Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện giải pháp nâng

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 94)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2. Các giải pháp của Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong thời gian tới

3.2.1. Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện giải pháp nâng

* Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Thực hiện tốt bình đẳng giới, phát triển bền vững đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trên mọi lĩnh vực, bảo đảm tăng về số lƣợng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bình đẳng giới trong bộ máy lãnh đạo, quản lý.

* Nội dung giải pháp

- Giáo dục nâng cao nhận thức về giới, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng mọi hình thức để giúp cho các cấp, các ngành và mọi người hiểu được nội dung về giới, giới và phát triển.

- Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sở, ngành, đoàn thể phải là rất quan trọng để đem lại những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và tư tưởng của đội ngũ cán bộ, Đảng viên ở các cơ quan, các cấp các ngành về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ nữ. Cần tổ chức một đợt phổ biến, tuyên truyền vận động sâu rộng cho tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, và mỗi cán bộ Đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp các ngành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở để quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương đường lối về công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ theo tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ chính trị và chỉ thị số 37/CT-TW của Ban bí thƣ TW Đảng khóa VII.

- Các nội dung về giới phải đƣợc thể chế hoá trong các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và của Ngành GD&ĐT.

- Tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội để cho phụ nữ phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị.

- Đẩy mạnh hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.

Để phát huy được thế mạnh nói trên của người phụ nữ trong lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, trước tiên phải giải quyết đƣợc vấn đề bình đẳng giới mà thực chất là tăng quyền lực cho phụ nữ.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, để phát huy thế mạnh đặc trƣng của nữ giáo viên và cán bộ quản lý, góp phần xây dựng bình đẳng giới trong giáo dục, chúng ta cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về giới, về công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ cho cán bộ, đảng viên, giáo viên.

Tăng cường tập huấn về giới cho cán bộ giáo viên, nhất là nam giới; đưa nội dung giáo dục giới vào trong chương trình các cấp học.

- Bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác, ý chí phấn đấu vươn lên của cán bộ giáo viên nữ, tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội để cho nữ cán bộ giáo viên và nữ cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục đƣợc học tập phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để có thể ngang hàng với nam giới.

- Tăng quyền lực cho giáo viên nữ để họ tự rèn luyện năng lực của mình bằng cách giao việc trong nhà trường: Công tác chủ nhiệm, công tác đoàn đội, quản lý giờ học, công tác giáo dục ngoại khoá.

- Bản thân người nữ cán bộ giáo viên phải tự nhận thức được về giới, tự học tập phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân cán bộ nữ là yếu tố rất quan trọng. Để tự khẳng định mình, giúp cho tổ chức sớm nhận ra được uy tín và năng lực của nữ cán bộ giáo viên. Mỗi người nữ CBGV, nữ CBQL phải quyết tâm vƣợt lên chính mình bằng cách khắc phục những điểm yếu của mình, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận; cần giành thời gian cho học tập nâng cao trình độ và tham gia công tác; cần xây dựng cho

mình bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm vƣợt qua những khó khăn riêng, các định kiến lạc hậu để tiến bộ, trưởng thành.

* Tổ chức thực hiện

Để thực hiện tốt công tác cán bộ nữ, các cấp ủy Đảng, trước hết là người lãnh đạo cao nhất phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới.

Điều đó được thể hiện ở các bước sau: Tăng phúc lợi; bình đẳng giới; nâng cao về nhận thức; bình đẳng về sự tham gia; bình đẳng ttrong kiểm soát.

Các cấp uỷ Đảng, phải trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ nói chung, trong đó có công tác cán bộ nữ. Phải chủ động xây dựng cơ cấu, quy hoạch cán bộ nữ trong tổng thể đội ngũ cán bộ của địa phương cơ sở mình. Phải hiểu được những đặc điểm thuận lợi, khó khăn riêng của cán bộ nữ để có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ cho phù hợp với năng lực, sở trường, nghiên cứu vận dụng và xây dựng các chính sách, chế độ giúp đỡ và khuyến khích cán bộ nữ học tập, công tác.

Các đặc điểm về giới cần quan tâm đầy đủ và toàn diện để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho cán bộ nữ phát triển.

Các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ cần phải đƣợc thể chế hóa thành các chính sách cụ thể và có tính thực tiễn, dễ dàng áp dụng với điều kiện của địa phương.

Nâng cao nhận thức giới cho mọi người, nhất là việc đưa yếu tố giới vào lập kế hoạch, chương trình , dự án ở nước ta trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết. Việc tuyên truyền nhận thức giới nhằm phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trong ngành GD&ĐT nói chung và phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS nói riêng góp phần vào việc đạt mục tiêu tiến tới bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

Giải pháp muốn có chất lƣợng thì trong quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên tiến hành công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch, các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.

* Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện tốt công tác cán bộ nữ, các cấp ủy Đảng, trước hết là người lãnh đạo cao nhất phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn về giới và bình đẳng giới, về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng.

Các nội dung về giới phải đƣợc thể chế hoá trong các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)