1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946) a) Hoàn cảnh lịch sửnướcta sau Cách mạng Tháng Tám
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnướccủa nhân dân tađứng trước bối cảnh vừacó thuậnlợi,vừa gặp phảinhiềukhó khăn.
* Thuận lợi:
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã hình thành.
Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một trong ba dòng thác cách mạng. Đồng thời cổ vũ phong trào dân chủ và hòa bình vươn lên.
- Ở trong nước, chính quyềndân chủ nhân dânđượcthành lập, có hệ thống từtrung ươngđến cơsở, nhân dân lao động làm chủ. Lực lượng vũ trang được tăng cường, toàn dân tin vàủng hộ Việt Minh và chính quyền cách mạng.
* Khó khăn:
- Hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng.
- Kinh nghiệm quảnlýđấtnướccủa cán bộcác cấpnon yếu.
- Nền độc lập của nước ta chưa đượcquốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệngoạigiao, Bọn Việt gian chống phá cách mạng.
- Quân Anh và Pháp đồng lõa nổ súng chiếm Sài Gòn. Lúc này ở Việt Nam có ba loại giặc “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Đó là những hiểm họa đối với chế độ mới,vậnmệnhdân tộc như “ngàn cân treo sợitóc”, Tổquốc lâm nguy.
b) Chủtrương “khángchiếnkiến quốc”củaĐảng Nội dung chủtrương Kháng chiếnkiếnquốc
Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiếnquốc. Chủtrươngkháng chiếnkiếnquốc củaĐảnglà:
- Vềchỉ đạo chiến lược,Đảngxác định mục tiêu nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” (6 ) và không phải là giành độc lập mà là giữa độc lập.
- Xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương vàchỉrõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lượcphải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”(6 ). Vì vậy, phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thựcdân phát xâm lược”(6 ).
- Vềphươnghướng,nhiệmvụ,Đảngnêu lên bốn nhiệm vụchủyếu và cấpbách cần khẩntrươngthựchiện:
. Củng cố chính quyền
. Chống thực dân Pháp xâm lược . Bài trừ nội phản
. Cải thiện đời sống cho nhân dân.
Đảng còn kiên trì quanđiểm thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa –Việt thân thiện”. Đối với Tưởng “độc lập về chính trị, nhân nhượng về Kinh tế”(6, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2000, t. 8, tr 26, 27.).
Ý nghĩa của chủ trương:
- Xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp xâm lược
- Chỉ ra kịp thời chiến lược và sách lược, nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược sau cách mạng Tháng tám là xây dựng đất nước đi đội với bảo vệ đất nước. đề ra nhiệm vụ chiến lược là khắc phục nạn đói, nạndốt, chống thù trong giặc ngoài.
- Đảng đã tập trung chỉ đạo với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo từ tháng 9- 1945 đến cuối 1946.
c) Kết quả, ý nghĩa nguyên nhân thắng lợivà bài học kinh nghiệm Kếtquả
- Vềchính trị- xã hội:Đã xây dựngđượcnềnmóng cho chế độxã hội mới–chế độ dân chủnhân dân với đầy đủcác yếutố cấuthành cầnthiết.
- Về kinh tế, văn hoá:Đã phát động phong tràotăng gia sản xuất,cứu đói, xoá bỏ các thứthuế vô lý của chế độcũ, ra sắc lệnh giảm tô25%, xây dựng ngân quỹquốc gia.
Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi; đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới; xoá bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu; phong trào diệt dốt, bình dân học vụ đượcthực hiệnsôi nổi. Cuối 1945 nạn đói được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện.
- Vềbảo vệthành quảchính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổsúng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thờilãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứnglên kháng chiến. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượngchống Phápở miềnNam.
Ý nghĩa:
-Đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn, đói nghèo, đã bảovệ đượcnền độc lậpcủađất nước, giữvữngchính quyềncách mạng, xây dựng nền móng đầu tiên cho một chế độ mới. Chuẩn bị điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến.
Nguyên nhân thắng lợi
Cóđược nhữngthắng lợiquan trọngđó là do:
- Đảng đãđánh giáđúng tình hình nướcta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn. Xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn của kẻ thù.
