Cơ sở pháp lý của quản lý trường hợp đối với đối với người cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

1.4. Cơ sở pháp lý của quản lý trường hợp đối với đối với người cai nghiện ma túy

- Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/6/2012 – kỳ họp Quốc hội Khóa 13 (Số 15/2012/QH13 – Luật xử lý vi phạm hành chính). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi sử dụng ma túy trái phép không phải là tội phạm, mà là hành vi vi phạm pháp luật về mặt hành chính và được xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy được tiến hành bằng các thủ tục hành chính được quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính. Trong luật xử lý vi phạm hành chính đã cụ thể việc lập hồ sơ đối với người phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 103) và xem xét, quyết định, đề nghị chuyển tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Sự dân chủ, công khai, khách quan, chặt chẽ nhằm đảm bảo điều chỉnh đúng người, đúng hành vi

vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với người cần đưa vào diện cai nghiện bắt buộc.

Căn cứ vào hai văn bản luật nêu trên Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành các Nghị định, Thông tư điều chỉnh cụ thể về hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc, quản lý sau cai nghiện ma túy, một số văn bản như:

- Nghị quyết 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạomcông tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;

- Nghị định số 221/2013/ NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vao cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Nghị định 136/2016/ NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ, quy định sủa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/ NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vao cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Nghị định 111/2013/ NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Nghị định 56/2016/ NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 111/2013/ NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 2596/ QĐ- TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

“Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số 1640/ QĐ- TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định 2330/ QĐ -UBND ngày 22/5/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội dến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định 2946/QĐ-UBND ngày 29/6/2012 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Quyết định phê duyệt đề án “Tổ chức, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội và Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy của Thành phố Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”

- Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020”. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng, khẳng định và điều chỉnh rõ nét về phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam, với mục tiêu cụ thể là: “Phát triển nghề công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam;

nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở, cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đề tài “Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số V, Thành phố Hà Nội” trình bày những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy.

Thông qua nội dung trình bày, tác giả đã đưa ra các khái niệm ma túy, nghiện ma túy và cai nghiện ma túy, những vấn đề xoay quanh người nghiện ma túy tại Việt nam, tiếp đó tác giả đã trình bày nội dung ngành công tác xã hội, tập trung đi sâu về quản lý trường hợp và quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy, cơ sở pháp lý và đặc biệt là đề cập sâu đến hệ thống lý thuyết áp dụng khi tiếp cận nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy. Thông qua phân tích ý nghĩa và nội dung cơ bản của Thuyết Nhu cầu, Thuyết Hệ thống và Thuyết Hệ thống sinh thái cho ta thấy sự phù hợp và cần thiết để nghiên cứu về QLTH .

Thông qua những nội dung trình bày tại chương 1 tác giả muốn nêu lên toàn bộ nền tảng khoa học và căn cứ thực tiễn, tính logic, nền tảng quan trọng để có căn cứ giải quyết nội dung chính của luận văn đó là phân tích thực trạng nhiệm vụ và những yếu tố tác động đến Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội số V, Thành phố Hà Nội, tác giả ứng dụng vào thực tế tiến trình QLTH can thiệp trợ giúp người cai nghiện ma túy tại Trung tâm, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội số V cũng như góp phần làm rõ hơn việc ứng dụng Quản lý trường hợp đối với Người cai nghiện ma túy tại Trung tâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w