Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Trang 47 - 51)

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Một là, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kếhoạchtập trung quan liêu, bao cấp sang thểchế kinh tếthịtrườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa.

Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đượchình thành.

Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cảnước,gắnvớithịtrường khu vực và thếgiới.

Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế vớigiảiquyếtcác vấn đềxã hội, xoáđói, giảm nghèođạtnhiềukếtquảtích cực.

b) Hn chếvà nguyên nhân

* Hạn chế:

- Quá trình xây dựng,hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướngxã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộcđổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. hệ thống luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất.

- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyếttốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhànước, nhấtlà khi cổphầnhoá. Việc xử lý những vấn đề liên quan đến đất đại còn nhiều vướng mắc, chưa dứt khoát. Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm. Cơ chế xin- cho chưa xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân.

- Cơ cấu tổ chức,cơ chế vận hành của bộ máy nhà nướccòn nhiều bất cập,hiêu quả,hiệulựcquảnlý còn thấp.Cải cách hành chính chậm, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng.

- Cơchếquản lý chính sách phát triểncác lĩnh vựcvănhoá, xã hộiđổi mớichậm, chấtlượng dịch vụy tế,giáo dục,đào tạocòn thấp.Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết.

* Những hạn chếtrên xuất phát từcác nguyên nhân:

- Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề hoàn toàn mới và nhận thức còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp thực tiễn.

- Năng lực thể chế hoá và quảnlý, tổchức thựchiện của Nhà nướccòn chậm, nhất là trong việcgiảiquyếtcác vấnđềxã hội bứcxúc.

- Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu.

4. Đại hội XI của Đảng xác định, một trong ba khâu đột phá chiến lượcphát triển kinh tế là “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc…”, đồng thời nhấn mạnh: “Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển”. Chính vì thế, việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện về mặt lý luận cũng như liên hệ với thực tiễn trong bối cảnh hiện nay về những vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng cấp thiết.

Trước hết, cần khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta không đối lập nhau, có những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển nhưng hoàn toàn theo quy luật khách quan và có những phương thức giải quyết. Chúngta xem kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục đích khi phát triển nó theo định hướng và không ngừng bổ sung, hoàn thiện, nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những khuyết tật. Chính vậy, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đại hội XI xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược và đó cũng chính là khung pháp lý cho sự phát triển nền kinh tế.

Thứ hai, những đặc trưng và tiêu chí của kinh tế thị trường nói chung đã được thể hiện trong nhiều học thuyết kinh tế, trong thực tiễn phát triển và cả ở sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Do đó trong quá trình phát triển, có thể tham khảo những đề xuất sau đây của WTO, EU và Mỹ:

Những tiêu chí của WTO:thương mại không phân biệt đối xử; tự do hóa thương mại và gia nhập thị trường; bảo đảm tính minh bạch, tiên liệu được trong chính sách thương mại; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, chống bóp méo giá cả, chống bán phá giá; thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế, tạo điều kiện cho chính phủ khắc phục các dạng “thất bại” của thị trường thông qua ưu đãi thuế quan và thực hiện các dạng trợ cấp được phép.

Những tiêu chí của EU: mức độ ảnh hưởng (thấp) của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp; nhà nước không được can thiệp, bóp méo hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến quá trình tư nhân hóa; không sử dụng hệ thống thương mại phi thị trường (hàng đổi hàng) và không áp dụng chế độ bao cấp;

ban hành và thực thi luật doanhnghiệp bảo đảm tính minh bạch, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện phù hợp cho quản lý doanh nghiệp; ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và minh bạch bảo đảm tôn trọng quyền sở hữu tài sản và bảo đảm sự vận hành của cơ chế phá sảndoanh nghiệp; tồn tại một khu vực tài chính đích thực, hoạt động độc lập với nhà nước, về mặt luật pháp cũng như trên thực tế, chịu sự điều chỉnh của các quy định bảo lãnh đầy đủ, chịu sự giám sát một cách thỏa đáng; tự do hóa thị trường để mở rộng cạnh tranh.

Những tiêu chí của Mỹ:mức độ chuyển đổi của các đồng tiền nước ngoài với bản tệ; mức độ thỏa thuận về tiền lương giữa người lao động và nhà quản lý; mức độ tự do trong hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài; mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và đối với các quyết định về giá cả và sản lượng của các doanh nghiệp; các yếu tố khác có liên quan như mức độ tự do hóa thị trường và thương mại, nhà nước pháp quyền, chống tham nhũng v.v..

Với những tiêu chí trên đây, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã thể hiện được tương đối đồng bộ, nhiều nước đã công nhận nước ta là nền kinh tế thị trường (trước hết là các nước thành viên của ASEAN). Tuy đếnnay EU, Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhưng cùng với sự vận động thực tiễn nền kinh tế và quan hệ ngày càng tốt hơn giữa nước ta với các nước, thời hạn trên chắc chắn sẽ được rút ngắn.

Thứ ba, cần xác định những nộidung quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối”. Do vậy, một số nội dung cần được làm rõ và phát triển trong nghiên cứu:

- Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.

- Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bìnhđẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó vai trò của kinh tế nhà nước cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng.

- Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ cụ thể, mọi đơn vị kinh doanh đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.

- Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và theo nguyên tắc thị trường;

- Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.

Thứ tư, tiếp tục đi sâu nghiên cứu và có những nhận thức hệ thống, bổ sung để ngày càng toàn diện hơn về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ để phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sự phát triển của nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau, trong đó kinh tế thị trường đã chứng tỏ sức sống tiềm tàng và những khả năng thích ứng với nhiều biến thể của lịch sử. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn của kinh tế thị trường là rất lớn, nguy cơ của khủng hoảng, suy thoái của nó không phải âm ỉ như trong mô hình kinh tế kế hoạch mà bùng phát và mang tính dây chuyền cao, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Sức tăng trưởng cao, đồng thời nguy cơ khủng hoảng và suy thoái lớn là những đặc tính cố hữu của kinh tế thị trường, chỉ trong điều kiện xác định đúng đắn định hướng phát triển của nó, dự đoán và có khả năng đối phó với những nguy cơ và ảnh hưởng của kinh tế thị trường thìđất nước mới có thể đạt được những mục tiêu đặt ra./.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H. 2009.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo: Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t. I, II, III, NXBCTQG, H. 2007.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H 2006.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo; tài liệu tập huấn, lớp bồi dưỡng giảng viên môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 2009.

5.Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam(ban hành theo Quyết định số 52/ 2008, ngày 18-9-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Giáo trìnhĐường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. NXBCTQG (2009).

7.Đảng Cộng sản Việt Nam:NQ Đại hội ĐBTQ lần thứ IV, NXBST, H, 1977, tr. 18.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, NXBST, H. 1991, tr 21.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXBST, H. 1987, tr. 62.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXBCTQG, H. 2001, tr. 86-87.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới( Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXBCTQG, HN. 2005.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2001, t. 9, 12.

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXBCTQG, H. 2006.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, H. 2006, tr 130.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội Đảng toàn tập, NXB CTQG. H. 2006.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, H. 2011

VẤN ĐỀ VI

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)