Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 47)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS

Giáo dục THCS là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thực tế, không thể tính toán hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xem xét, tính toán một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của Giáo dục và Đào tạo nói chung, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, trong đó có đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS. Mặt khác, mỗi địa phương, vùng miền lại có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý. Có thể có các yếu tố sau :

1.6.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cƣ, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị.

Dân số tăng hay giảm đều có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục. Dân số tăng, số học sinh của các cấp học sẽ tăng và yêu cầu về trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý...đều tăng. Cơ cấu dân số, phân bổ dân cƣ, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục THCS.

GDP và GDP bình quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư trong giáo dục. Nền chính trị ổn định, tiến bộ, quan điểm của những nhà lãnh đạo về giáo dục đào tạo đúng đắn, chính sách đầu tƣ cho giáo dục đào tạo thỏa đáng...sẽ tạo điều kiện cho giáo dục đào tạo phát triển. Trong đó, giáo dục THCS cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

1.6.2. Các yếu tố về văn hóa, khoa học - công nghệ

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nền kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng không thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam đƣợc tạo lập từ hàng ngàn năm lịch sử đã trở thành động lực cho sự phát triển của giáo dục. Truyền thống, phong tục, tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục nói chung, nữ cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Người cán bộ quản lý trường THCS phải là người am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, của nhân dân nơi trường đóng mới có thể làm tốt công tác giáo dục, vì mỗi học sinh đều gắn bó với gia đình, họ tộc, địa phương...

Khoa học - công nghệ có tác dụng to lớn trong công tác quản lý. Trình độ khoa học - công nghệ càng cao càng có điều kiện để vận dụng vào công tác quản lý nhằm sớm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ tạo ra các phương tiện hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện quá trình giáo dục đào tạo. Đặc biệt, công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục đào tạo, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là các yếu tố khách quan, là môi trường quan trọng cần được quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, đội ngũ nữ cán bộ trường THCS nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

1.6.3. Sự lãnh đạo của cấp ủy; quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác cán bộ, trong đó có công tác

xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đƣợc Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của địa phương có hiệu quả và đáp ứng đƣợc yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy ; sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương.

1.6.4. Các nhân tố bên trong của giáo dục đào tạo

Các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục nhƣ quy mô học sinh; số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục ; mạng lưới trường lớp của cấp học; các loại hình đào tạo: chính quy tập trung, vừa học vừa làm; các loại hình trường : công lập, dân lập, tư thục ; sự phân cấp quản lý Nhà nước về công tác giáo dục ; nội dung, chương trình, SGK, phương pháp, thời gian giảng dạy...đều tác động đến sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học đủ, thiếu, đào tạo đồng bộ hoặc chƣa đồng bộ, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên tốt hay không tốt...đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ nữ cán bộ quản lý các trường THCS nói riêng

Tóm lại, quản lý nhà trường luôn đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lƣợng giáo dục. Vì thế, đổi mới, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học là một đòi hỏi cấp thiết của xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập khu vực và thế giới.

Kết luận chương 1

Nữ CBQL trường THCS là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS. Họ là những người có trách nhiệm chính trong việc triển khai, tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp

trên về giáo dục, đào tạo tại đơn vị mình. Họ giữ vai trò quyết định trong việc đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dạy và học trong phạm vi nhà trường THCS. Họ cũng là những người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục THCS.

Phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS, tức là phải tạo được đội ngũ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng là nữ ở các trường THCS có tỷ lệ tương xứng về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QLGD hiện nay. Phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS, tức là phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể CBQL nói chung; phải làm tốt công tác bổ nhiệm nữ CBQL và phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nữ CBQL, đồng thời, phải có các chế độ, chính sách thoả đáng đối với đội ngũ nữ CBQL trường THCS.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG

THCS TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)