Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN
3.3. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp của
Chúng tôi đã phát phiếu xin ý kiến và xem xét quan điểm của 100 người gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất (ý kiến 100 người)
Số
TT Các giải pháp
Rất cấp thiết
(%)
Cấp thiết (%)
Không cấp thiết
(%)
Rất khả
thi (%)
Khả thi (%)
Không khả
thi (%)
1
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và công tác cán bộ nữ
89 11 0 75 20 5
2
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện giải pháp xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch nữ CBQL trường THCS
95 5 0 67 11 9
3
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nữ CBQL trường THCS
92 8 0 75 14 11
4
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm túc quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm nữ CBQL trường THCS
90 10 0 74 18 8
5
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng công tác phát triển Đảng viên nữ để nâng cao phẩm chất chính trị và tạo nguồn nữ CBQL trường THCS
93 7 0 70 15 15
6
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầy đủ và bổ sung kịp thời chế độ chính sách đối với nữ CBQL trường THCS
87 13 0 51 16 23
7
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và khách quan đối với nữ CBQL trường THCS
96 4 0 77 15 8
Kết quả đánh giá về hệ thống 7 giải pháp của UBND tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo đƣợc thể hiện tại bảng trên cho thấy:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ và công tác cán bộ nữ.
Các đối tƣợng đƣợc hỏi nhất trí mức độ cấp thiết là 89% và tính khả thi là 75%. Bởi vì, một trong những nhân tố hàng đầu quyết định thành công sự nghiệp đổi mới đất nước là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó phụ nữ là sức mạnh của quá nửa dân số. Muốn phát huy hết sức mạnh của phụ nữ, không thể không đề cao và đặt đúng vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của đội ngũ cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ.
Giải pháp 2: Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch nữ CBQL trường THCS
Các đối tƣợng đƣợc hỏi nhất trí mức độ cấp thiết là 95% và tính khả thi là 67%. Bởi vì có làm tốt quy hoạch CBQL mới thể hiện tính khoa học của công tác này. Riêng mức độ khả thi của quy hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Giải pháp 3: Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường THCS.
Có 92% số người được hỏi khẳng định tính cấp thiết và 75% khẳng định tính khả thi của giải pháp. Nỗi băn khoăn chung là điều kiện học tập, bồi dƣỡng ở miền núi không thuận lợi, nguồn kinh phí đi học cũng gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp 4: Thực hiện nghiêm túc quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm nữ CBQL trường THCS.
Đây là giải pháp có 90% tán thành về tính cấp thiết và 74% tán thành về tính khả thi. Bởi vì lựa chọn được người đủ tiêu chuẩn làm CBQL là vô cùng quan trọng, vấn đề này sẽ quyết định chất lƣợng giáo dục đối với mỗi nhà trường và đối với toàn ngành giáo dục đào tạo.
Giải pháp 5: Chú trọng công tác phát triển Đảng viên nữ để nâng cao phẩm chất chính trị và tạo nguồn nữ CBQL trường THCS.
Có 93% số người được hỏi khẳng định tính cấp thiết và 70% khẳng định tính khả thi của giải pháp. Bởi vì để đáp ứng đƣợc yêu cầu về đội ngũ cán bộ nữ trong tình hình mới thì công tác tạo nguồn cán bộ là rất quan trọng. Tạo nguồn cán bộ phải đƣợc đặt trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực chung.
Trong đó cần quan tâm công tác phát triển Đảng viên nữ. Các nguồn Đảng viên nữ lấy từ lực lƣợng cán bộ, giáo viên, quan tâm giới thiệu, kết nạp Đảng cho những giáo sinh sư phạm ưu tú từ các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục.
Giải pháp 6: Thực hiện đầy đủ và bổ sung kịp thời chế độ chính sách đối với nữ CBQL trường THCS
Có 87% người được hỏi nhất trí tính cấp thiết và 51% nhất trí tính khả thi của giải pháp này. Có một thực tế là chính sách ưu đãi đặc thù đối với CBQL các trường THCS vùng khó khăn, vùng cao, miền núi từ trước đến nay chưa có gì. Do đó, đây là vấn đề rất cấp thiết. Tuy nhiên tính khả thi chƣa thật cao vì giải pháp này còn phụ thuộc vào chính sách của Đảng , nhà nước và của tỉnh về đầu tƣ ngân sách cho giáo dục.
Giải pháp 7: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và khách quan đối với nữ CBQL trường THCS.
Đây là biện pháp khắc phục điểm yếu về công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên. Có 96% người được xin ý kiến cho là cấp thiết và 77% người được xin ý kiến cho là khả thi.
Những kết quả kiểm chứng cho thấy: Các giải pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên được đề xuất trong luận văn đều có
tính cấp thiết. Các giải pháp: 1, 2, 3, 4, 7 có tính khả thi cao, đã nhận đƣợc sự đồng tình về tính hợp lý và tính khả thi.
Giải pháp 5 ở mức tương đối vì công tác phát triển Đảng viên đối với nghành giáo dục đào tạo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, số cán bộ giáo viên trong ngành quá đông, số đƣợc quan tâm cử đi học chậm đƣợc kết nạp.
Giải pháp 6 tính khả thi đƣợc đánh giá trên mức trung bình vì giải pháp này còn phụ thuộc vào chính sách của Đảng và nhà nước, hơn nữa Thái Nguyên là tỉnh có số thu ngân sách thấp (năm 2012 mới đạt trên 3.000 tỷ), chi ngân sách hàng năm chủ yếu vẫn do Trung ƣơng cấp, do đó mọi chính sách cần phải tiếp tục đƣợc hoàn thiện dần, trong đó có chính sách cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên, có thể đề ra 7 giải pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS. Muốn tăng cường phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên để phát triển giáo dục THCS của tỉnh, cần thực hiện đồng bộ và nghiêm túc 7 giải pháp đã nêu ở trên.
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp cho thấy: Các giải pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS của UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong giai đoạn hiện nay đƣợc đề xuất đều cấp thiết và khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