II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954- 1975)
2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
Đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản
“Chiếntranhđặc biệt”.Mỹ đổ quân ồ ạt và quân các nướcchưhầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranhcục bộ” với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướctrên phạm vi toàn quốc.
* Thuận lợi của ta khi bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ Cứu nước.
- Khi bướcvào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hoá. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩymạnh cảtheođường bộvàđường biển.
- Miền Nam vượt qua khó khăn trong những năm 1961-9162, từ năm 1963, cuộc đấutranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. 1965 “Chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ được triển khaiđến mức cao nhất, với ba công cụ (Ngụy quân, Ngụy quyền, Ấp chiến lược và đô thị) đã bịphá sản.
* Khó khăn
- Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và không có lợi cho cách mạngViệtNam.
- Mỹ mở chiến tranh cục bộ và ồ ạt đưa quân đội viễn chinh và các nước chư hầu tiếp tục xâm lược Việt Nam, làm tươngquan lựclượng giữata vàđịch bấtlợicho ta.
b) Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩađườnglối * Quá trình hình thành và nội dungđường lối
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân.
- Đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến lược rừng núi, đồng bằng, thành thị).
- Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình tháng vàđềrađường lối kháng chiếnchống Mỹcứunước:
+ Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương cho rằng “Chiếntranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranhxâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động nên có nhiều mâu thuẫn về chiến lược. Do vậy, Trung ương quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹcứunướctrong toàn quốc.
+ Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳtình huốngnào”(9, tr.634).
+ Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiếntranh cục bộcủa Mỹ ởmiềnNam, đồng thời phát động chiếntranh nhân dân chống chiếntranh phá hoạicủa Mỹ ởmiềnBắc.
+ Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thếtiếncông, kiên quyết tiến công đánh địch trên cả ba vùng...
+ Tư tưởngchỉ đạođối vớimiềnBắc: Chuyểnhướngxây dựng kinh tế,bảo đảm tiếptục xây dựng miền Bắc vững mạnh vềkinh tếvà quốc phòng trongđiềukiệncó chiếntranh.
+ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương vững chắc. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹxâm lược”.
* Ý nghĩađường lối
- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lậptựchủcủa toànĐảng,toàn quân và toàn dân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
- Đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chínhđượcphát triển trong hoàn cảnh mới, tạonên sức mạnh mới để dântộc tađủ sức đánh thắng giặcMỹxâm lược.
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm a) Kết quảvà ý nghĩa lịch sử
* Kếtquả
- ỞmiềnBắc: Sau 21 năm phấn đấu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được những thành tựu đáng tự hào:
+ Một chế độxã hội mới,chế độxã hội chủnghĩa bắt đầu đượchình thành.
+ Văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục không những được duy trì mà còn phát triển mạnh.
+ Sảnxuấtnông nghiệpphát triển,công nghiệp địa phươngđượctăngcường.
+ Quân dân miềnBắcđãđánh thắngcuộc chiếntranh phá hoạicủađếquốc Mỹ.
+ MiềnBắc hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ địa cách mạng cả nướcvà nhiệm vụhậu phương lớn đối vớichiến trường miềnNam.
- ỞmiềnNam:
+ 1954-1960, đã đánh bại “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ - Ngụy đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
+ 1961-1965, đã giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranhđặc biệt”của Mỹ.
+ 1965-1968, đánh bại chiến lược“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chưhầu. Buộc Mỹ phải xuống thang ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari.
+ 1969-1975, đánh bại chiến lược“Việt Nam hoá chiến tranh”của Mỹvà tay sai mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Ý nghĩa:
-Đối vớinướcta:
+ Kết thúc thắng lợi21 nămchiến đấuchống Mỹ xâm lược tính từ 1954; 30 năm chiến tranh cách mạng tính từ 1945; 115 năm chống đế quốc thực dân phương tây tính từ 1885, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, đưa lại độc lập,
thống nhất,toàn vẹnlãnh thổchođấtnước.
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hoà bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụchiếnlược, đi lên chủnghĩa xã hội.
+ Tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần,thế và lực cho cách mạng Việt Nam.
+ Nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
-Đối với cách mạng thếgiới:
+ Đậptan cuộc phảnkích lớnnhất của chủnghĩađếquốc vào chủnghĩa xã hội.
+ Làm phá sản chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, gây tổn thất lớn và tác động sấu đếnnội tình của nước Mỹ.
+ Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúngỏ khu vực ĐôngNam Á. Sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào đấu tranh vì hòa bìnhđộc lập dân tộc, dân chủ tự do và hòa bình phát triển của nhân dân thếgiới.
+ Báo cáo chính trị tại Đại hội IV tháng 12-1976 khẳng định: kháng chiến chống Mỹ thắng lợi đã ghi vào lịch sử trang chói lọi và đi vào lich sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc
b) Nguyên nhân thắng lợivà bài học kinh nghiệm Nguyên nhân thắng lợi
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trongđó quan trọng nhấtlà:
- Sựlãnhđạođúngđắn củaĐảng Cộng sảnViệtNam, có đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Cuộc chiến đấu đẩugian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước,đặt biệt là của cán bộ, chiến sĩvà hàng chục triệu đồng bào yêu nướcởmiền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng đáng với danh hiệu “thành đồng tổ quốc”.
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miềnBắc xã hội chủ nghĩa của đồng bào và chiếnsĩ miền Bắc.
- Tình đoàn kết chiến đấucủa nhân dân ba nướcViệtNam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúpđỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủvà nhân dân tiếnbộtrên toàn thếgiớikểcảnhân dân tiếnbộMỹ.
Bài học kinh nghiệm
- Một là, đềra và thực hiện đường lối giươngcao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằmhuyđộng sứcmạnhtoàn dânđánh Mỹ, cảnước đánh Mỹ.
- Hai là, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh và quyếtthắng đếquốc Mỹxâm lược.
- Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo.
- Bốn là, trên cơ sở đường lối, chủtrươngchiến lược chungđúngđắnphải có công tác tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong quân đội,
của các ngành, các địa phương.
- Năm là, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lựng cách mạng ở cả hậu phương và tiền tuyến; thực hiện liên minh ba nước Đông Dương, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H. 2009.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo: Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t. I, II, III, NXBCTQG, H. 2007.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXBCTQG, H 2006.
4. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 25-5-1994
5.Chương trình môn học Đường lốicách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam(ban hành theo Quyết định số 52/ 2008, ngày 18-9-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2000, t. 2; t. 8, (tr 26-27), (tr. 133, 150, 151, 152, 160).
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2001, t. 9,(12, tr 433, 434, 435, 444, 508, 509, 382, 575, 576), (t.14, tr. 382, 379, 380, 553).
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2002, t. 2, 3, 4, 5 17, (t. 18, tr.772), (t. 20, tr. 62, tr. 81, tr. 82),(t. 21, tr. 918, tr. 916, tr. 921).
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2003, (t. 26, tr.634, 639,.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H.2004, t.37, tr.
471
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2005, t.6.
12. Đại học quốc gia Hà Nội: Một số chuyện đề về Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB lý luận chính trị, H. 2008.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, H. 2004, t. 34, 37 14. Hồ ChíMinh: toàn tập, NXBCTQG, H. 2000, t. 4, 7, 10, 11, 12.
15. Hồ Chí Minh: toàn tập, NXBCTQG, H. 2002, t. 10.
16. Những đoạn trích trong Chỉ thị kháng chiến kiến quốc làở văn kiện Đảng toàn tập, H. 2000, t. 8
17. Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, NXBST, H. 1947.
18.Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, NXBST, H. 1976, t.
2, tr. 32, 142.
VẤN ĐỀ IV