1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thếgiớitừthập kỷ80đếnthếkỷXX
- Từ giữa những năm 1980 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệthông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tácđộng sau sắc đến mọi mặt đời sốngcủa các quốc gia, dân tộc.
- Các nướcxã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảngsâu sắc. Trật tự thế giới hai cực Xô-Mỹ đổ vỡ, thế giới trong quá trình hình thành trật tự mới, tương quan lực lượng
nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, phương thức liên minh và tập hợp lực lượng trở nên rất linh hoạt; lợi ích quốc gia dân tộc nổi lên hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế, các nước đều ưu tieen cho mục tiêu phát triển kinh tế.
- Trên thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra nhiều nơi.
- Xu thế chạy đua phát triển kinh tếkhiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại; thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệquốc tế.
- Cácnước đổi mới tưduy vềquan niệm sức mạnh,vịthếquốc gia.
- Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á có sự phát triển năng động, song tại đây cũng luôn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước…
Xu thếtoàn cầu hoá và tácđộng của nó:
-Dưới gócđộ kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt quan các rào cản bởibiên giớiquốc gia và khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động…vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạnglướiquan hệ đa chiều.
- Những tác động tích cực của toàn cầu hoá thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước, nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác. Mặt khác, toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biếtgiữacác quốc gia.
- Nhữngtác động tiêu cực của toàn cầu hoá tạo nên sựbấtbình đẳngtrong quan hệ quốc tếvà làm gia tăng sựphân cực giữa nướcgiàu và nước nghèo.
Tình hình khu vực châu Á - Thái BìnhDương:
- Trước hết, trong khu vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn nhưng châu Á – Thái Bình Dương vẫnđược đánh giá là khu vực ổnđịnh.
- Hai là, châu Á – Thái Bình Dương có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế.
Yêu cầu nhiệmvụ của cách mạng ViệtNam:
- Vấn đề giải toả tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận,tiến tới bình thường hoá và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi đểtậptrung xây dựng kinh tếlà nhu cầu cầnthiếtvà cấpbáchđối vớinướcta.
- Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác, ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước,cầnphảitranh thủcác nguồn lựcbên ngoài.
b) Các giaiđoạn hình thành, phát triển đườnglối
Giai đoạn (1986-1996): Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạnghoá,đa phươnghóa quan hệquốc tế.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), trên cơ sở nhận thức đặc điểm nổi bật của thế giới, Đảng chủ trương phải biết kết hợpsức mạnh dân tộc với sức mạnhthời đại trongđiều kiện mớivàđề ra yêu cầumởrộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nướcngoài hệthống xã hội chủnghĩa.
- Tháng 5-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, khẳngđịnh mục tiêu chiến lượcvà lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Hội nghị Trung ương VI, khóa VI (3/1989) xác định chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị- kinh tế.
- Giai đoạn 1991-1996: Hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Đại hội VII (1991) với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nướctrong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bìnhđộc lập và phát triển”(14, tr. 147).
-Giai đoạn 1996 đến nay: Với nội dung chủ động và hội nhập quốc tế. Đạihội VIII (1996) củaĐảng đềra chủ trương: hợptác bình đẳng và cùng có lợivớitất cảcác nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơsởcác nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội lần thứ VIII của Đảng thông qua, đã được xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủnghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
- Bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
-Đạihội lần thứVII củaĐảng(tháng 6-1996) khẳngđịnh tiếp tục mởrộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế.
- So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đạihội VIII có các đặc điểm mới:
một là, chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; hai là, quán triệt yêu cầu mởrộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chứcphi chính phủ; ba là, lần đầutiên, trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng tađưara chủ trương thửnghiệm đểtiếntớithựchiện đầutưranướcngoài.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhậpkinh tếquốc tếvà khu vựctheo tinh thầnphát huy tốiđa nội lực. Đồng thời phát triển phương châm của Đại hội VII khi cảm nhận đủ thế và lực thành “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,độc lập và phát triển” (16, tr. 42).
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006), Đảng nêu quan điểm: thực hiện nhấtquán đường lốiđối ngoại độc lậptự chủ, hoà bình, hợptác và phát triển: chính sáchđối ngoại mởrộng,đa phươnghoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Đồng thời đề ra chủtrương“chủ động và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế”.
