Những nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Những nghiên cứu có liên quan

Qua phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo, chúng tôi đã thu được một số tài liệu tham khảo bao gồm các sách chuyên khảo dùng cho giảng dạy, huấn luyện Taekwondo, các luận văn thạc sỹ giáo dục học của các tác giả như:

Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002) trong tài liệu: “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”. Các tác giả đã đưa ra 07 test kỹ thuật và 06 test thể lực chung để đánh giá trình độ tập luyện và kết quả trắc nghiệm tâm lý trong đánh giá trình độ tập luyện thể lực và chuyên môn của VĐV Karatedo, Taekwondo đội tuyển quốc gia. Đây là đánh giá tổng thể mang tính giai đoạn tại thời điểm trước thềm Seagames 22. [58]

Lâm Quang Thành (2004) trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV Taekwondo và Judo thành phố Hồ Chí Minh” cho kết quả nghiên cứu sức mạnh tốc độ là nền tảng của sự kết hợp giữa tốc độ và sức mạnh, sức mạnh tốc độ rất cần thiết cho vận

động viên môn Taekwondo. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu đến sức nhanh, sức bền và mềm dẻo. [51]

Nguyễn Thy Ngọc (2008) trong đề tài: “Nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14-16”, tác giả đã đánh giá trình độ tập luyện của VĐV trẻ Taekwondo theo các thành phần cấu thành trình độ tập luyện, bao gồm: hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật chuyên môn. [31]

Trương Ngọc Để (2009) trong đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV môn Taekwondo ở các giai đoạn huấn luyện”, đã xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn chung cho cac VĐV trẻ Taekwondo theo các nội dung:

Hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật chuyên môn.[12]

Lê Nguyệt Nga (2009) với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo TP.HCM, đề tài đã lựa chọn và phân loại nhóm các bài test tâm lý để đánh giá đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo TP.HCM, tổng hợp kết quả nghiên cứu 9 bài test đánh giá năng lực trí tuệ, 5 bài test đánh giá chức năng vận động.[32]

Vũ Xuân Thành (2012) với luận án: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam, luận án đã xác định được 12 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17 về tâm lý, thể lực, kỹ thuật. Lựa chọn được 130 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 3 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 – 17.[50]

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về môn Taekwondo trong các luận văn cao học như: Lý Đức Trường (1998) “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho những đòn đá phía trước cho VĐV Taekwondo”, Luận văn thạc sỹ giáo dục học [60]; Hồ Anh Tuấn, “Nghiên cứu kỹ thuật tấn công trong thi đấu đối kháng môn

Taekwondo qua giải vô địch Hà Nội năm 1994” [62]; Nguyễn Anh Tú năm 2000, “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học thể dục thể thao I”, luận văn thạc sỹ giáo dục học [61]; Lại Cao Kiên 1997,

"Nghiên cứu một số bài tập nâng cao tính hiệu quả đòn đá lướt Yeopchagi trong môn võ Taekwondo" luận văn thạc sỹ giáo dục học [26]; Phạm Văn Đàn 1997, "Nghiên cứu một số bài tập để nâng cao hiệu quả cho đá bay"

"Twieo Yeopchagi" cho VĐV trẻ đội tuyển Hà Nội" [15], luận văn thạc sỹ giáo dục học...

Các nghiên cứu trên phần nào đáp ứng được yêu cầu là tài liệu tham khảo trong vấn đề nghiên cứu. Trên thực tế, huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV Taekwondo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, các phương tiện huấn luyện, phương pháp huấn luyện…Vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu là tìm ra các bài tập góp phần nâng cao thành tích cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho đối tượng nghiên cứu.

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu ở chương 1 luận án đã làm rõ được những vấn đề có liên quan đến luận án như: Khái niệm và phân loại sức bền; Đặc điểm huấn luyện các tố chất thể lực trong huấn luyện thể thao;

Đặc điểm huấn luyện VĐV Taekwondo; Cơ cơ sở sinh lý huấn luyện sức bền của VĐV Taekwondo; đặc điểm tâm sinh lý VĐV lứa tuổi 14-15 và những nghiên cứu có liên quan. Đây là cơ sở để luận án giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)