Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. Các giải pháp của Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong thời gian tới
3.2.3. Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường THCS
* Mục tiêu, ý nghĩa giải pháp
Nhằm năng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ nữ CBQL các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục THCS tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới.
Thông qua đào tạo, bồi dƣỡng nữ CBQL có điều kiện nâng cao năng lực quản lý, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của đội ngũ.
* Nội dung giải pháp
- Tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu.
Đây là công việc mà cấp QLGD là Sở GD&ĐT cần tiến hành thường xuyên hàng năm, hoặc trước yêu cầu đột xuất của công tác cán bộ. Yêu cầu của khảo sát đánh giá là phải chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu lại theo hệ thống (nội dung, thời gian). Khảo sát, đánh giá nữ CBQL không thể theo ý kiến một mình cá nhân mà phải căn cứ vào kết quả công việc, tiêu chuẩn cán bộ và dựa vào ý kiến tập thể. Hết sức tránh định kiến cá nhân hoặc tư tưởng dĩ hoà vi quý.
Công tác khảo sát đánh giá nữ CBQL khi làm đúng yêu cầu sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý những thông tin cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ nữ CBQL.
- Căn cứ thực trạng độ tuổi nữ CBQL qua khảo sát hàng năm số nữ CBQL trường THCS của tỉnh đến tuổi nghỉ hưu khoảng 3%, có năm lên đến 5%. Vì vậy số cán bộ kế cận để bổ sung, thay thế nữ CBQL nghỉ chế độ cũng phải tương xứng.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nữ CBQL và cán bộ kế cận.
Việc khảo sát, đánh giá và dự báo về nữ CBQL đương chức và cán bộ kế cận là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nữ CBQL.
- Cán bộ xây dựng kế hoạch cần được hướng dẫn , được tập huấn về nghiệp vụ, về kĩ thuật dự báo. Mặt khác, xây dựng kế hoạch gắn với các chỉ
tiêu về dân số, về tăng trưởng kinh tế, và cơ cấu vùng lãnh thổ đặc thù (ví dụ vùng núi, vùng cao,vùng sâu).
- Kế hoạch cần được xây dựng từ đơn vị trường THCS, có cơ sở khoa học, mang tính khả thi.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phải trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn lực về kinh phí (nguồn kinh phí nhà nước cùng với nguồn ngoài ngân sách), về con người và phương tiện, thiết bị dành cho đào tạo, bồi dưỡng.
- Kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt nên có sự công bố công khai để nữ CBQL và cán bộ kế cận nắm đƣợc, chủ động sắp xếp công việc, thời gian đi đào tạo, bồi dƣỡng.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch: đến cuối năm 2015 có 100% nữ CBQL Trường THCS được bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Số đã học cách đây 10 năm cần đƣợc cử đi học vòng 2 để cập nhật kiến thức mới, với điều kiện nữ CBQL đó được bổ nhiệm lại và luân chuyển đến một trường khác.
- Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng nữ CBQL và cán bộ kế cận, dự nguồn.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên, căn cứ yêu cầu đổi mới giáo dục trung học, nội dung đào tạo bồi dƣỡng nữ CBQL cần chú ý tập trung là:
- Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý:
- Bồi dưỡng nghiệp vụ về QLGD, quản lý nhà nước thực hiện chủ yếu theo chương trình của Bộ GD&ĐT.
Trong nội dung bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cần tăng số giờ thực hành, thực tế và xử lý các tình huống quản lý để nữ CBQL có thể suy nghĩ vận dụng khi trở về địa phương công tác.
Trong bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cần chú ý phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình quản lý giỏi của trường THCS để học viên nắm được.
- Bồi dƣỡng kỹ năng quản lý:
Kỹ năng thực hiện các chức năng quản lý là cách thức hoàn thành hành động thực hiện các chức năng quản lý của người nữ CBQL.
Thứ nhất, đối với nữ CBQL trường THCS kỹ năng “ kỹ thuật quản lý” là cần thiết nhất, phải đƣợc chú trọng bồi dƣỡng đầu tiên. Đó là: Kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng tổ chức công việc; kỹ năng phân công chuyên môn, lập thời khoá biểu; kỹ năng quản lý dạy học và giáo dục; kỹ năng quản lý học sinh; kỹ năng quản lý tài chính...
Thứ hai, là kỹ năng nhân sự. Đó là những kỹ năng hoà nhập với mọi người trong lao động chung, kỹ năng động viên và điều khiển từng người và tập thể. Kỹ năng nhân sự cũng rất cần thiết đối với nữ CBQL trường THCS, gồm có: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phát biểu; kỹ năng điều khiển cuộc họp; kỹ năng khích lệ và thuyết phục; kỹ năng phát, nhận và xử lý thông tin...
Thứ ba, là kỹ năng nhận thức. Đó là khả năng tƣ duy về công việc, khả năng định hướng công việc, nắm bắt mối liên quan giữa các công việc. Đây là sự tổng hợp các kiến thức của người nữ CBQL GD. Đối với người nữ CBQL trường THCS kỹ năng nhận thức cần bồi dưỡng là: Nhận thức về mục tiêu đào tạo; Nhận thức về đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông;
Nhận thức về xã hội hoá giáo dục; Nhận thức về dân chủ hoá trường học...
- Bồi dƣỡng kiến thức chính trị xã hội:
Nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho CBQL là công việc thường xuyên và cần thiết.
Đối với tỉnh miền núi nhƣ Thái Nguyên, việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ bản lĩnh chính trị cho nữ CBQL trường THCS càng trở nên cần thiết, nhất là nữ CBQL các trường vùng miền núi để làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Bồi dƣỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ:
Đây là mặt hạn chế của nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên.
Đối với các nhà quản lý, kiến thức tin học có ý nghĩa nhiều mặt. Nó tạo điều kiện khai thác cung cấp thông tin từ trên mạng, góp phần thực hiện các chức năng quản lý, đem lại sự tự tin, hoà nhập và thích ứng với sự phát triển xã hội.
Kiến thức về ngoại ngữ cũng cần đƣợc chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng.
Song song với nó là sự khuyến khích học tiếng dân tộc để hoà nhập đƣợc dễ dàng, thuận lợi cho việc giáo dục học sinh và công tác vận động xã hội hoá giáo dục trên địa bàn.
- Bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn.
Tuy không đặt lên hàng đầu trong nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng nữ CBQL, nhưng kiến thức chuyên môn là nền tảng của tư duy và phương pháp luận khoa học. Nữ CBQL trường THCS tỉnh Thái Nguyên rất ít người có trình độ thạc sỹ hiện có 08 nữ /14 CBQL trường THCS là thạc sĩ. Vì vậy, số nữ CBQL độ tuổi dưới 45, có khả năng phát triển cần được cử đi đào tạo thạc sĩ về chuyên môn hoặc thạc sĩ QLGD, nhất là trong điều kiện quản lý đang ngày càng đƣợc khẳng định là một nghề - nghề quản lý.
- Bồi dƣỡng các kiến thức khác: Những hiểu biết về phong tục, tập quán địa phương; về bản sắc và văn hoá dân tộc; kiến thức cơ bản về an ninh, quốc phòng...
- Các phương thức đào tạo bồi dưỡng
Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 khoá VIII đã nêu: “ Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ” [11].
Như vậy, đối với đội ngũ nữ CBQL trường THCS cần phải phối hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng.
- Đào tạo chính quy: Cử nữ CBQL đương nhiệm và nữ CBQL kế cận có triển vọng phát triển đi học lớp cử nhân QLGD hoặc thạc sĩ QLGD.
- Đào tạo tại chức (đào tạo bằng 2): mở các lớp cử nhân quản lý hệ tại chức cho các nữ CBQL đương nhiệm.
- Bồi dƣỡng nghiệp vụ QLGD và các nội dung khác theo các hình thức:
+ Cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu của ngành.
+ Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để bồi dưỡng theo chuyên đề những kiến thức, kỹ năng mà nữ CBQL còn thiếu hụt hoặc đã quá cũ kĩ, lạc hậu.
+ Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý các trường tiên tiến trong tỉnh, ngoài tỉnh và các nước trong khu vực.
+ Có thể tổ chức hội thảo về công tác QLGD để nữ CBQL có điều kiện nghiên cứu trình bày và tiếp nhận, cập nhập thông tin quản lý, đồng thời qua hội thảo để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Mở các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ tại tỉnh, trước mắt để khắc phục kịp thời tình trạng còn số đông cán bộ, giáo viên hiện nay chƣa biết sử dụng máy vi tính.
+ Ngoài ra cần nghiên cứu mở các lớp riêng cho nữ CBQL người dân tộc, nữ CBQL công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đồng thời tổ chức giảng dạy những nội dung phù hợp với công tác quản lý trường học ở vùng đồng bào dân tộc, vùng núi để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Kết hợp việc đào tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng của nữ CBQL và cán bộ kế cận theo các hình thức tự học như sau:
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn tài liệu, nội dung để nữ CBQL nghiên cứu và tiến hành tự đào tạo, bội dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của mình.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo cần quy định các chuyên đề phải học tập, nghiên cứu để nữ CBQL trường học đăng ký thực hiện, trong năm học sẽ tổ chức hội thảo, báo cáo đề tài nghiên cứu và tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo đƣa chỉ tiêu tự học, tự bồi dƣỡng vào nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm để tạo thêm động lực tự học và nghiên cứu khoa học cho cán bộ.
- Mặt khác, cơ quan QLGD cần bố trí một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động tự đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ: hỗ trợ mua tài liệu, in ấn, điều tra xã hội học ...
Ngoài ra, hình thức bồi dưỡng nữ CBQL theo phương thức đào tạo từ xa hiện nay cũng đang áp dụng nhiều. Đào tạo từ xa cũng chính là tự học có hướng dẫn.
* Tổ chức thực hiện
Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nội dung trên; kế hoạch cần đề ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực, dự kiến các biện pháp và cách thức thực hiện mục tiêu. Sở GD&ĐT là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
Điều tra để xác định trình độ thực tế của nữ CBQL đối với các cơ quan trong và ngoài ngành để tổ chức các lớp bồi dƣỡng. Tổ chức việc đƣa đội ngũ Hiệu trưởng tham gia đào tạo lại hoặc bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý.
Tăng cường giao chỉ tiêu, giao đề tài nghiên cứu. Huy động các nguồn lực để tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng. Chú ý đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn.
Chỉ đạo thực hiện các nội dung của biện pháp. Thực hiện theo chức năng chỉ đạo trong hoạt động quản lý: xác định công việc, định hướng cách làm, động viên khuyến khích các thành viên tham gia có hiệu quả các công việc trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ.
Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra theo các tiêu chí nhất định nhằm so sánh kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng nữ CBQL đã đề ra.
Tìm các nguyên nhân tồn tại, hạn chế và ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.
*Điều kiện thực hiện:
Kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nữ CBQL cần đƣợc xây dựng cụ thể trên cơ sở thực trạng trình độ, công tác qui hoạch đội ngũ nữ CBQL trường THCS.
Cần bố trí thời gian, nguồn lực, người thay thế, phục vụ kịp thời cho cán bộ tham gia đào tạo, bồi dƣỡng.