2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụvàtư tưởngchỉ đạo
Cơhội và thách thức
- Về cơ hội: Xu thế hoà bình, hợptác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi chonước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lựccủa nướcta trên trường quốc tế, tạo tiền đềmới cho quan hệ đối ngoại,hội nhậpkinh tếquốc tế.
- Vềthách thức:
+ Những vấn đề toàn cầu như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia…gây tácđộng bấtlợi đối vớinướcta.
+ Nềnkinh tếViệtNam phảichịu sứcép cạnhtranh gay gắt.
+ Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dânchủ”,
“nhânquyền”chống phá chế độchính trịvà sự ổnđịnh, phát triểncủa nước ta.
Mục tiêu, nhiệmvụ
- Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định: tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thếcủa ViệtNam trong quan hệquốc tế.
Tư tưởngchỉ đạo
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của ViệtNam.
- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.
- Nắm vữnghai mặthợptác vàđấu tranh trong quan hệquốc tế.
- Mởrộng quan hệ vớimọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độchính trịxã hội.
- Kếthợp đối ngoạicủaĐảng,ngoạigiao Nhànướcvàđối ngoạinhân dân.
- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệmôi trườngsinh thái trong quá trình hội nhậpkinh tếquốc tế.
- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
- Trên cơsởthực hiện các cam kết gia nhập WTO,đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhànước,MặttrậnTổquốc và cácđoàn thểnhân dân.
b) Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tếquốc tế
-Đưa các quan hệ đãđược thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững.
- Chủ động và tích cựchội nhập kinh tếquốc tếtheo lộtrình phù hợp.
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quyđịnh của WTO.
-Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tếquốc tế.
- Giải quyếttốt các vấnđềvăn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập.
- Giữvữngvàtăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
-Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạtđộngđối ngoại.
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a) Thành tựu và ý nghĩa
Thành tựu
- Một là, phá thế bịbao vây, cấm vậncủa các thếlực thùđịch, tạodựng môi trường quốc tếthuậnlợicho sựnghiệpxây dựngvà bảovệTổquốc.
- Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
- Ba là, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá (thiết lập,mởrộng quan hệvớicác nước,tham gia tích cực tại Liên hợpquốc...).
- Bốn là, tham gia các tổchứckinh tếquốc tế(tham gia AFTA, APEC, WTO).
- Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệvà kỹnăng quảnlý.
- Sáu là, từng bước đưahoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnhtranh.
Ý nghĩa
- Những kết quả trên đây có ý nghĩa rất quan trọng: đã tranh thủ được các nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tếto lớn.
- Góp phần giữvữngvà củng cố độc lập,tựchủ,định hướngxã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nướcta trên trường quốc tế.
b) Hạn chếvà nguyên nhân
- Chưaxây dựngđượcquan hệlợiíchđan xen, tuỳthuộc lẫnnhau với các nước.
- Một số chủtrương, cơ chế,chính sách chậmđổi mớiso vớiyêu cầu mởrộngquan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế; hệthống pháp luật chưahoàn chỉnh, khôngđồng bộ.
- Chưa hình thànhđược một kế hoạch tổng thểvà dài hạn vềhội nhập kinh tế quốc tếvà một lộtrình hợp lý cho việcthực hiện các cam kết.
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về sản xuất, quản lý và công nghệ.
-Đội ngũ cán bộ công tác đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượngvà chất lượng.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H. 2009.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo: Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t. I, II, III, NXBCTQG, H. 2007.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H 2006.
4. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 25-5-1994.
5. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bài học, NXBCTQG, H. 1996.
6. Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương: tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành trung ương khóa IX, NXBCTQG, H. 2004.
7. Bộ Ngoại giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phương: Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa – vấn đề và giải pháp, NXBCTQG, H. 2002.
8.Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam(ban hành theo Quyết định số 52/ 2008, ngày 18-9-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảngtoàn tập, NXBCTQG, H. 2000, t.7, 8, 9, 15, tập.21, 28
10.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2001, t. 9, 12.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXBST, H.1977.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXBST, H. 1982, t. 1.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXBST, H. 1987.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXBST, H. 1991, tr. 88, 147.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBST, H. 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXBST, H. 2001, tr. 25-26, tr. 42.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBST, H. 2006.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết hội lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương