

3

Thái độ không kỳ thị, sự quan tâm của chính quyền địa phương, của cán bộ trung tâm

96,87% 3,13%

4

Hòa nhập, tham gia vào các hoạt động hành chính, văn hóa,

kinh tế, xã hội tại địa phương 59% 41%

Thông qua kết quả khảo sát tại bảng 2.11 cho thấy, Cán bộ QLTH đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình và xã hội của người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm khá lớn. Trong đó quan tâm xem xét đáp ứng nhu cầu xóa bỏ kỳ thị của cộng đồng xã hội đối với NCNMT rất cao (96,87%), đáp ứng nhu cầu tình cảm và hỗ trợ vật chất từ phía gia đình đối với NCNMT cũng rất cao (93,75%). Đặc biệt sau thời gian dài sử dụng và nghiện ma túy, NCNMT luôn mặc cảm, suy nghĩ về lòng tin với người thân gia đình. Đánh giá nhu cầu về việc tham gia các hoạt động chức năng xã hội ở NCNMT hầu hết cán bộ QLTH chỉ dừng lại mức tren trung bình (59%), cho thấy sự kết nối và thực tế hạn chế nhu cầu này của NCNMT vẫn đang là một thực tế tại địa phương.

Phỏng vấn sâu anh N.V.T, cán bộ QLTH trung tâm cho biết: “Khi thực hiện trợ giúp tôi luôn chú ý đến việc đánh giá nhu cầu về môi trường gia đình của thân chủ, vì đây luôn là mong muốn nhất của người cai nghiện ma túy trong suốt thời gian họ ở Trung tâm, bởi thực tế sạu thời gian dài sử dụng ma túy họ đánh mất tình cảm, mất hết niềm tin của gia đình, người thân và cộng đồng xung quanh họ và họ rất lo lắng điều này”.

* Đánh giá nhu cầu học nghề và tạo việc làm

Bảng 2.12. Đánh giá nhu cầu học nghề và tạo việc làm

STT Đánh giá nhu cầu về học nghề, tạo việc làm Cần thiết Không cần thiết

1 Nhu cầu học nghề 75% 25%

2 Nhu cầu việc làm 87,5% 12,5%

3 Nhu cầu hỗ trợ kinh phí học nghề 71,87% 28,13%

Xem xét theo kết quả bảng 2.12 trên cho thấy cán bộ QLTH quan tâm nhu cầu về học nghề của NCNMT (75%), xem xét nhu cầu hỗ trợ việc làm (87,5%) và đề cặp đến vấn đề hỗ trợ kinh phí học nghề cho NCNMT (71,87%) như vậy cho thấy công tác QLTH tại trung tâm có chú ý đến nhu cầu học nghề và việc làm của NCNMT tại Trung tâm.

2.2.3. Về thực trạng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch can thiệp

Xây dựng kế hoạch các hoạt động can thiệp là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình QLTH, để xây dựng các hoạt động can thiệp hiệu quả cán bộ QLTH cần bám sát các vấn đề đang gặp phải và nhu cầu của người cai nghiện ma túy, đồng thời phải huy động được sự tham gia của bản thân NCNMT, đại diện gia đình họ, của cán bộ QLTH, của Lãnh đạo trung tâm, của đại diện các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc xây dựng kế hoạch can thiệp.

Kết quả khảo sát cán bộ QLTH cho thấy thực trạng thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch can thiệp cho NCNMT, thể hiện qua biểu đồ như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w