II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế
a) Nội dung
- Phát triển các ngành và sản phẩmkinh tế có giá trị gia tăngcao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới của nhân loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triểncủađấtnước,ở từngvùng, từngđịa phương,từng dựán kinh tế- xã hội.
- Xây dựngcơ cấukinh tếhiện đạivà hợplý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực,nhấtlà các ngành, lĩnh vựccó sức cạnh tranh cao.
b) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệphoá, hiệnđại hoá gắn vớiphát triểnkinh tếtri thức
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộcác vấnđềnông nghiệp,nông dân, nông thôn.
+ Một là, vềcông nghiệphoá, hiệnđạihoá nông nghiệpnông thôn.
Vềvấn đề nôngnghiệp,nông thôn và nông dân là một vấn đềlớn của quá trình công nghiệphoáđối vớitấtcả các nướctiếnhành công nghiệphoá trên thếgiới.
Chuyểndịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướngtạo ra giá trịgia tăngngày càng cao, gắnvớicông nghiệpchếbiếnvà thịtrường.
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ.
+ Hai là, vềquy hoạchphát triểnnông thôn.
Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hình thành các khu dâncư đô thịvớikếtcấuhạtầng kinh tế- xã hộiđồng bộ. Phát huy dân chủởnông thôn điđôi vớixây dựng nếpsống văn hoá, nâng cao trìnhđộdân trí, bài trừcác tệnạn xã hội.
+ Ba là, vềgiảiquyếtlaođộng, việclàmởnông thôn.
Chú trọng dạy nghề,giải quyếtviệc làm cho nông dân.
Đầutưmạnh hơncho các chương trình xoáđói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo.
- Phát triểnnhanhhơncông nghiệp,xây dựng và dịch vụ.
+ Một là,đối vớicông nghiệpvà xây dựng.
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, phát triển một số khu kinh tếmởvàđặc khu kinh tế,nâng cao hiệuquảcủa các khu công nghiệp,khu chếxuất.
Tích cựcthu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tưthựchiện các dự án quan trọng vềkhai thác dầu khí, lọc dầuvà hoá dầu,luyện kim.
Xây dựng đồng bộkếtcấuhạ tầng kỹthuậtkinh tế- xã hội nhấtlà các sân bay quốc tế,cảng biển, đườngcao tốc.
+ Hai là,đối vớidịch vụ.
Tạo bước phát triển vượtbậc của các ngành dịch vụ. Tiếp tục mởrộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễnthông, du lịch.
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
- Phát triểnkinh tếvùng.
+ Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn.
+ Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam thành nhữngtrung tâm công nghiệplớn.
- Phát triểnkinh tếbiển.
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọngđiểm.
+ Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo.
- Chuyểndịch cơcấu laođộng,cơcấu công nghệ.
+ Một là, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực vớicơ cấu đồng bộvà chất lượng cao.
+ Hai là, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạngkhoa học và công nghệ.
+ Ba là,đổi mớicơbảncơ chếquảnlý khoa học và công nghệ.
- Bảo vệ, sửdụng hiệuquảtài nguyên quốc gia, cải thiệnmôi trường tựnhiên.
+ Một là, tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất,nước, khoáng sản,rừng.
+ Hai là, từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thuỷ văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứunạn.
+ Ba là, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hoá với bảovệmôitrường, bảo đảm phát triển bền vững.
+ Bốn là, mở rộng hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vựcquảnlý, khai thác và sửdụng tài nguyênnước.
4. Kếtquả, ý nghĩa, hạn chếvà nguyên nhân a) Kếtquảthực hiện đườnglối và ý nghĩa
- Một là, cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năngđộc lập,tựchủcủa nềnkinh tế đượcnâng cao.
- Hai là, cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá đã đạt đượcnhững kếtquảquan trọng.
- Ba là, những thành tựu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm 2000 đến năm 2005đạttrên 7,51%/năm,các năm 2006–2007đạt8%/năm.
b) Hạn chếvà nguyên nhân Hạn chế:
- Tốc độphát triển kinh tế vẫn thấp so vớikhả năng và thấp hơn nhiều nướctrong khu vựctrong thờikỳ đầucông nghiệphoá.
- Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao: tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bịlãng phí, thấtthoát nghiêm trọng.
- Cơ cấukinh tếchuyển dịch còn chậm.
- Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấukinh tếhiện đại.
- Cơ cấuthành phầnkinh tếphát triểnchưa tương xứng vớitiềm năng.
- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưaphù hợpvớicơ chếthịtrường.
- Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫncòn lạc hậu,thiếuđồng bộ.
Nguyên nhân chủquan:
- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhấtcác nguồn lực,cảnội lực và ngoạilựcvào công cuộc phát triểnkinh tế- xã hội.
- Cảicách hành chính còn chậm và kém hiệuquả.Công tác tổ chức,cán bộ, chậm đổi mới, chưa đápứng yêu cầu.
- Chỉ đạovà tổchứcthựchiện yếu kém.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H. 2009.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo: Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t. I, II, III, NXBCTQG, H. 2007.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H 2006.
4. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 25-5-1994
5.Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam(ban hành theo Quyết định số 52/ 2008, ngày 18-9-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Giáo trìnhĐường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. NXBCTQG (2009).
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG,H. 2001, t. 9, 12.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2004, t.37, tr.653
VẤN ĐỀ V
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA