Khái niệm và phân loại sức bền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Khái niệm và phân loại sức bền

Sức bền là năng lực của cơ thể nhằm khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt động vận động với thời gian kéo dài. Nếu trong tập luyện VĐV không đạt được mức độ mệt mỏi thì không thể nâng cao sức bền. Mặt khác, nếu mệt mỏi kéo dài không được liên tục sẽ làm cho năng lực vận động của cơ thể giảm sút, hạn chế sự phát triển trình độ thể thao. Do đó trong huấn luyện thể thao phải dùng nhiều cách để hồi phục sức lực, giảm nhanh sự mệt mỏi.

[6, 11]

Tố chất sức bền phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực làm việc của hệ thống tim mạch và hô hấp. Theo quan điểm sinh lý học có thể phân sức bền thành hai loại: sức bền yếm khí và sức bền ưa khí. Năng lực khắc phục mệt mỏi khi vận động trong điều kiện cơ thể không được cung cấp đủ O2, sinh ra hiện tượng nợ O2, gọi là sức bền yếm khí. Còn năng lực khắc phục mệt mỏi khi vận động trong điều kiện đủ O2 thì gọi là sức bền ưa khí. Song đối với từng môn thể thao khái niệm và phân loại sức bền vẫn cần bổ sung thêm để chuẩn xác hơn. [43, 45]

Với góc độ sư phạm, sức bền chuyên môn là năng lực hoàn thành công việc và khắc phục mệt mỏi trong điều kiện quyết định kết quả hoạt động thi đấu ở từng môn thể thao cụ thể. Năm 1977, Matveep L.P đã phân chia sức bền chuyên môn thể thao thành sức bền chuyên môn và sức bền thi đấu. Sức bền chuyên môn trong huấn luyện là năng lực hoàn thành tổng khối lượng và cường độ của hoạt động mang tính chuyên môn trong quá trình huấn luyện một buổi tập, một chu kỳ nhỏ hoặc dài hơn.

Còn sức bền thi đấu là năng lực khắc phục mệt mỏi để đạt hiệu quả hoạt động thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý trong tình huống thi đấu.

Sức bền chuyên môn là sức bền đặc trưng cho từng môn thể thao. Sức bền chuyên môn của VĐV chạy maratông khác với sức bền chuyên môn của VĐV các môn bóng. [47]

Xét về sinh lý học thể thao, sức bền chuyên môn trong Taekwondo là sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí, trong đó sức bền yếm khí có vai trò chính. Sức bền chuyên môn là một trong những tố chất thể lực đặc trưng hàng đầu đối với VĐV Taekwondo [55]. Vì vậy, khi đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo đòi hỏi phải đánh giá không những sức bền ưa khí, mà còn phải đánh giá sức bền yếm khí.

Có nhiều cách phân loại sức bền khác nhau đối với từng môn thể thao.

Dựa trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao đổi chất cung cấp ATP và CP, người ta phân loại sức bền ưa khí, yếm khí và sức bền hỗn hợp ưa - yếm

khí. Dựa vào đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao, người ta phân loại sức bền chuyên môn và sức bền chung.

1.2.1. Phân loại sức bền dựa trên cơ sở nhu cầu khác nhau về trao đổi chất của cơ thể.

Trong sinh lý học thể thao người ta phân loại sức bền dựa trên cơ sở nhu cầu khác nhau về trao đổi chất cung cấp ATP và CP.

Mức độ dự trữ và khả năng tái tổng hợp ATP phụ thuộc vào thời gian có thể cung cấp năng lượng của các vật chất năng lượng trong cơ thể vận động viên. Cho nên việc phân loại sức bền không những dựa vào nhu cầu khác nhau về trao đổi chất mà còn dựa vào thời gian vận động (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1. Mức độ dự trữ, khả năng tái tổng hợp ATP, thời gian cung cấp năng lƣợng (theo Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ ) [10]

Các hệ thống trao đổi chất

Lƣợng dự trữ mmol.kg-

D

Khả năng tái tạo

ATP mmol.kg-

D

Thời gian tối đa có thể cung cấp

năng lƣợng Cường

độ cực hạn

Cường độ 70%

VO2max

Trao đổi chất yếm khí

Hệ thống phosphagene

ATP 25 100 < 1s 0.03

min

CP 77 6 - 8 s 0.50

min Hệ thống

Glycolyzis

Glucogene

trong cơ 365 ~ 250 2 - 3 min

6 – 9 min Trao

đổi chất

ƣa khí

Glucogene trong cơ 365 13000 1 - 2 h Nhiều giờ Lypid

(acid béo) 49 Không

hạn chế

Nhiều giờ

Nhiều ngày

Trong đó:

- mmol/kg là khối lượng phân tử gam (tính theo miligam) trong một kg trọng lượng cơ khô.

- Đó là khả năng tái tạo ATP tính theo cơ thể VĐV có trọng lượng cơ bắp là 20 kg; trọng lượng mỡ là 15 kg; VO2 max 4l/min.

a. Sức bền yếm khí: là sức bền đòi hỏi sự cung cấp năng lượng chủ yếu từ các quá trình trao đổi chất yếm khí để thực hiện một lượng vận động với cường độ tối đa trong khoảng thời gian ngắn từ vài giây tới 2 phút nên còn gọi là sức bền trong thời gian ngắn.

b. Sức bền ưa khí: là sức bền đòi hỏi cung cấp năng lượng chủ yếu từ các quá trình trao đổi chất ưa khí để thực hiện vận động kéo dài từ 11 phút tới nhiều giờ. Chính vì vậy người ta còn gọi là sức bền trong thời gian dài.

c. Sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí: là sức bền đòi hỏi đầy đủ cả khả năng ưa khí lẫn khả năng yếm khí để thực hiện một lượng vận động trong khoảng từ 2 đến 11 phút, hay còn gọi là sức bền trong thời gian trung bình.

1.2.2. Phân loại sức bền dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao.

a. Sức bền chuyên môn: là sức bền đặc trưng riêng cho từng môn thể thao. Sức bền chuyên môn trong thi đấu Taekwondo phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ và sức mạnh của các động tác kỹ thuật trong các đòn tấn công hoặc phòng thủ tấn công

Tốc độ trong các đòn tấn công hoặc phòng thủ trong thi đấu Taekwondo chỉ diễn ra trong giây lát (1-3 giây), do vậy năng lượng cung cấp cho cơ bắp hoạt động trong động tác kỹ thuật này chủ yếu do nguồn năng lượng yếm khí. Tuy nhiên Taekwondo là môn thể thao đối kháng trực tiếp giữa hai VĐV. Trong suốt thời gian thi đấu của một hiệp đấu kéo dài 3 phút thì VĐV phải di chuyển liên tục và luôn tìm kiếm thời cơ để đưa ra những đòn đánh mang lại điểm số cho mình đòi hỏi cơ thể VĐV phải huy

động từ nguồn năng lượng hỗn hợp ưa – yếm khí để duy trì hoạt động vận động.

Mặc dù, năng lượng từ nguồn dự trữ và từ quá trình đường phân được cung cấp nhanh không cần oxy, nhưng không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động kéo dài, phải huy động năng lượng từ các phản ứng ưa khí cung cấp ATP cho hoạt động thể lực, đặc biệt là cho những bài tập thể lực gắng sức kéo dài từ vài phút trở lên. Mặt khác công suất chuyển hoá ưa khí lại có vai trò hết sức quan trọng trong các phản ứng oxy hoá axit lactic, làm cho nồng độ axit lactic trong máu ổn định trong thời gian dài để duy trì sức bền yếm khí, nên cũng cần coi trọng đúng mức vai trò của sức bền ưa khí trong chương trình huấn luyện các tố chất thể lực của VĐV Taekwondo.

b. Sức bền chung: là năng lực của cơ thể nhằm chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động diễn ra trong thời gian dài. Năng lực vận động này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thụ oxy tối đa và khả năng cung cấp oxy của hệ tuần hoàn, hô hấp. Vì vậy sức bền chung được hiểu theo một nghĩa hẹp đó là sức bền ưa khí.

Sức bền chung được hiểu là năng lực hoàn thành hoạt động với cường độ trung bình trong thời gian dài của vận động viên (là hoạt động có đặc điểm ưa khí). Khi thực hiện bài tập với cường độ trung bình, phần lớn cơ bắp của cơ thể đều tham gia hoạt động, dù tới nay chưa có điều kiện chứng minh chính xác luận điểm này. Ở một số môn thể thao cá biệt nào đó, chủ yếu dựa vào sự trao đổi chất ưa khí để đạt thành tích thi đấu cao như đua xe đường trường, chạy cự ly trung bình, bơi cự ly dài, trượt tuyết v.v...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)