Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 55 - 65)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Thực hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy là hoạt động quan trọng và cần thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ này một cách hiệu quả thì cần

đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, thông qua nghiên cứu đề tài này tác giả đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm, kết quả:

Bảng 2.16 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm

STT Các yếu tố ảnh hưởng Số phiếu Tỷ lệ

1 Yếu tố đặc điểm người cai nghiện 22/32 68,75%

2 Yếu tố môi trường gia đình và xã hội 20/32 62,5%

3 Yếu tố cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm 28/32 87,5%

4 Yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp 14/32 43,75%

5 Yếu tố về cơ chế, chính sách 25/32 78,13%

Bảng tổng hợp khảo sát thể hiện tại bảng 2.16 trên đã chỉ ra rất rõ rằng, yếu tố đáng lưu ý nhất đến hiệu quả thực hiện tiến trình quản lý trường hợp đối với người cai nghiện tại Trung tâm là yếu tố trình độ chuyên môn và kỹ năng của cán bộ quản lý đối tượng (87,5%); yếu tố thứ hai là cơ chế chính sách và chế độ đãi ngộ (78,13%); yếu tố thứ ba là đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của người cai nghiện (68,75%); yếu tố thứ tư là môi trường gia đình- xã hội (62,5%) và yếu tố cuối cùng là nhận thức và quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Trung tâm (43,75%). Phân tích cụ thể từng yếu tố tác động như sau:

2.3.1. Thực trạng yếu tố đặc điểm của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Thực trạng ảnh hưởng từ yếu tố đặc điểm của Người cai nghiện ma túy tại trung tâm được tác giả khảo sát và phân tích như sau:

Bảng 2.17: Yếu tố ảnh hưởng từ đặc điểm người cai nghiện ma túy

Các đặc điểm thuộc người cai nghiện ma túy Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh

hưởng

Bình thường

Không ảnh hưởng

1 Do sức khỏe người cai nghiện ma túy 84,4% 15,6% -

2 Do biến đổi tâm sinh lý từ sử dụng các chất gây nghiện

93,75% 6,25% -

3 Trình độ học vấn thấp 75% - 25%

Kết quả khảo sát tại Bảng 2.17 cho thấy ảnh hưởng từ yếu tố đặc điểm của người cai nghiện ma túy đến hoạt động quản lý trường hợp tại trung tâm rất rõ nét. Trong đó về mặt sức khỏe của bản thân NCNMT có ảnh hưởng lớn (84,4%) hiệu quả áp dụng tiến trình QLTH; Yếu tố đặc điểm về vấn đề biến đổi tâm, sinh lý thể chất của người cai nghiện ma túy từ tác hại của ma túy ảnh hưởng rất lớn (93,75 %), đặc biệt từ nhóm người nghiện lâu, nghiện nặng và gần đây nhóm người nghiện ma túy chuyển dần từ sử dụng nhóm Opiat sang sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy dạng đá gây ra những khó khăn rất lớn cho cán bộ QLTH trong cả quá trình trợ giúp, can thiệp cả về y tế, tâm lý và xã hội, đây là một khó khăn mà phản ánh đánh giá của cán bộ QLTH là rất thực tế tại trung tâm; Về trình độ học vấn của người cai nghiện ma túy cũng ảnh hưởng nhiều đến QLTH (75%), điều này cũng rất dễ hiểu bởi nếu NCNMT có trình độ học vấn thấp thì sẽ gặp rất khó khăn trong việc thay đổi nhận thức cũng như phối hợp các tác động hỗ trợ từ Nhân viên CTCH, tuy nhiên cũng có một số cán bộ QLTH đánh giá yếu tố này không ảnh hưởng nhiều ( 25%).

Phỏng vấn sâu anh N.T cán bộ QLTH trung tâm cho biết: “Rất nhiều người cho rằng trình độ học vấn của người cai nghiện thấp rất khó khăn cho cán bộ khi làm việc nhưng theo tôi thì hầu hết họ đều như vậy rồi, nên chúng ta cần phải biết như vậy mà tích cực hơn trong kỹ năng làm việc với họ, đồng thời những kiến thức, nội dung can thiệp đến họ cũng tùy vào hoàn cảnh và không phải có trình độ cao học vấn cao để tiếp cận được”.

2.3.2. Thực trạng yếu tố môi trường xã hội đối với người cai nghiện tại Trung tâm Bảng 2.18: Yếu tố môi trường xã hội đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng

1 Quan tâm chia sẻ từ gia đình 93,75% 6,25% -

2 Quan điểm, sự giúp đỡ của cơ quan địa phương

68,75% 16% 15,25%

3 Môi trường Trung tâm 90,63% 9,37% -

4 Kỳ thị xã hội 96,87% 3,13% -

Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.18 ảnh hưởng tác động lớn từ yếu tố môi trường xã hội đối với hoạt động quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm, cụ thể cán bộ QLTH nhận định sự quan tâm chia sẻ từ phía gia đình người cai nghiện ma túy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trợ giúp người cai nghiện ma túy (93,75%). Ảnh hưởng của yếu tố gia đình ở đây thể hiện về nguồn lực, về tình cảm đối NCNMT, sự phối hợp chặt chẽ với nhân viên CTXH, với trung tâm, nếu nhận được quan tâm này thì cán bộ QLTH sẽ hoàn thành tốt hoạt động trợ giúp của mình.

Thông qua kết quả khảo sát một lần nữa cho thấy ảnh hưởng từ sự kỳ thị của cộng đồng xã hội đối với người cai nghiện ma túy vẫn là mối quan tâm lớn theo nhận xét của Cán bộ QLTH (96,87%), khi họ còn bị mặc cảm, kỳ thị thì sự tin tưởng và lòng quyết tâm của NCNMT trong thực hiện kế hoạch trợ giúp bị ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó môi trường tại chính Trung tâm cai nghiện có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với người cai nghiện ma túy (90,63%), thực tế nếu có được môi trường cai nghiện an toàn, thân thiện sẽ giúp NCNMT yên tâm, tự tin và mạnh dạn tham gia các hoạt động trợ giúp tại trung tâm, ngược lại sẽ làm NCNMT luôn lo lắng và hiệu quả can thiệp, trợ giúp với họ sẽ hạn chế rất nhiều. Về ảnh hưởng từ chính quyền, đoàn thể tại địa phương nhận thấy ảnh hưởng khá lớn (68,75%), tuy nhiên cũng có một số ít ý kiến (15,25%) cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng, do thực tế NCNMT chủ yếu chi phối bởi môi trường trung tâm.

2.3.3. Thực trạng yếu tố cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm

Cán bộ quản lý trường hợp có đặc điểm khác so với cán bộ nhân viên công tác xã hội, đó là ngoài việc họ tham gia can thiệp, trợ giúp thân chủ theo nhóm việc về công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng thì đòi hỏi ở người cán bộ quản lý trường hợp là vai trò kết nối, điều phối, biện hộ,… cho thân thủ. Do vậy, yếu tố tác động và đòi hỏi ở cán bộ quản lý trường hợp rất cao và sâu rộng cả về chuyên môn, kiến thức, đạo đức và kỹ năng làm việc.

Khảo sát cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm cho kết quả:

Bảng 2.19: Yếu tố ảnh hưởng từ cán bộ quản lý trường hợp

STT Đặc điểm của cán bộ quản lý trường hợp tại Trung tâm Số lượng Tỷ lệ

1 Kiến thức chuyên môn 29/32 90,6%

2 Kỹ năng tiếp cận, đánh giá 25/32 78 %

3 Kỹ năng điều phối các dịch vụ 23/32 71,87%

4 Kỹ năng giám sát 21/32 65,6%

5 Thái độ, đạo đức nghề nghiệp 26/32 81,25%

Kết quả khảo sát tại bảng 2.19 trên cho thấy đòi hỏi yêu cầu lớn nhất là kiến thức chuyên môn của cán bộ quản lý trường hợp (91%), trong bối cảnh xã hội và diễn biến phức tạp về ma túy, khó khăn về công tác điều trị cho các loại ma túy mới do vậy cán bộ QLTH phải có trình độ, kiến thức chuyên môn cao. Thực tế tại Trung tâm cũng đã đạt được yêu cầu, cụ thể với 62,5% cán bộ có trình độ đại học, 6% trên đại học và còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp như đã phân tích ở trên; về chuyên môn 31,25% có chuyên môn Công tác xã hội, 21,8% chuyên môn Tâm lý học, 12,5% chuyên môn Sư phạm, 9,4%

chuyên môn Xã hội học, còn lại là chuyên môn khác; Các cán bộ đều đều đào tạo về công tác xã hội. Trình độ và việc thực hiện đào tạo tương đối tốt, tuy nhiên với tình hình còn nhiều khó khăn như hiện nay thì vẫn cần phải có kế hoạch nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn của cán bộ quản lý trường hợp Trung tâm trong thời gian tới.

- Thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QLTH là yếu tố ảnh hưởng cao (81,25%). Thực tế với người cai nghiện ma túy luôn có tâm lý tự ti, mặc cảm, tâm lý thất thường,… một số vi phạm pháp luật, mất lòng tin ở gia đình, xã hội nên cán bộ quản lý trường hợp cần hiểu, chia sẻ và chấp nhạn thân chủ. Nội dung này trung tâm có được nền tảng đạo đức cán bộ khá tích cực, đặc biệt trong giai đoạn năm 2015 khi trung tâm thực hiện chuyển đổi sang mô hình cai nghiện ma túy tự nguyện, trung tâm đã dành nhiều quan tâm để giáo dục đạo đức cán bộ, thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận đối với NCNMT so với trước đây.

Phỏng vấn anh N.V.B (51 tuổi) cán bộ QLTH, Đội 2 phòng Tư vấn – Giáo dục, anh B cho biết “Thái độ và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Trung tâm nói chung, cán bộ quản lý trường hợp nói riêng là yếu tố rất quan trọng bởi hầu hết người nghiện cai nghiện tại đây đều có hoàn cảnh rất đặc biệt, nhiều người bị ngay cả gia đình, người thân xa lánh, ghét bỏ, vào cai nghiện họ cũng luôn tỏ ra ngang bướng gây tổn thương cho người khác và cũng dễ bị tổn thương, nhạy cảm với suy nghĩ thái độ của cán bộ, do vậy

nếu cán bộ ân cần, quan tâm ngay từ đầu, cùng lối sinh hoạt, tác phong nghiêm túc, gương mẫu từ lời ăn, tiếng nói, tôn trọng học viên thì sẽ tạo uy tín, niềm tin lớn trong học viên, việc giáo dục họ sẽ rất hiệu quả nhiều, học viên khi trở về gia đình còn lưu luyến và gặp lại luôn tôn trọng thầy.”

- Kỹ năng tìm kiếm, điều phối nguồn lực, dịch vụ (71%), yếu tố này rất quan trọng đặc biệt ngoài cộng đồng, trong Trung tâm các thiết chế, cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ cho người cai nghiện thường có quy định cụ thể từ Thành phố hoặc từ nguồn lực từ gia đình học viên đóng góp nhưng nếu cán bộ QLTH không vận dụng linh hoạt các dịch vụ trong trung tâm và bên ngoài thì hiệu quả trợ giúp NCNMT sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

- Kỹ năng giám sát của cán bộ quản lý trường hợp ảnh hưởng nhiều (65%). Thực tế hoạt động này của cán bộ QLTT tại Trung tâm thể hiện bằng ghi chép tại sổ đánh giá thân chủ hàng tuần theo từng giai đoạn hoặc từng dịch vụ, như giai đoạn cắt cơn, giai đoạn tư vấn giáo dục, dịch vụ hỗ trợ pháp lý, lao động,... giúp cho cán bộ liên tục cập nhật thông tin, quá trình thay đổi của NCNMT tại trung tâm.

- Kỹ năng tiếp cận, đánh giá xác định nhu cầu NCNMT là một yếu tố quan trọng đối với cán bộ QLTH trung tâm (78%), trước khó khăn về đặc điểm NCNMT như luôn có tư tưởng như ép mình, thiếu cởi mở, không bộc lộ nhu cầu bản thân, cán bộ QLTH trung tâm luôn nắm bắt đầy đủ thông tin, diễn biến tâm lý của thân chủ, từ đó tạo cho họ lòng tin, tình cảm chân thành. Như vậy kỹ năng tiếp cận đánh giá hoàn cảnh, vấn đề và nhu cầu NCNMT được cán bộ QLTH khá quan tâm và áp dụng trong quá trình hoạt động tại trung tâm.

2.4.4. Thực trạng yếu tố nhận thức của lãnh đạo và cán bộ quản lý tại Trung tâm Nhận thức và chỉ đạo điều hành của cán bộ lãnh đạo trung tâm về công tác xã hội nói chung và về hoạt động quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy nói riêng đóng vai trò quyết định rất quan trọng. Theo kết quả khảo sát:

Bảng 2.20: Yếu tố ảnh hưởng từ nhận thức của lãnh đạo quản lý các cấp Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Bình thường Không ảnh hưởng

1 Nhận thức tầm quan trọng, hiệu quả của QLTH đối với NCNMT

96,87% 3,13% -

2 Hiểu chuyên môn về QLTH đối với NCNMT

56,25% 18,75% 25%

3 Thái độ chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QLTH đối với NCNMT

93,75% 6,25% -

4 Đánh giá, ghi nhận kế quả thực hiện 71,8% 28,2% -

Kết quả khảo sát theo Bảng 2.20 cho thấy: Nhận thức của lãnh đạo các cấp về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề công tác xã hội đối với người nghiện ma túy, hoạt động quản lý trường hợp dối với người cai nghiện ma túy có ảnh hưởng rất lớn (96,87%); Thái độ kiên quyết trong chỉ đạo việc áp dụng và thực hiện nghiêm túc các nội dung và tiến trình QLTH đối với NCNMT tại trung tâm cũng là một đòi hỏi rất lớn (93,75%), điều đó thể hiện nếu lãnh đạo quyết tâm chỉ đạo thì tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ QLTH trong toàn bộ quá trình can thiệp trợ giúp thân chủ cả ở trong và bên ngoài trung tâm;

Xem xét ảnh hưởng về về chuyên môn sâu CTXH, QLTH đối với lãnh đạo quản lý có 25% cán bộ cho rằng không ảnh hưởng, điều này thể hiện mong muốn ở lãnh đạo chủ yếu ở góc độ điều hành, quan tâm chỉ đạo, và cụ thể có đến 71,8% cán bộ QLTH cho rằng nếu được lãnh đạo ghi nhận thì sẽ là nguồn động viên, quan tâm để cán bộ QLTH tiếp tục làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình đối với người cai nghiện ma túy tại trung tâm.

Phỏng vấn sâu Ông T, là cán bộ quản lý trung tâm cho biết “Trước chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội về việc đổi mới công tác cai nghiện, chuyển dịch từ cai nghiện ma túy bắt buộc tập trung sang cai nghiện ma túy tự nguyện ở các trung tâm, đặc biệt lấy Trung tâm số V làm đơn vị thí điểm từ năm 2015, tập thể lãnh đạo trung tâm đã có những hoạt động cụ thể về chỉ đạo, bám sát áp dụng chuyên môn nghề công tác xã hội vào quy trình cai nghiện cho học viên tại trung tâm. Do đó hai năm nay từ lãnh đạo đến cán bộ chủ chốt đều tham gia tập huấn về Công tác xã hội, trong đó nội dung quản lý trường hợp được trao đổi kỹ để cán bộ quản lý phải biết, phải hiểu cơ bản, làm được khâu này chúng tôi mới có thể tiếp tục thực hiện đúng hướng và hiệu quả về áp dụng Công tác xã hội ở Trung tâm hiện nay và thời gian tiếp theo.”

2.3.5. Thực trạng ảnh hưởng từ yếu tố cơ chế, chính sách

Bảng 2.21: Yếu tố ảnh tố cơ chế, chính sách đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

STT Chế độ chính sách Số lượng Tỷ lệ

1 Chế độ chính sách đối với người cai nghiện ma túy 27/32 84,43%

2 Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy 30/32 93,75%

3 Các chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác xã hội đối với người nghiện ma túy

29/32 90,5%

Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 2.21, cho thấy: Ảnh hưởng từ chế độ chính sách đối với người cai nghiện ma túy chiếm 84,43%, chế độ chính sách trợ giúp đối với NCNMT rất quan trọng, giúp cho thân chủ bớt đi gánh nặng chi phí gia đình cũng như giúp trung tâm thuận lợi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các dịch vụ, hoạt động can thiệp cho người cai nghiện ma túy; Đối với cán bộ làm việc trong lĩnh vực điều trị cai nghiện nói chung, cán bộ làm việc trong các cơ sở, trung tâm cai nghiện ma túy nói riêng thì chế độ đãi ngộ có ảnh hưởng rất lớn (93,75), thực tế hiện nay cán bộ trung tâm đang được hưởng một số ưu đãi, chế độ thu hút từ ngân sách địa phương nhưng trước khó khăn từ sinh hoạt vật chất, kinh tế xã hội hiện nay vấn đề này đang tiếp tục là đòi hỏi và có ảnh hưởng lớn đến công tác cán bộ.

Phỏng vấn sâu Anh N.V.T cán bộ Quản lý trường hợp, Phòng Tư vấn Giáo dục trung tâm cho biết: “Với công việc phức tạp trong môi trường đặc thù, hàng ngày tiếp xúc với người bệnh về tâm lý, lệch chuẩn về hành vi cùng với thời gian làm việc liên tục 5 ngày/tuần và thường xuyên phải trực tại trung tâm, chúng tôi được chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp (1,25 Mức lương cơ bản), phụ cấp ưu đãi y tế (40% hệ số lương), tiền trực làm thêm ngoài giờ, đó cũng là nguồn động viên, hỗ trợ lớn cho anh em cán bộ. Tuy nhiên so với mức sống trung bình tại đô thị Hà Nội hiện nay, lại thường xuyên đi lại và làm việc thậm chí cả ngày đêm tại cơ quan thì còn chưa thỏa đáng, bản thân tôi mong muốn thu nhập cơ bản cao hơn để yên tâm công việc này.”

Yếu tố về cơ chế chính sách ở đây còn thể hiện ở các văn bản chỉ đạo hướng dẫn từ Trung ương, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương. Đặc biệt lĩnh vưc công tác xã hội là

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w