Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14-15

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 14-15

1.6.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14-15

Sự phát triển thể chất của cơ thể lứa tuổi 14-15 không chỉ có nghĩa là sự tăng lên về chiều dài mà đồng thời còn là sự tăng lên khối lượng của tổ chức, sự phát triển riêng biệt từng cơ quan hoặc hệ thống cơ quan, sự trưởng thành của các chức năng thể chất và tinh thần. Nhìn chung trong giai đoạn phát triển này có thể thấy rõ sự tiếp tục “kinh tế hóa” hệ thống tim mạch. Hệ thống hô hấp có quan hệ chặt chẽ với hệ thống tim mạch

cũng phát triển song song. Theo Trịnh Hùng Thanh (1998, 1999) lượng thông khí phổi và thể tích thở vào được tăng cường nhờ sự phát triển của lồng ngực và phát triển sức mạnh của các cơ hô hấp [46]. Sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương diễn ra với tốc độ nhanh chóng đến mức về cơ bản nó được kết thúc trước khi vào tuổi trưởng thành.

Nhìn chung ở lứa tuổi này diễn ra sự phát triển đầy đủ năng lực của các hệ thống cơ quan khác nhau, trong đó thể hiện rõ nét các đặc điểm giới tính.

Sự phát triển của hệ cơ:

Theo Pharphen V.X (1962) ở lứa tuổi 14-15, hệ cơ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều của các nhóm cơ, các nhóm cơ còn nhỏ và dài [41]. Song dưới tác dụng của tập luyện lứa tuổi này cơ phát triển mạnh về chiều dài và bề ngang, sức mạnh được tăng cường rõ rệt. Nếu huấn luyện có khoa học với cường độ thích hợp, thì hoàn toàn có khả năng thúc đẩy nhanh sự phát triển của cơ bắp.

Đặc điểm phát triển của hệ xương:

Theo Lưu Quang Hiệp (2005) ở lứa tuổi này xương của các em đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ về bề dày và quá trình cốt hóa rất nhanh, thường dừng lại ở lứa tuổi trưởng thành, đến năm 18-21 tuổi mới kết thúc sự cốt hóa và điều đó cũng có nghĩa chấm dứt sự phát triển về chiều dài [18].

Màng xương phát triển dày lên bao bọc quanh sụn với sự tham gia của các chất liệu của tổ chức mềm đệm dày trong các chất cơ bản của xương chứa trong tế bào xương (quyết định lực đẩy và lực kéo) và cũng thông qua cấu trúc chức năng của các chất liệu tạo xương còn chưa được hoàn thiện nhưng vẫn còn phát triển nhờ sự thích ứng của lượng vận động mà xương được phát triển đàn hồi hơn nhưng cũng dễ bị uốn cong. Theo Utkin V.L (1996) điều này chứng tỏ khả năng chịu đựng lượng vận động của hệ xương ở lứa tuổi này kém hơn so với người trưởng thành.

Sự phát triển hệ thần kinh:

Theo Trịnh Hùng Thanh (1998) hệ thần kinh trung ương đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển các chức năng vận động. ở lứa tuổi này vai trò ức chế của vỏ não đã được tăng cường đó là nhờ chức năng điều khiển của các phản ứng bản năng và cảm xúc [46]. Tuy vậy, sự điều hòa quá trình hưng phấn và ức chế vẫn dễ bị rối loạn.

Ở lứa tuổi 14-15 sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương diễn ra với tốc độ nhanh chóng, về cơ bản như người trưởng thành. Sự hoàn thiện hệ thần kinh thể hiện ở sự tiếp tục củng cố khả năng phối hợp vận động, hoàn thiện việc xử lý kích thích và hoàn thiện khả năng phản ứng.

Ngoài ra tốc độ động tác cũng tăng liên tục ở lứa tuổi này.

Với sự trưởng thành nhanh của hệ thống thần kinh trung ương, thông qua sự hướng dẫn sư phạm có mục đích của quá trình huấn luyện, không những các tố chất thể lực, khả năng phối hợp vận động, mà nhận thức về tình cảm, đạo đức và tinh thần của các em cũng được hoàn thiện, nó thể hiện ở trạng thái sẵn sàng lập thành tích và mục đích được nâng cao rõ rệt.

Thông qua sự hoàn thiện khả năng phối hợp vận động mà năng lực thu nhận thông tin, năng lực điều khiển cũng như năng lực định hướng được củng cố.

