QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ

Một phần của tài liệu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Trang 57 - 62)

1. Thời kỳ trước đổi mới

a) Quanđiểm,chtrươngvxây dng nềnvăn hoá mới

* Khái niệm về nền văn hóa và văn hóa:

- Nền văn hóa: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thề sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

- Văn hóa theo nghĩa hẹp: “ Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống”; “văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc;

“văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác.

* Trong nhữngnăm 1943-1954

- Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) đã thông qua bản Đềcương văn hoá Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo. Đề cương xác định lĩnh vực văn hoá là một trong ba mặt trận(kinh tế,chính trị, vănhoá) của cách mạng ViệtNam, vàđề ra ba nguyên tắc của nền văn hoá mới:Dân tộc hoá,Đạichúng hoá, Khoa học hoá.

- Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng 6 nhiệm vụcấp bách của Nhà nướcViệtNam Dân chủCộng hoà, trongđó 2 nhiệm vụcấpbách thuộc vềvănhoá.

+ Một là, cùng vớidiệtgiặc đói phảidiệtgiặcdốt.

+ Hai là, chế độ thực dân đã hủ hoá dân tộc Việt Nam bằng những thói xấu khác. Vì vậy,nhiệmvụcấpbách là phảigiáo dục lạinhân dân chúng ta, làm cho dân tộc chúng ta trởnên một dân tộc dũng cảm, yêu nước,yêu laođộng.

- Cuộc vận động thựchiện Đờisống mới. Đầu năm 1946 Ban Trungương vận động Đờisống mới đượcthành lập.

- Đường lối Văn hoá kháng chiến được hình thành dần tại Chỉ thị của Ban chấp hành TrungươngĐảng về “Kháng chiến kiến quốc”(11-1945), trong bứcthư về “Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nướchiện nay” của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 16-11-1946) và tại báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá ViệtNam (trình bày trong Hội nghịvăn hoá toàn quốc lầnthứhai, tháng 7-1948).

* Trong nhữngnăm 1955-1986

-Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá trong giai đoạncách mạng xã hội chủ nghĩađược hình thành bắt đầu từ Đại hội lần thứIII (năm1960) mà điểm cốt lõi là chủ trươngtiếnhành cuộc cách mạngtư tưởng vàvănhoá.

- Đạihội IV và Đạihội V tiếptụcđường lối phát triển văn hoá của Đạihội III, xác định nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tínhđảngvà tính nhân dân.

b) Đánh giá sthc hiện đườngli

- Nền văn hoá dân chủ mới – văn hoá cứu quốc, đã bước đầu hình thành vàđạt nhiều thành tựu trong kháng chiến và kiến quốc. Đã xoá bỏ dần những mặt lạc hậu, những lỗi thời trong di sản văn hoá phong kiến,trong nền văn hoá nô dịch của thực dân Pháp, bước đầu xây dựng nền văn hoá dân chủ mới vớitính chất dân tộc, khoa học,đại chúng. Vănhoá cứuquốcđãđộng viên nhân dân tham gia tích cựcvào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược.

- Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ không chỉ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn mà còn là thắng lợi của chính sách vănhoá củaĐảng.

Hạn chếvà nguyên nhân

- Công tác tư tưởng và văn hoá thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hoá còn chậm. Một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống có giá trịkhôngđượcquan tâm bảotồn, lưugiữ,thậm chí bịphá huỷ, mai một.

- Chiếntranh cùng với cơchếquảnlý kếhoạchhoá tập trung,quan liêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủnghĩađã làm giảm động lựcphát triển vănhoá, giáo dục; kìm hãm năng lựctựdo sáng tạo.

2. Trong thời kỳ đổi mới

a) Quá trìnhđổi mới tưduy vxây dng và phát triểnnềnvăn hoá

- Đại hội VI (1986) xác định khoa học – kỹ thuật là một động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đông thời có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựngchủnghĩa xã hội.

- Cương lĩnhnăm 1991(Đại hội VII thông qua) lần đầutiên đưa ra quan niệm nền văn hoá Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thay cho quan niệm nềnvănhoá ViệtNam có nội dung xã hội chủnghĩa.

- Đại hội VII, VIII, IX, X và nhiều nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định vănhoá là nền tảng tinh thần của xã hội coi văn hoá vừalà mục tiêu, vừalà động lực của phát triển..

- Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII (7-1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hội nghị Trung ương 9 Khoá IX (1-2004) xác định thêm “phát triển văn hoá đồng bộ với phát triển kinh tế”. Đây chính là bước phát triển quan trọng trong nhận thức của Đảng vềvịtrí củavăn hoá và công tácvăn hoá trong quan hệvớicác mặt công tác khác.

- Hội nghị Trungương10 Khoá IX đã nhận định về sự biến đổi văn hoá trong quá trìnhđổi mới.

b) Quanđiểmchỉ đạo vxây dng và phát triểnnềnvăn hoá

Một là,Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúcđẩysựphát triển kinh tế- xã hội.

- Văn hoá là nềntảng tinh thần của xã hội.

Theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễnra trong quá khứcũng như đang diễnra trong hiện tại;qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tựkhẳngđịnh bảnsắcriêng mình.

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảngtinh thần của xã hội - vì nó đượcthấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thếhệ.

- Văn hoá làđộng lựcthúcđẩy sựphát triển.

Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hoá. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo cái mới, nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia, dân tộclà vănhoá.

- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển.

Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và vănminh”chính là mục tiêuvăn hoá.

- Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố conngườivà xây dựngxã hội mới.

Hai là, nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tấtcảvì con người.Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cảtrong hình thức biểuhiện,trong các phương tiệnchuyểntảinội dung.

- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hoá truyềnthống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nói chung, Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tựý thức, tựkhám phá, tựvượtqua chính bảnthân mình, biếtcạnh tranh và hợptácđểtồn tạivà phát triển.

Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tậpquán và lềthói cũ.

Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nétđặctrưng nổi bậtcủa vănhoá ViệtNam là sựthống nhất màđa dạng, là sự hoà quyện bìnhđẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi dân tộc có truyền thống và bản sắc văn hóa của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng;đa dạng trong sựthống nhất.

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnhđạo, trongđóđội ngũtrí thứcgiữvai trò quan trọng

Mọi người ViệtNam phấn đấuvì dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dânchủ,

văn minh tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thứclà nền tảng khối đại đoàn kếttoàn dân, cũng là nền tảng của sựnghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dướisự lãnhđạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũtrí thứcgắnbó vớinhân dân giữvai trò quan trọng trong sựnghiệpsau này.

Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục và đào tạo, cùng vớikhoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàngđầu.

* Thực hiệnquốc sách này chúng ta chủtrương:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phươngpháp dạyhọc.

- Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học.

-Đổi mớimạnh mẽgiáo dục mầm non và giáo dục phổthông.

- Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việcxuấtkhẩulaođộng.

-Đổi mớihệthống giáo dụcđạihọc và sauđạihọc, gắn đào tạovớisửdụng.

- Bảo đảmđủ số lượng,nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viênởtất cảcác cấp học, bậchọc.

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sựnghiệpgiáo dục.

-Tăng cường hợptác quốc tếvềgiáo dục vàđào tạo.

- Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vềconđườngđi lên chủnghĩa xã hộiởnước ta.

- Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ.

-Đổi mớicơchếquảnlý khoa học và công nghệ

Năm là, Vănhoá là một mặttrận; xây dựng và phát triểnvăn hoá là một sựnghiệp cách mạnglâu dài,đòi hỏi ý chí cách mạng và sựkiên trì, thậntrọng.

c) Đánhgiá việc thc hiện dườngli

- Trong những năm qua cơ sở vật chất, kỹ thuậtcủa nền văn hoá mới dã bước đầu được tạo dựng; quá trình đổi mới tư duy về văn hoá, về xây dựng con người và nguồn nhân lựccó bướcphát triểnrõ rệt.

- Giáo dục vàđào tạocó bước phát triểnmới.

- Khoa học và công nghệcó bước phát triển,phục vụthiết thực hơnnhiệm vụ phát triểnkinh tế- xã hội.

- Vănhoá phát triển,việc xây dựng đờisống vănhoá và nếpsống văn minh có tiến bộ ởtấtcảcác tỉnh, thành trong cảnước.

- Những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng văn hoá chứng tỏ đường lối và các chính sách vănhoá củaĐảngvà Nhà nước tađã vàđang phát huy tác dụng tích cực.

* Hạn chếvà nguyên nhân:

Một là, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hoá còn chưa tương xứngvà chưavữngchắc, chưa đủ đểtác động có hiệu quả đối với các lĩnh vựccủa đờisống xã hội,đặcbiệtlà lĩnh vựctưtưởng.

Hai là, sự phát triển của văn hoá chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.

Ba là, việcxây dựngthểchếvăn hoá còn chậm, chưađổi mới, thiếu đồng bộ.

Bốn là, tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hoá - tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào các dân tộc thiểu số và vùngcăncứcách mạng trước đây vẫnchưađược khắcphục có hiệuquả.

* Những khuyết điểm, yếu kém nói trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song cầnnhấnmạnhcác nguyên nhân chủquan là:

Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hoá chưa được quán triệt đầy đủ cũng chưa được thựchiệnnghiêm túc. Bệnhchủquan, duy ý chí trong quảnlý kinh tế- xã hội.

Chưaxây dựng được cơchế,chính sách và giải pháp phù hợp đểphát triểnvăn hoá trongcơ chếthịtrườngđịnh hướngxã hội chủnghĩa và hội nhậpquốc tế.

Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hoá có biểu hiện xa đời sống, chạytheo chủnghĩa thựcdụng, thịhiếuthấpkém.

d) Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh về vấn đề văn hóa.

Về phương diện lý luận và những quan điểm chỉ đạo của Đảng từ trước tới nay đã thể hiện rõ nhận thức văn hóa là động lực, mục tiêu, là nền tảng tinh thần của xã hội, phát triển đất nước và xây dựng con người mới. Văn hóa gắn với chính trị, kinh tế và “phải soi đường cho quốc dân đi”. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.

Một nhận thức mới về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững. Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Mục đích phát triển kinh tế tách rời văn hóa sẽ làm suy giảm sự phát triển nói chung. Trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới chỉ rõ mặt quan trọng phải xây dựng kinh tế đi đôi với xây dựng văn hóa. Thực tế văn hóa nông thôn từ lâu nay đã mất cân đối nếu không nói tụt hậu so với phát triển kinh tế. Nói chung văn hóa chúng ta đang rơi vào tình trạng pha tạp nhiều dòng, thiếu chủ lưu. Cái gọi là đặc sắc mang màu sắc dân tộc đang bị lấn át. Cái “hiện đại” đang trở thành thời thượng. Có thể nói, toàn bộ đời sống tinh thần xã hội gồm văn hóa, chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa tôn giáo, văn hóa kinh tế, văn hóa văn nghệ, văn hóa giáo dục v.v... nhìn vào đâu cũng thấy nổi lên yếu tố thiếu văn hóa hoặc hạ thấp văn hóa.

Thực tế cho thấy kinh tế phát triển và phát triển cao, sẽ đưa dân tộc đến đâu, về đâu khi suy giảm văn hóa. Văn hóa dân tộc xây dựng từ ngàn đời bị mai một. Văn hóa vật chất chịu sự thử thách và mất mát của thời gian, văn hóa tinh thần bị chính con người tàn phá. Trong đó, ở một bộ phận không nhỏ của xã hội đang có những suy nghĩ lệch chuẩn, hành động thiếu tích cực. Họ cho rằng, không có gì là thiêng liêng cao cả mẫu mực để tôn thờ phấn đấu. Không có gì là xấu xa đê hèn, đáng khinh, đáng nguyền rủa. Tất cả là sự tráo trở, lộn ngược hòa cả làng, xấu như tốt, dốt như giỏi, đúng như sai, phải như trái, chăm như lười, trên như dưới, không có tiêu chí sống, chỉ có tiền là chân lý. Thật đáng

Một phần của tài liệu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)