Phương hướng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 91)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Phương hướng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên

3.1. Phương hướng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục THCS tỉnh Thái Nguyên

* Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên lần thứ XVIII đưa ra định hướng, chủ trương, giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo như sau:

- Thực hiện Chiến lƣợc phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2015 và các chương trình, đề án nhằm tạo bước phát triển mới trong giáo dục - đào tạo;

phấn đấu ở các bậc học, ngành học có mô hình đào tạo chuẩn quốc tế.

- Triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015; chú trọng chất lượng giáo dục thường xuyên; củng cố

vững chắc, nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Có các hình thức thích hợp để phát triển giáo dục, đào tạo cho con em đồng bào các dân tộc ít người.

- Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn. Xây dựng Đại học Thái Nguyên thành đại học trọng điểm Quốc gia theo chỉ đạo của Chính Phủ.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 70% số trường đạt chuẩn Quốc gia (trong đó: mầm non 65%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 50%, trung học phổ thông 20%).

- Đổi mới và nâng cao công tác cán bộ: Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng gắn với luân chuyển cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị. Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ trẻ, nhất là cấp trưởng, phó phòng có năng lực đi cơ sở ngay từ đầu nhiệm kỳ; cán bộ luân chuyển đi cơ sở nhìn chung có thời gian từ 3 năm trở lên.

- Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ cấp cơ sở; phấn đấu đến năm 2015 cán bộ cấp cơ sở đạt chuẩn.

- Có chính sách thu hút nhân tài; từng bước chuẩn hóa đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Tiếp tục thực hiện chủ trương ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi vào làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp.

3.1.2. Phương hướng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS của UBND tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

3.1.2.1. Phương hướng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên - Số lượng cán bộ quản lý trường THCS trong thời gian tới:

Số lượng CBQL trường THCS được bố trí theo quy định tại Thông tư số 27 ngày 07/12/1992 của Liên bộ GD và ĐT - Ban Tổ chức chính phủ.

Hiện nay, tổng số CBQL trường THCS trong tỉnh là 369 người, trong đó có 181 Hiệu trưởng và 188 Phó hiệu trưởng.

- Ngoài ra, còn phải xem xét bổ nhiệm lại một số cán bộ hết nhiệm kỳ, bổ sung các cán bộ đến tuổi nghỉ hưu.

- Trong Hướng dẫn số 17/HD-TCTW ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Ban Tổ chức Trung ƣơng về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước” nêu rõ: “ trong quy hoạch, mỗi chức danh lãnh đạo cần quy hoạch ít nhất từ 2 đến 3 đồng chí dự bị, mỗi cán bộ có thể dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh”.

Như vậy, để chuẩn bị cho đội ngũ CBQL trường THCS trong thời gian tới, mỗi trường cần phải quy hoạch cho chức danh Hiệu trưởng 2 người và chức danh Phó hiệu trưởng ít nhất là 3 người. Tổng số người cần quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn tỉnh là trên 905 người, trong đó quy hoạch cho chức danh hiệu trưởng là 362 người, chức danh Phó hiệu trưởng là 543 người.

3.1.2.2. Phương hướng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên Trên cơ sở thực trạng đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên, kế hoạch phát triển giáo dục THCS ở Thái Nguyên trong thời gian tới và định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo của Đảng, Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện một số nội dung phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sử dụng đội ngũ nữ CBQL để phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS đủ về số lƣợng, đảm bảo tốt về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, quan tõm vấn đề

giới, năng động sáng tạo và thích ứng cao với thực tế để có thể hội nhập với khu vực và thế giới.

Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm những vấn đề sau: Nữ CBQL trường THCS phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị nhất định. Vì vậy phải chú ý công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Về độ tuổi, Cần phải kết hợp nhiều độ tuổi khác nhau với nhũng tỷ lệ nhất định để hỗ trợ cho nhau vì mỗi độ tuổi đều có ƣu, nhƣợc điểm khác nhau. Tuổi trẻ có ƣu điểm năng động, tháo vát nhƣng lại thiếu kinh nghiệm về công tác quản lý. Ngƣợc lại, người lớn tuổi có ưu điểm là nhiều kinh nghiệm quản lý, chững chạc, nhƣng lại thiếu nhanh nhẹn.

Tỷ lệ các độ tuổi cần quy hoạch nhƣ sau:

+ Độ tuổi từ 30 đến dưới 35 tuổi: 30% tổng số cán bộ cần quy hoạch.

+ Độ tuổi từ 35 đến dưới 40 tuổi: 40% tổng số cần quy hoạch.

+ Độ tuổi từ 40 đến dưới 45 tuổi : 30% tổng số cần quy hoạch.

Về giới tính: Mỗi trường quy hoạch ít nhất 2 nữ để khi bổ nhiệm có ít nhất 1 nữ trong số CBQL của từng trường.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện bổ nhiệm có kỳ hạn, làm tốt công tác bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ một cách hợp lý.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt các giải pháp về chế độ chính sách, đặc biệt đề nghị duy trì và phát huy những chính sách của địa phương đối với CBQL vùng khó khăn và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng hiện có của tỉnh. Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với CBQL và giáo viên giỏi. Có cơ chế thích hợp để huy động các lực lƣợng xã hội tham gia đóng góp tinh thần và vật chất cho sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)