CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
3.2.1.1. Ý nghĩa và thực trạng huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
Để tìm hiểu thực tiễn về vai trò của sức bền chuyên môn trong công tác huấn luyện cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15, luận án tiến hành phỏng vấn (phụ lục 1) các đối tượng đã nêu tại mục 2.1.2 với các nội dung sau:
- Đối với nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 việc phát triển sức bền chuyên môn có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển thành tích sau này? Trả lời theo 3 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng.
- Mức độ quan tâm huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15? Trả lời theo 3 mức độ: Quan tâm huấn luyện nhiều, chưa có quan tâm nhiều, chưa quan tâm. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ý nghĩa và thực trạng huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Nội dung
Kết quả
Mức độ
Lần 1 (n=32) Lần 2 (n=31)
X2 P
Số
người Tỷ lệ % Số
người Tỷ lệ % Ý nghĩa phát triển
sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Rất quan trọng 18 56.25 17 54.84 0.02
>0.05 Quan trọng 14 43.75 14 45.16 0.02
Không quan trọng 0 0.00 0 0.00 0 Thực trạng huấn
luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Rất quan tâm 5 15.63 5 16.13 0.08
Quan tâm 27 84.38 26 83.87 0.08
Chưa quan tâm 0 0.00 0 0.00 0
Kết quả bảng 3.13 cho thấy:
- Có 100% ý kiến được hỏi đều có quan điểm rằng việc phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 có ý nghĩa từ quan trọng đến rất quan trọng với việc phát triển thành tích của VĐV.
- Về thực trạng quan tâm đến phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 có 10 phiếu/2 lần phỏng vấn (chiếm 15.88%) ý kiến rất quan tâm đến công tác huấn luyện sức bền chuyên môn, 53 phiếu/2 lần phỏng vấn (chiếm 84.12%) ý kiến quan tâm đến công tác huấn luyện sức bền chuyên môn nhưng chưa nhiều. Kết quả trả lời của các
huấn luyện viên, chuyên gia và các nhà quản lý bóng đá trong 2 lần phỏng vấn là tương đồng với (p>0.05).
Như vậy, ở câu hỏi thứ hai, 100% các huấn luyện viên có quan tâm đến huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15, song phần lớn vẫn dừng ở mức quan tâm chưa nhiều. Điều này cho thấy đa phần các huấn luyện viên hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 nhưng chưa có phương pháp hoặc bài tập phù hợp để huấn luyện. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết mà luận án phải tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
3.2.1.2. Thực trạng chương trình huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai
Để thấy rõ hơn nữa thực trạng huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai, luận án tiến hành xác định thực trạng huấn luyện các tố chất thể lực thông qua kế hoạch và các giáo án huấn luyện. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.14.
Bảng 3.14. Thực trạng chương trình huấn luyện sức bền cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai
TT Nội dung Số giáo án Tỷ lệ %
1. Sức nhanh 41 20.30
2. Sức mạnh 48 23.76
3. Sức bền
Chung 14 6.93
Chuyên môn 22 10.89
4. Mềm dẻo 36 17.82
5. Khả năng phối hợp 41 20.30
Tổng 202 100.00
Qua bảng 3.14 cho thấy, năm 2013 trong tổng số 512 giáo án thì có tới 202 giáo án có huấn luyện tố chất thể lực cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai, còn lại 310 giáo án huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và thi đấu. Theo chúng tôi số giáo án huấn luyện thể lực như vậy là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, trong tổng số 202 giáo án đề tài tiến hành khảo sát thì chỉ có 36 giáo án là huấn luyện sức bền bao gồm cả sức bền chung và sức bền chuyên môn chiếm tỷ lệ 17.82%. Trong đó 14 giáo án là huấn luyện sức bền chung chiếm tỷ lệ 6.93% và 22 giáo án huấn luyện sức bền chuyên môn chiếm tỷ lệ 10.89%. Đây thực sự là một tỷ lệ không hợp lý trong công tác huấn luyện thể lực. Như chúng ta đã biết, sức bền là tố chất thể lực rất quan trọng các hoạt động thi đấu thể thao, sức bền là tiền đề để thực hiện các kỹ thuật, chiến thuật. Trong thi đấu Taekwondo hoạt động trong thời gian thi đấu một hiệp đấu là 3 phút VĐV phải thực hiện liên tục các động tác di chuyển, tấn công, phòng thủ. Sức bền suy giảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng thực hiện chính xác các động tác trong tấn công tạo ra sơ hở cho đối phương thực hiện động tác phản đòn, đồng thời làm suy giảm khả năng phối hợp vận động làm hỏng chiến thuật thi đấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới thành tích thi đấu của VĐV. Lứa tuổi 14- 15 là lứa tuổi có sự phát triển mạnh của các hệ chức năng trong cơ thể, đặc biệt là hệ thông tuần hoàn và hô hấp. Những VĐV có thâm niên tập luyện các chỉ số này có thể đạt được ngưỡng tối ưu so với người khỏe mạnh bình thường. Đây có thể coi là thời kỳ mẫn cảm để có thể phát triển sức bền cho VĐV, vì vậy nó cần được ưu tiên phát triển trong quá trình huấn luyện tố chất thể lực cho nam Taekwondo lứa tuổi 14-15. Bên cạnh đó, tố chất mềm dẻo lại chiếm tỷ lệ ngang bằng với tỷ lệ huấn luyện sức bền, đây cũng là một điều bất hợp lý nữa trong công tác huấn luyện các tố chất thể lực cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15. Ở thời kỳ này, tố chất mềm dẻo ít chịu ảnh hưởng của lượng vận động do hệ cơ xương đã phát triển tương đối hoàn thiện, theo quan điểm sinh lý thì tố chất mềm dẻo phát triển tốt nhất ở
tuổi 6-7. Từ những thực trạng trên đòi hỏi ban huấn luyện đội tuyển nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 cần có điều chỉnh kịp thời trong các giáo án huấn luyện theo hướng tăng tỷ lệ huấn luyện sức bền chuyên môn và giảm tỷ lệ huấn luyện tố chất mềm dẻo.
3.2.1.3. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
Để có thể đánh giá được thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai, đề tài tiến hành quan sát 9 buổi tập có huấn luyện sức bền chuyên môn đồng thời tham khảo các giáo án huấn luyện của các HLV, đề tài đã đưa ra được đánh giá khách quan thực trạng sử dụng các bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai. Kết quả quan sát được trình bày tại bảng 3.15.
Bảng 3.15. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai (n=9)
TT Test Sử dụng Không sử dụng
n % n %
1. Lướt đá tống ngang vào 2 đích x
3m trong 3 phút 9 100 0 0
2. Đá vòng trước vào đích trong 3 phút 9 100 0 0 3. Đứng lên ngồi xuống đá trước 2
chân 30 giây 9 100 0 0
4. Đá vòng cầu tại chỗ vào đích 60 giây 8 88.8 1 11.2 5. Đá vòng cầu 2 chân liên tục vào
đích 30 giây 8 88.8 1 11.2
6. Phối hợp đá vòng cầu, đá chẻ vào
đích 30giây 9 100 0 0
7. Đá vòng cầu đối luyện 3 phút 9 100 0 0
8. Hai chân buộc chun đá vòng cầu
liên tục 30 giây 8 88.8 1 11.2
9. Đá vòng cầu buộc chun cổ chân
sau 60s 7 77.7 2 22.3
10. Phối hợp đá tống trước, tổng sau
vào đích 30s 4 44.4 5 55.6
11. Phối hợp đạp trước, lướt đá ngang
vào đích 30giây 4 44.4 5 55.6
12. Di chuyển tiến lùi 4m đá đích thời
gian 90s 3 33.3 6 66.7
13. Lướt đá tống ngang vào 2 đích x
3m trong 3 phút 3 33.3 6 66.7
14. Đá vòng cầu vào 2 đích 3 phút 3 33.3 6 66.7 15. Đá vòng cầu đối luyện 3 phút 2 22.2 7 77.8 16. Đá trước vào 2 đích 3 phút 2 22.2 7 77.8 17. Đá tống sau kết hợp di chuyển 3 phút 2 22.2 7 77.8 18. Đá vòng trước vào đích trong 3 phút 1 11.1 8 88.9 19. Di chuyển tiến trước, tấn công
bằng chân trước và chân sau 60s 1 11.1 8 88.9 20. Di chuyển lùi sau, phản đòn bằng
chân trước và chân sau vào đích 60s 2 22.2 7 77.8 21. Đứng lên ngồi xuống đá trước 2
chân 30 giây 1 11.1 8 88.9
22. Đá vòng cầu tại chỗ vào đích 60 giây 1 11.1 8 88.9
Kết quả bảng 3.15 cho thấy, các bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai. Có sự chênh lệch lớn về tần số sử dụng giữa các bài tập, các bài tập: Lướt đá tống ngang vào 2 đích x 3m trong 3 phút; Đá vòng trước vào đích trong 3 phút;
Đứng lên ngồi xuống đá trước 2 chân 30 giây; Đá vòng cầu tại chỗ vào đích 60 giây; Đá vòng cầu 2 chân liên tục vào đích 30 giây; Phối hợp đá vòng cầu, đá chẻ vào đích 30giây; Đá vòng cầu đối luyện 3 phút; Hai chân buộc chun đá vòng cầu liên tục 30 giây; Đá vòng cầu buộc chun cổ chân sau 60s tần số sử dụng trong 9 giáo án đạt tỉ lệ từ 7/9 đến 9/9 giáo án, tương ứng với tỉ lệ > 70%. Song, các bài tập: Đá vòng trước vào đích trong 3 phút; Di chuyển tiến trước, tấn công bằng chân trước và chân sau 60s;
Đứng lên ngồi xuống đá trước 2 chân 30 giây; Đá vòng cầu tại chỗ vào đích 60 giây lại gần như không được sử dụng hoặc sử dụng với tần số rất thấp chiếm tỉ lệ 11%. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong cách phân bổ và sử dụng đan xen giữa các bài tập nhằm huấn luyện tố chất thể lực. Mặt khác, việc sử dụng quá nhiều lần lặp lại trong một bài tập hay tổ hợp bài tập có sự trùng hợp và thường xuyên dẫn tới sự nhàm chán trong từng buổi tập dẫn tới buổi tập không đạt được hiệu quả tốt. Điều đặc biệt chú ý trong từng giáo án huấn luyện là cần tạo được cảm giác hưng phấn cho VĐV khi tiến hành tập luyện, mỗi giáo án huấn luyện cần phải được nghiên cứu và sử dụng số lượng bài tập hợp lý tránh sự nhàm chán song vẫn đạt được hiệu quả huấn luyện cho VĐV. Đặc biệt là VĐV ở lứa tuổi đang có sự biến đổi mạnh về tâm sinh lý và thể chất mà đề tài đang tiến hành nghiên cứu.
3.2.2. Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
3.2.2.1. Căn cứ lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Để đảm bảo được hiệu quả trong việc lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15, trước khi
tiến hành nghiên cứu đề tài xác định các căn cứ lựa chọn bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV. Theo đó các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo:
+ Các nội dung tập luyện sức bền chuyên môn được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu môn Taekwondo.
+ Phân tích tổng hợp tài liệu làm cơ sở lý luận đồng thời thống kê các nội dung tập luyện sức bền chuyên môn đưa vào phỏng vấn lựa chọn.
+ Khảo sát thực tế để thu thập các nội dung tập luyện sức bền chuyên môn đang được sử dụng trong công tác huấn luyện VĐV Taekwondo ở các đơn vị để đưa vào phỏng vấn lựa chọn.
+ Đối chiếu nội dung tập luyện thu thập được từ tài liệu với thực tế sử dụng trong huấn luyện VĐV, nhằm tổng hợp số lượng các nội dung tập luyện sức bền chuyên môn để đưa vào lựa chọn.
+ Trên cơ sở các nội dung tập luyện tổng hợp được, tiến hành phỏng vấn các nhà chuyên môn bằng phiếu hỏi, sau đó lựa chọn những nội dung tập luyện sức bền chuyên môn có số phiếu tán thành cao.
+ Các nội dung tập luyện được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng đề tài nghiên cứu.
+ Các nội dung tập luyện được lựa chọn phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất cụ thể của địa phương mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu.
3.2.2.2. Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
Để có thể lựa chọn được các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 luận án tiến hành tham khảo các tài liệu có liên quan, các giáo án huấn luyện của các đơn vị và các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.... Kết quả nghiên cứu đề tài đã tổng hợp được 42 bài tập được các đơn vị sử dụng trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo. Sau khi
tổng hợp được các bài tập phát triển sức bền chuyên môn môn cho nam VĐV Taekwondo, để đảm bảo tính khách quan và nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên, chuyên gia để lựa chọn các bài tập đặc trưng cho hoạt động vận động sức bền của Taekwondo. Nội dung phỏng vấn được đánh giá ở 3 mức:
Thường xuyên sử dụng: 3 điểm
Không thường xuyên sử dụng: 2 điểm Không sử dụng: 1 điểm
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.16.
Bảng 3.16. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
TT Bài tập
Thường xuyên sử dụng
Không thường xuyên
Không sử dụng
n % n % n %
1. Buộc dây chun cổ chân đá vòng
cầu chân sau tại chỗ 60 giây 23 71.88 5 15.62 4 12.50 2.
Buộc dây chun cổ chân kết hợp đá vòng cầu chân trước tại chỗ 60 giây
26 81.24 3 9.38 3 9.38
3. Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân
sau 90 giây 24 75.00 6 18.75 2 6.25
4. Đá chẻ liên tục vào đích 60
giây 19 59.38 10 31.25 3 9.37
5. Đá kẹp vòng cầu phải, trái tiến lùi
4m trong 60 giây 23 71.88 5 15.62 4 12.50
6. Đá tống ngang cạnh bàn chân
90 giây 25 78.13 5 15.62 2 6.25
7. Đá tống ngang kết hợp di
chuyển đá tống trước 90 giây 11 34.38 15 46.87 6 18.75 8. Di chuyển đá tống sau vào đích
3 phút 15 46.87 6 18.75 11 34.38
9. Đá tống trước 2 chân vào đích
60 giây 17 53.12 7 21.88 8 25.00
10. Đá tống trước kết hợp di chuyển
đá tống sau 90 giây 17 53.13 6 18.75 9 28.12
11. Đá trước hai chân liên tục vào
đích trong 2 phút 23 71.88 6 18.75 3 9.37
12. Đá vòng cầu 2 chân liên tục vào
đích 60 giây 16 50.00 12 37.50 4 12.50
13. Đá vòng cầu chân sau kết hợp đá
kẹp vòng cầu 3 phút 24 75.00 4 12.50 4 12.50
14. Đá vòng cầu chân sau kết hợp
tống sau 3 phút 27 84.38 2 6.25 3 9.37
15. Đá vòng cầu đối luyện 3 phút 11 34.37 15 46.88 6 18.75 16. Đá vòng cầu kết hợp lướt đá
chẻ vào đích 60 giây 24 75.00 5 15.63 3 9.37
TT Bài tập
Thường xuyên sử dụng
Không thường xuyên
Không sử dụng
n % n % n %
17. Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân
trước 90 giây 26 81.25 0 0.00 6 18.75
18. Đấm hai đích đối diện khoảng
cách 2m, 30 giây 17 53.13 6 18.75 9 28.12
19. Đấm trung đẳng phải, trái kết
hợp lướt đá tống ngang 90 giây 15 46.88 5 15.62 12 37.50
20.
Đeo ba chì 2 kg di chuyển lướt đá tống ngang cạnh bàn chân vào 2 đích đối diện 2,5m trong 2 phút
25 78.13 5 15.62 2 6.25
21. Đeo bao chì 2,5 kg chạy nâng cao
gối tại chỗ 60 giây 25 78.13 5 15.62 2 6.25
22. Đeo bao chì 2.5 kg, đá trước liên
tục trong 3 phút 17 53.13 6 18.75 9 28.12
23. Di chuyển chân trước về sau đá
vòng cầu vào đích 60 giây 16 50.00 8 25.00 8 25.00 24.
Di chuyển lùi sau, phản đòn bằng chân trước và chân sau vào đích 60 giây
15 46.88 12 37.50 5 15.62
25.