Bài học kinh nghiệm
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyềncách mạng.
- Triệt để lợi dụng những mâu thuẫntrong nội bộ kẻthù, chĩa mũi nhọn vào kẻthù chính; coi sự nhân nhượng với kẻ thù cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể.
- Tận dụng khả năng hòa hoãn, đàm phán để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân.Đồng thời đềcao cảnh giác, sẵn sàngứng phó vớikhảnăngchiếntranh lan ra cả nước khi kẻ địch bộiước.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Tháng 11-1946, Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộlênĐàNẵng, khiêu khích, tàn sátđồng bào taởHà Nội.
- Trước việcPháp gửitối hậuthư đòi ta tướcvũkhí của tựvệHà Nội,đểcho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trungương Đảng đã họp Hội nghị mởrộng tại làng Vạn Phúc (HàĐông) dướisự chủ trì của Chủtịch Hồ Chí Minhđểhoạch định chủtrươngđối phó. Nhưng không có kết quả, pháp muốn cướp nước ta một lần nữa.
- Trong thời điểm lịch sử phải quyết đoán ngay, Hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm phátđộng cuộc kháng chiếntrong cảnước.
- Rạngsáng ngày 20-12-1946, Lờikêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Hồ ChíMinh đượcphátđi lênĐàiTiếngnói ViệtNam.
Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lượclà ta chiến đấu để bảo vệnền độc lập tự do của dân tộc và đánhđịch trên đất nước mình. Có sự chuẩn bị về mọi mặt.
Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch, lại bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận nền độc lập, giúp đỡ.
Pháp có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được cả hai nước Campuchia và Lào. Chúng có đội quân đứng chân ở thành thị.
Những đặc điểm của sự khởi đầu và các thuận lợi, khó khăn đó là cơ sở để Đảng xácđịnhđườnglối cho cuộc kháng chiến.
b) Quá trình hình thành và nội dungđườnglối Quá trình hình thành
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiến đối phó vớiâm mưu,thủ đoạnxâmlược của thựcdân Pháp.
- Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trungương Đảng mởHội nghị Quân sựtoàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì, nhận định “ không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”(6, tr. 133). Do đó ta sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới
- Hội nghị đềra những chủ trương, biện Pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân sẵnsàng bướcvào cuộc chiến đấumới.
Nội dungđường lối
- Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám,
“Đánhphản động thựcdân Pháp xâmlược; giành thống nhấtvàđộc lập”.(6, tr.150).
- Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiếncủa dân tộc ta là một cuộc chiếntranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chấttoàn dân, toàn diệnvà lâu dài”.(18, tr. 142).
- Chính sách kháng chiến: “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết chặt chẽ vớiMiên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình.
Đoàn kếtchặtchẽtoàn dân. Thực hiệntoàn dân kháng chiến….Phảitựcấp,tựtúc vềmọi mặt”. (6, tr.150).
- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết, động viên nhân nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến. Giành quyền độc lập thống nhất Trung, Nam, Bắc.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiếntranh nhân dân, thực hiệnkháng chiếntoàn dân, toàn diện,lâu dài, dựa vào sứcmình là chính.
- Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳngườigià, người trẻ. Hễlà người Việt Nam phảiđứng lên đánh thựcdân Pháp”(6, tr.160), thựchiệnmỗi ngườidân là một chiếnsĩ, mỗi làng xóm là một pháođài.
- Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao).
- Kháng chiến lâu dài: Là để chống lại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp.
Để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta chuyển hóa tương quan lực lượng càng có lợi cho ta.
- Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”.
- Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.
+ Thựchiện đường lối kháng chiến của Đảng, từ năm 1947đến năm 1950,Đảngđã tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu giam chân địch trong các đô thị, củng cố các vùng tự do lớn, đánh bạicuộc hành quân lớncủađịch lên ViệtBắc.
+ Đầu1951, tình hình thếgiớivà cách mạngĐôngDươngđã có nhiều chuyểnbiếnmới.