Theo Vũ Đức Thu (1995) do sự trưởng thành toàn diện của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên, nên sự thu nhận và xử lý thông tin, quá trình học động tác, sự phối hợp thần kinh cơ, sức nhanh phản ứng tốc độ động tác có thể thích ứng với các yêu cầu của lượng vận động thể thao [52].

Sự phát triển hệ thống tim mạch:

Ở lứa tuổi 14-15 hệ thống tim mạch tiếp tục phát triển tiếp cận dần với người trưởng thành, kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi, tần số co bóp của tim giảm dần theo lứa tuổi, cơ năng của tim còn đang trong quá trình phát triển, sự điều tiết còn chưa ổn định, lực

co bóp còn yếu. Vì vậy, nếu hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ làm tim chóng mệt mỏi. Nhịp tim của trẻ thiếu ổn định và thay đổi nhiều hơn so với người lớn. Khi cùng thực hiện một hoạt động thể lực như nhau thì các em lớn tuổi hơn sẽ có hoạt động co bóp của tim kinh tế hơn. Ngược lại trong các hoạt động tối đa nhịp tim của trẻ tăng lên không nhiều chứng tỏ tiềm năng hoạt động thấp hơn so với người lớn.

Huyết áp cũng tăng dần cùng với lứa tuổi. Khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100- 110 mmHg và huyết áp tối thiểu cũng tăng từ 80-95 mmHg. Các hoạt động thể lực cũng làm tăng huyết áp nhưng tăng thấp hơn so với người lớn.

Theo Trịnh Hùng Thanh (1993) luyện tập thể thao có hệ thống gây ra những biến đổi về cấu tạo, sinh hóa và chức năng của tim. Cơ tim phì đại rõ rệt, thể tích buồng tim tăng lên, lượng máu dự trữ trong tâm thất tăng lên.

Do vậy tần số co bóp của tim ở VĐV khi yên tĩnh thấp hơn so với người thường. Trình độ thể lực càng cao thì sự khác biệt này càng rõ rệt [21].

Hệ hô hấp:

Ở lứa tuổi này, phổi của các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngăn buồng túi phổi đang còn nhỏ các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng khí mỗi lần thở nhỏ, tần số hô hấp sẽ được giảm dần khi đến tuổi trưởng thành, sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương với việc thở chưa bền vững và nhịp nhàng. Theo Lê Nguyệt Nga (1993) khi hoạt động khẩn trương, nhịp thở nhanh, không giữ được nhịp thở tự nhiên, không kết hợp được với động tác làm cho cơ thể chóng mệt mỏi. Vì vậy, trong tập luyện huấn luyện viên cần hướng dẫn các em tập thở đúng cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể [49].

Dung tích sống nhỏ hơn người lớn. Tuy nhiên về dung tích sống trên trọng lượng cơ thể thì các em có chỉ số cao hơn người lớn. Các em 14 tuổi có dung tích tương đối trung bình là: 120 ml/kg trọng lượng, trong khi người lớn là: 80 ml/kg trọng lượng. Dung tích sống cũng như thông khí phổi tối đa ở các VĐV trẻ đều cao hơn ở các em không tập luyện thể thao

cùng lứa tuổi. Trong hoạt động thể lực, thông khí phổi của các em tăng lên chủ yếu là do tăng tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp. Theo Mátvêép L.P ở các em hấp thụ oxy trong các hoạt động thể lực có thể tăng lên 10 lần so với mức chuyển hóa cơ sở. Người lớn có thể tăng hấp thụ oxy lên đến 15-16 lần. Hấp thụ oxy tối đa (VO2 max) của VĐV thiếu niên thấp hơn của người lớn xong vẫn cao hơn so với các em cùng lứa tuổi không tập luyện TDTT [46].

Trao đổi chất và năng lượng

Theo Nôvicốp A.D và cộng sự (1980) đặc điểm nổi bật của trao đổi chất ở lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Cơ thể các em đang phát triển cần nhiều đạm, càng nhỏ qúa trình phát triển càng mạnh nhu cầu đạm càng cao cả về số lượng và chất lượng. Ngược lại nhu cầu đường và mỡ giảm dần theo lứa tuổi. Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các em kém hoàn thiện hơn so với người lớn [31].

Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng, khả năng chịu đựng thiếu nước ở các em kém hơn hẳn người lớn. Các chất khoáng đặc biệt là canxi rất cần thiết cho việc tạo xương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)