Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và khách quan đối với nữ CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 117)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2. Các giải pháp của Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong thời gian tới

3.2.7. Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và khách quan đối với nữ CBQL trường THCS

* Mục tiêu, ý nghĩa giải pháp:

Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, từ đó sớm đƣa ra những biện pháp, những quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra.

Thanh tra, kiểm tra nhằm tác động đến hành vi, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người CBQL. Qua đó để động viên khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của người CBQL nhằm vận hành đạt mục tiêu tốt hơn.

* Nội dung giải pháp:

Thanh tra, kiểm tra thường xuyên

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra thể hiện tư tưởng chủ động nhất. Nó gắn liền với các hoạt động của nhà trường THCS.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, phối hợp cùng các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên các trường THCS, mỗi năm ít nhất 1 lần. Mỗi khi thanh tra phải có:

+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra.

+ Nội dung thanh tra: thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra công tác quản lý đơn vị, thanh tra các hoạt động sƣ phạm của giáo viên, việc thực hiện chế độ chính sách, và các nội dung khác (nếu có).

+ Thời gian thanh tra.

+ Các yêu cầu chuẩn bị của nhà trường cho đoàn thanh tra.

- CBQL trường THCS phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà trường (kiểm tra nội bộ trường học).

Thanh tra, kiểm tra định kỳ

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được xác định. Thông thường thanh tra, kiểm tra định kỳ thường được tiến hành theo các mốc của năm học nhƣ kết thúc mỗi học kỳ, kết thúc năm học.

Thanh tra, kiểm tra bất thường (hay đột xuất)

Bên cạnh hai hình thức trên thì cần phải có thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.

Cần phải chú ý vận dụng linh hoạt ba hình thức thanh tra, kiểm tra đã nêu trên.

* Tổ chức thực hiện:

Để phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên ngày càng tốt hơn, cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra.Cụ thể là:

- Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.

- Củng cố, kiện toàn bộ phận thanh tra Sở và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực. Phải gắn công tác thanh tra, kiểm tra với việc đánh giá đơn vị và đội ngũ nữ CBQL. Từ đó, là cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển nữ CBQL.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình, bài bản, đồng thời phải đảm bảo tính chân thực, công tâm, khách quan và hiệu quả.

- Phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ đảng viên, kỷ luật phát ngôn, quan hệ với người nước ngoài, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và nhà nước, quy chế cử cán bộ đi tham quan, đi học, đi công tác và tiếp xúc với người nước ngoài.

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, của Ban giám đốc sở, đồng thời là trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên. Đối với tỉnh miền núi nhƣ Thái Nguyên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ cũng là một nội dung cần quan tâm để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, CBQL trường THCS nói riêng trong giai đoạn mới.

* Điều kiện thực hiện:

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành. Củng cố, kiện toàn bộ phận thanh tra sở và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn công tác này với việc đánh giá đơn vị và đội ngũ CBQL. Từ đó, có cơ sở để khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm CBQL.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Nữ Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)