Di chuyển lướt đá vòng cầu vào 2 đích đối diện 2,5m trong 2 phút
29 90.63 3 9.37 0 0.00
26. Đổi chân trước sau kết hợp đá kẹp
vòng cầu 3 phút 25 78.13 3 9.37 4 12.50
27. Đổi chân trước sau kết hợp đá
vòng cầu chân sau 3 phút 27 84.38 3 9.37 2 6.25 28. Đổi chân trước sau kết hợp lướt
đá vòng cầu chân trước 3 phút 23 71.88 6 18.75 3 9.37 29. Đứng lên ngồi xuống đá vòng
cầu 90 giây 17 53.13 9 28.12 6 18.75
30. Đứng lên ngồi xuống đá trước 2
chân 30 giây 17 53.12 11 34.38 4 12.50
31. Đứng lên ngồi xuống đá vòng
cầu một chân trong 3 phút 16 50.00 8 25.00 8 25.00 32. Hai chân buộc chun đá vòng 15 46.88 12 37.50 5 15.62
TT Bài tập
Thường xuyên sử dụng
Không thường xuyên
Không sử dụng
n % n % n %
cầu liên tục 30 giây
33. Lùi thẳng, chuyển sau trước đá
vòng cầu vào đích 60 giây 18 56.25 9 28.13 5 15.62 34. Lướt sau 1 nhịp đá tống sau 3
phút 28 87.50 1 3.13 3 9.37
35. Lướt sau 1 nhịp đá vòng cầu
ngược 3 phút 24 75.00 6 18.75 2 6.25
36. Lướt sau 1 nhịp kết hợp đá kẹp
vòng cầu 3 phút 28 87.50 3 9.37 1 3.13
37. Lướt sau 1 nhịp kết hợp đá tống
sau 90s 26 81.25 4 12.50 2 6.25
38. Lướt trước 1 nhịp kết hợp đá
vòng cầu chân sau 90 giây 24 75.00 6 18.75 2 6.25 39. Phối hợp đá tống trước, tống
sau vào đích 30 giây 18 56.25 6 18.75 8 25.00
40. Phối hợp đá vòng cầu, đá chẻ
vào đích 30 giây 15 46.88 11 34.37 6 18.75
41. Phối hợp đá vòng cầu, vòng sau
vào đích 30 giây 17 53.13 5 15.62 10 31.25
42. Phối hợp đá vòng tống ngang,
đá chẻ vào đích 30 giây 17 53.13 11 34.37 4 12.50 43. Phối hợp đạp trước, lướt đá
ngang vào đích 30 giây 15 46.88 5 15.62 12 37.50 44. Tại chỗ đá kẹp vòng cầu phải,
trái vào đích liên tục 90 giây 23 71.88 6 18.75 3 9.37 45. Trung bình tấn tại chỗ đấm liên
tục 60 giây 17 53.13 6 18.75 9 28.12
Kết quả phỏng vấn tại bảng 3.16 cho thấy, trong tổng số 45 bài tập đề tài đưa ra phỏng vấn đều được các huấn luyện viên sử dụng trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
Mức độ thường xuyên sử dụng 46.88-90.63%; mức độ không thường xuyên sử dụng từ 0-46.88%. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, luận án chỉ sử dụng những bài tập được các huấn luyện viên sử dụng ở mức thường xuyên có tỷ lệ >70% số người đồng ý để đưa vào thực nghiệm nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15. Theo đó, luận án lựa chọn được 22 bài tập đảm bảo được yêu cầu trên cũng như đảm bảo được các căn cứ đặt ra khi lựa chọn bài tập.
Các bài tập gồm:
Bài tập 1: Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân sau 90 giây Bài tập 2: Đá vòng cầu tốc độ tại chỗ chân trước 90 giây Bài tập 3: Đá tống ngang cạnh bàn chân 90 giây
Bài tập 4: Di chuyển lướt đá vòng cầu vào 2 đích đối diện 2,5m trong 2 phút
Bài tập 5: Đeo ba chì 2 kg di chuyển lướt đá tống ngang cạnh bàn chân vào 2 đích đối diện 2,5m trong 2 phút
Bài tập 6: Tại chỗ đá kẹp vòng cầu phải, trái vào đích liên tục 90 giây Bài tập 7: Đá vòng cầu kết hợp lướt đá chẻ vào đích 60 giây
Bài tập 8: Lướt trước 1 nhịp kết hợp đá vòng cầu chân sau 90 giây Bài tập 9: Lướt sau 1 nhịp kết hợp đá tống sau 90 giây
Bài tập 10: Đá kẹp vòng cầu phải, trái tiến lùi 4m trong 60 giây Bài tập 11: Đeo bao chì 2,5 kg chạy nâng cao gối tại chỗ 60 giây Bài tập 12: Đá vòng cầu chân sau kết hợp tống sau 3 phút
Bài tập 13: Đá vòng cầu chân sau kết hợp đá kẹp vòng cầu 3 phút Bài tập 14: Lướt sau 1 nhịp kết hợp đá kẹp vòng cầu 3 phút
Bài tập 15: Đổi chân trước sau kết hợp đá vòng cầu chân sau 3 phút