+ Tháng 2-1951,Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đạihộiđạibiểu lầnthứhai tại Tuyên Quang. Đạihội nhất trí tán thành Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và ra Nghị quyết tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng cách mạng lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân tộc đi tới thắng lợi.
ỞViệtNam,Đảngra hoạt động công khai lấytên Đảng Laođộng Việt Nam.
Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội tại Đại hội của Đảng Lao động Việt Nam đã kế thừa và phát triển đường lối cách mạng trong các cương lĩnh chính trị trước đây của Đảngthànhđường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phảnánh trong Chính cươngĐảng Laođộng Viêt Nam.
Nội dungcơbản:
- Tính chất xã hội: “Xã hội Việt Nam gồm ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phầnthuộcđịa và nửa phong kiến…”(7, tr. 433).
- Đối tượng cách mạng: Cách mạngViệt Nam có hai đối tượng: Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
Đối tượng phụ là Phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ cách mạng: “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏnhững di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độdân chủnhân dân, gâycơsởchủnghĩa xã hội…” (7, tr. 433-444).
- Động lực cách mạng: Gồm “công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ…nhưng nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức”(7, tr. 434).
- Đặcđiểm của cách mạng: Là một cuộc cách mạngdân tộc dân chủnhân dân.
- Triểnvọng của cách mạng:“Cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ViệtNam nhất định sẽ đưaViệtNam tiếntới chủnghĩa xã hội” (7, tr. 434).
- Conđường đi lên chủ nghĩa xã hội: Là một con đườngđấu tranh lâu dài, đại thể trảiquan ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hoàn thành giải phóng dân tộc.
Giai đoạn 2: Xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ thuật, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
Giai đoạn 3: Xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
- Giai cấp lãnhđạo và mục tiêu củaĐảng:“Người lãnh đạocách mạng là giai cấp công nhân”( 7, tr. 435). “…Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiếnlên chế độxã hội chủnghĩaởViệtNam…”(7, tr. 444).
- Chính sách của Đảng: Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độc dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủnghĩa xã hội vàđẩymạnhkháng chiến đếnthắng lợi.
- Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúpđỡcủa các nước xã hội chủnghĩa và nhân dân thếgiới.
Đường lối chính sách của Đại hội đã được bổ sung phát triển qua Hội nghị Trung ươngtiếptheo:
Hội nghị Trung ương thứ nhất tháng 3-1951.
Hội nghị Trung ương thứ hai tháng 9-1951.
Hội nghị Trung ương thứ ba tháng 4-1952.
Hội nghị Trung ương thứ tư tháng 1-1953.
Hội nghị Trung ương thứ năm tháng 11-1953.
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm a) Kết quảvà ý nghĩa thắng lợi của việcthực hiện đườnglối
Kếtquả
- Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng
cường sự lãnh đạo đối với kháng chiến. Bộ máy chính quyền 5 cấp được củng cố; mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập; khối đại đoàn kết phát triển. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
- Về quân sự: Cuối năm 1952, lực lựng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh–pháo binh.
- Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng vớita, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: “ Lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam”(7, tr.553).
Ý nghĩa
- Đối với nước ta: Việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổcủa các nướcĐôngDương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điềukiện đểmiềnBắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộcđấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trêntrường quốc tế.
- Đối với quốc tế: Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạngtrên thế giới.
Đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
b) Nguyên nhân thắng lợivà bài học kinh nghiệm Nguyên nhân thắng lợi
- Có sự lãnh đạo vững vàng và đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng đã huy động được sức mạnh toàn dân đáng giặc. Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận thống nhất và mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức.
- Có lực lượng vũtrang gồm ba thứ quân do Đảngta trựctiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh,chiến đấu dũng cảm,mưulược,tài trí.
- Có chính quyềndân chủnhân dân, của dân, do dân và vì dânđượcgiữvững.
- Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thếgiới,kểcảnhân dân tiếnbộPháp.
Bài học kinh nghiệm
- Đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính đểcho toànĐảng,toàn quân, toàn dân thực hiện.
- Kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiếnvà xây dựngchế độdân chủnhân dân.
- Thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng