Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 79 - 85)

Chương 3 ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục

3.3.1. Nhận xét, yêu cầu cụ thể từ kết quả thực tiễn áp dụng tiến trình Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Áp dụng tiến trình QLTH vào thực tiễn trường hợp anh Trần Văn T., 25 tuổi, nhà ở Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình vào Trung tâm cai nghiện ma túy tự nguyện 3 tháng, tác giả đưa ra nhận số nhận xét cụ thể sau đây:

1. Bước 1 Xây dựng mối quan hệ, đánh giá nhu cầu của thân chủ:

- Đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm có một đặc điểm khá chung là thân chủ ban đầu rất e ngại, không cung cấp đầy đủ nhân thân, tình trạng sử dụng ma túy của bản thân, thứ hai là chưa thật sự tự giác vào trung tâm cai nghiện, do vậy Nhân viên QLTH cần có quyết tâm, kiên trì và vận dụng kỹ năng nghề nghiệp thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với thân chủ (Trường hợp của thân chủ T cũng vậy, Nhân viên QLTH nếu không quyết tâm, kiên trì và vận dụng kỹ năng, không thông qua bà H, người thân của T thì sẽ bế tắc). Thực tế nhân viên QLTH Trung tâm số V còn hạn chế về điều này, một phần do thói quen của việc tiếp nhận, quản lý người vào cai nghiện bắt buộc trước đây. Qua đây lãnh đạo Trung tâm cần sâu sát ngay từ đầu trong chỉ đạo thực hiện bước này của cán bộ.

- Vấn đề đánh giá thân chủ ở Trung tâm còn ít quan tâm phân tích sâu những mặt mạnh, mặt hạn chế của thân chủ (Trường hợp T, ngoài yếu tố bà mẹ có ảnh hưởng tốt, anh trai và bạn gái ảnh hưởng tiêu cực, nhân viên QLTH cần khai thác sâu thêm về thế mạnh khác của T, bạn tốt của T, sự quan tâm của anh CSKV,...) Khi đánh giá thân chủ nhân viên QLTH cần hệ thống lên bảng phân tích nhằm giúp chính thân chủ nhìn nhận, xem lại đầy đủ để cần nhu cầu gì, cần giải quyết vấn đề gì và đưa xây dựng kế hoạch can thiệp cho sát thực tế và hiệu quả. Nhân viên QLTH của Trung tâm số V cần rút kinh nghiệm, bổ sung khắc phục hạn chế này.

2. Bước 2 Xây dựng kế hoạch

Trong điều kiện và môi trường cai nghiện tại Trung tâm, việc xây dựng kế hoạch can thiệp khác ngoài cộng đồng, đó là ngoài việc trực tiếp phối hợp với thân chủ T, mẹ T, nhân viên QLTH còn cần phải xin ý kiến tham gia của cán bộ trực tiếp quản lý T tại Đội 1, cán bộ phụ trách các Phòng Tư vấn giáo dục, Y tế PHSK, Tổ chức hành chính

79

và Phòng dạy nghề hướng nghiệp của Trung tâm để đảm bảo xây dựng kế hoạch khách quan và nhận được sự phối hợp, cung cấp dịch vụ tại chỗ cũng như bên ngoài Trung tâm thuận lợi hơn cho thân chủ T trong thực hiện kế hoạch can thiệp. Việc này Lãnh đạo Trung tâm số V cần xây dựng thành quy chế làm việc phối hợp giữa nhân viên QLTH với các bộ phận trong Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ, cần có sự điều hành chung của lãnh đạo.

3. Bước 3 Chuẩn bị và hỗ trợ cho thân chủ tiếp cận các dịch vụ

Trong Trung tâm số V việc hỗ trợ T tiếp cận các dịch vụ tại chỗ như cắt cơn giải độc, tư vấn giáo dục chuyên sâu khá thuận lợi và sẵn sàng. Tuy nhiên ở đây nhân viên QLTH chưa thể hiện rõ vai trò điều phối, biện hộ và điều chỉnh nếu các dịch vụ có những khó khăn cho T hoặc không đáp ứng được cho T. Thực tế hiện nay tại Trung tâm việc chuyển gửi, đi lại đến các dịch vụ bên ngoài trung tâm gặp rất khó khăn do chưa có hệ thống phối hợp bài bản, chưa có liên kết chính thức của Trung tâm với các vệ tinh này, do vậy trường hợp trên nhân viên QLTH phải rất vất vả trong liên hệ, giới thiệu để T có thể tiếp cận được dịch vụ (ngoài ra còn chuyện ra vào trung tâm, kinh phí đi lại,...vv). Do vậy Trung tâm cần có hệ thống kết nối chính thức với các bệnh viện, đơn vị dịch vụ khác bên ngoài và công khai để học viên cai nghiện quan tâm lựa chọn và đề nghị kết nối.

Bước 4. Theo dõi giám sát

Thực tế qua áp dụng, nội dung này chưa bộc lộ rõ nét việc giám sát hỗ trợ thân chủ, có lẽ cũng bắt nguồn từ tư duy tồn tại lâu năm của cán bộ Trung tâm có cách theo dõi, quản lý, hỗ trợ với học viên cai nghiện bắt buộc. Trường hợp của T khá điển hình về mặt thuận lợi như gia đình có điều kiện, cự ly, nhận thức của T,... nhưng còn nhiều trường hợp khác nếu nhân viên QLTH tại Trung tâm nếu không bám sát và hỗ trợ thân chủ kịp thời thì hiệu quả trợ giúp sẽ không được như mong muốn. Nội dung này tại Trung tâm còn yếu, cụ thể là vai trò điều hành, chỉ đạo, đôn đốc của Lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo các phòng khi triển khai, thực hiện nhiệm vụ QLTH .

Bước 5. Lượng giá và kết thúc.

Đối với trường hợp T, cơ bản các nội dung đưa ra đều được đáp ứng, tuy nhiên nhân viên QLTH chưa đánh giá sâu về nguyên nhân đạt được, hay những hạn chế trong quá trình tiếp cận, xây dưng kế hoạch, đặc biệt việc chuyển gửi, bàn giao về địa phương của T, liệu sau 3 tháng can thiệp đã đủ cho T chống chọi với bạn nghiện, với bạn gái cũ nếu cô ta tiếp tục quay lại tìm T, với kỳ thị của xã hội, với với công việc cũ

80

hay tìm việc mới,... Như vậy trường hợp T có thể chưa được đóng tại đây mà nhân viên QLTH cần xây dựng với T một kế hoạch tiếp theo và rất cần sự trợ giúp tiếp theo của nhân viên QLTH, trung tâm số V, của các tổ chức, cá nhân cụ thể tại địa phương phường Giảng Võ để giúp đỡ T, gai đoạn sau cai nghiện. Qua đây rất cần Trung tâm xây dựng kế hoạch cụ thể về bàn giao, phối hợp, theo dõi, trợ giúp người sau cai nghiện, xây dựng các điểm trợ giúp ngoài cộng đồng để trực tiếp can thiệp hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy hay địa phương khi cần tham khảo, hỗ trợ chuyên môn.

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc áp dụng Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số V, Thành phố Hà Nội

Căn cứ thực trạng hoạt động tiến trình QLTH, các yếu tố ảnh hưởng và kết quả thí điểm một trường hợp áp dụng tiến trình QLTH tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V, Thành phố Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tiến trình QLTH vào đối tượng là NCNMT tại trung tâm, tác giả có một số giải pháp như sau :

1. Nâng cao nhận thức của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học viên, cụ thể : Tổ chức các lớp học chuyên đề về kiến thức y tế, tự chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng, chống các bệnh thông thường, các bệnh nhiễm trùng cơ hội, kiến thức phòng chống HIV/AIDS; kiến thức về ma túy, tác hại và cơ chế gây nghiện, điều trị cai nghiện đặc biệt về các loại ma túy mới; kiến thức pháp luật về dân sự, hình sự, lao động, hành chính, trật tự giao thông và quy định về phòng chống ma túy; kỹ năng sống, văn hóa ứng xử,... mục đích nâng cao nhận thức và tăng cường sự tương tác với nhân viên QLTH và phối hợp với các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình cai nghiện.

2. Nâng cao hiệu ứng tích cực từ môi trường xã hội

a. Tổ chức tốt hơn nữa cơ sở vật chất các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao thể chất cho học viên, xây dựng môi trường cai nghiện ô An toàn, Trong sạch và Thõn thiện ằ nhằm đảm bảo đỏp ứng cỏc nhu cầu về an toàn, tôn trọng, yêu thương đối với người cai nghiện tại Trung tâm.

b.Vận động sự vào cuộc của phía gia đình, thân nhân học viên bằng những nội dung rất cụ thể như: Tổ chức gặp mặt định kỳ hàng tháng, thông báo kết quả điều trị, học tập, rèn luyện của con em; công khai chế độ tài chính, thụ hưởng và kinh phí, vật chất gia đình đã chuyển đến cho học viên, đánh giá chất lượng các dịch vụ và tạo điều kiện cao nhất cho gia đình tham gia vào các hoạt động của học viên tại Trung tâm.

81

c. Mời các đoàn thể, chính quyền, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tại địa phương vào Trung tâm thăm quan, chia sẻ thông tin, từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ NCNMT trên cơ sở có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố. Mục đích góp phần bổ sung, nâng cao nhận thức của chính các nhà quản lý tại địa phương, xóa đi mặc cảm kỳ thị của người nghiện và ngược lại tạo cái nhìn cởi mở từ chính quyền và các tổ chức ngoài cộng đồng với NCNMT.

3. Chuẩn hóa cán bộ của Trung tâm (đội ngũ trực tiếp làm việc với NCNMT như Nhân viên CTXH, Nhân viên QLTH)

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại kiến thức cơ bản về pháp luật, y tế, dân sự, hành chính và kiến thức sâu về nghiện chất và điều trị nghiện chất hiện nay.

- Tiếp tục trang bị kiến thức sâu về CTXH, QLTH đối với NCNMT. Đặc biệt nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp và thực hành kỹ năng của Nhân viên CTXH tại Trung tâm, nghiêm túc về nề nếp tác phong làm việc, thực hiện kỷ cương hành chính, mọi hành động luôn lấy học viên làm trung tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiờu chớ ô Chuẩn mực - Chuyờn nghiệp - Hiệu quả ằ. Mục đớch đảm bảo được kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp tiến trình QLTH đối với NCNMT.

4. Cụ thể hóa các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Trung tâm

- Thường xuyên cập nhật chủ trương và hiểu đầy đủ các nội dung của Nghề CTXH đối với người nghiện ma túy, QLTH đối với NCNMT tại Trung tâm.

- Quyết tâm chỉ đạo áp dụng CTXH đối với NCNMT tại trung tâm, trong đó có nội dung CTXH cá nhân, CTXH nhóm và QLTH đối với NCNMT, đây là yêu cầu rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng điều trị nghiện ma túy của Trung tâm.

- Tăng cường hơn nữa trong chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của đội ngũ nhân viên CTXH, nhân viên QLTH, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ NCNMT tại Trung tâm.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, sắp xếp nguồn nhân lực theo vị trí việc làm phù hợp, với đội ngũ cán bộ hiện có của Trung tâm. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực mới để dáp ứng yêu cầu về CTXH đối với NCNMT tại trung tâm.

- Chủ động đề xuất kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội về đổi mới, nâng cao hiệu quả áp dụng nhiệm vụ QLTH đối với NCNMT tại trung tâm.

3.3.3. Khuyến nghị một số nội dung nhằm nâng caonhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy trên địa bànThành phố Hà Nội

82

Căn cứ tình hình thực công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội và thực tiễn hoạt động quản lý trường hợp tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V, với mong muốn: Các dịch vụ hỗ trợ NCNMT luôn có sẵn, thu hút và phù hợp với nhu cầu của NCNMT, đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức trong dịch vụ điều trị, khuyến khích điều trị, cai nghiện thông qua sự phối hợp hiệu quả giữa tư pháp, y tế và các dịch vụ xã hội trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của NCNMT, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị giải pháp sau đây:

a. Giải pháp về mặt nguồn nhân lực thực hiện quản lý trường hợp

Thứ nhất, UBND thành phố Hà Nội sớm ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể và kế hoạch triển khai áp dụng Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy trên địa bàn Hà Nội, trong đó cần nhấn mạnh áp dụng QLTH đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm công lập và ngoài công lập trên địa bàn.

Thứ hai: Giao cho Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội là cơ quan thường trực tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Công tác xã hội của 30 quận, huyện, thị xã và các ngành có liên quan, theo chỉ đạo, phân công của Kế hoạch do UBND Thành phố ban hành.

Thứ ba: Từng bước chuyên nghiệp hóa mạng lưới tổ chức và đội ngũ cán bộ CTXH làm việc với NCNMT; Trung tâm CTXH cần xây dựng mô hình các câu lạc bộ tình nguyện CTXH hỗ trợ người yếu thế trong đó có NCNMT. Mở rộng tiếp nhận các nhóm sinh viên CTXH tại các trường cao đẳng, đại học về thực tập, tình nguyện tại Trung tâm, thông qua đó trao đổi, học tập giữa lý thuyết và thực hành.

Thứ tư: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn CTXH và nghiệp vụ QLTH cho đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH các cấp. Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao kỹ năng cho mạng lưới NVCTXH. Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, viên chức có chuyên môn nghiệp vụ CTXH thực hiện các nhiệm vụ QLTH đủ về số lượng và chất lượng. Có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với người có chuyên môn CTXH vào làm việc tại Trung tâm và vị trí NVCTXH cấp xã/ phường, thị trấn..

b. Giải pháp về mặt kinh phí

- Thành phố cần quan tâm bố trí kinh phí hàng năm và dài hạn cho Ngành Lao động TBXH và các ngành chức năng, các quận, huyện, thị xã trong toàn bộ hoạt động về CTXH (như tuyên truyền, đào tạo, duy trì các hoạt động tại các Trung tâm CTXH,

83

Cơ sở bảo trợ, Cơ sở cai nghiện ma túy, các Cơ sở cung cấp dịch vụ cho đối tượng xã hội, trong đó có người nghiện ma túy). Sở Lao động-TB &XH tích cực kết nối, vận động các chương trình/dự án từ tổ chức phi chính phủ để tăng nguồn lực trợ NCNMT trong QLTH.

- Bố trí nguồn lực ngân sách thỏa đáng về hỗ trợ kinh phí hoạt động, chính sách thuế, thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CTXH và sớm có chính sách thù lao hấp dẫn thu hút nguồn lao động có trình độ, có kỹ năng nghề CTXH tham gia vào các cơ sở cung cấp dịch vụ cho người cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.

- Các Trung tâm cai nghiện ma túy cần tích cực kết nối, huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nôi, các nhóm từ thiện vật chất, phương tiện, kỹ thuật và tham gia hỗ trợ QLTH đối với NCNMT.

c. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý trường hợp

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu hiệu quả cung cấp dịch vụ QLTH của các cơ sở điều trị nghiện ma túy, cộng đồng thông qua các kênh truyền thông có sức lan tỏa lớn như báo chí, Đài truyền thanh, truyền hình,... Tổ chức các cuộc Hội thảo, Hội nghị tổng kết để trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động của các Trung tâm Công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc, tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, những trung tâm hoạt động hiệu quả cao.

- Các trung tâm cai nghiện ma túy cần chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về CTXH đối với người nghiện ma túy. Đặc biệt tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức các gia đình có người nghiện ma túy và bản thân người nghiện ma túy để tích cực phối hợp với nhân viên CTXH, nhân viên QLTH trong quá trình trợ giúp NCNMT tại cộng đồng hay tại trung tâm.

Kết luận chương 3

Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy là một mô hình can thiệp nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người nghiện ma túy trong quá trình điều trị nghiện thông qua việc tiếp cận, đánh giá nhu cầu, xác định và kết nối, điều phối các nguồn lực, các dịch vụ hiện có tại cộng đồng. Thông qua nội dung trình bày tại chương 3 của Luận văn, tác giả đề tài đã vận dụng áp dụng Quản lý

84

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w