Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện và đặc điểm huấn luyện VĐV Taekwondo

1.3.1. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện

Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm thống nhất được tiến hành theo các quy luật chung về sự phát triển nhân cách thể thao và phát triển năng lực thể thao. Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ảnh hưởng nhiều

nhất đến hiệu quả huấn luyện thể thao là các yếu tố luyện tập, môi trường và xã hội. Dưới đây, xem xét quan điểm của nhiều tác giả về phân chia giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm đối với các môn thể thao nói chung [13].

Theo quan điểm Harre.D, quá trình đào tạo VĐV được phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. Mục đích giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ là tạo nên các tiền đề chung và chuyên môn cho thành tích thể thao cao nhất sau này. Các tiền đề đó diễn ra với sự tăng dần tính chất chuyên môn hoá trong tập luyện.

Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ lại được chia thành hai giai đoạn nhỏ là giai đoạn huấn luyện ban đầu và giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá. Mục đích của giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao là tạo nên thành tích thể thao cao nhất trong suốt quá trình huấn luyện chuyên môn hoá [13].

Theo Novicôp.A.D, Matveep.L.P chia quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm thành bốn giai đoạn lớn:

- Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ. Giai đoạn chuyên môn hoá thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở. giai đoạn hoàn thiện sâu và giai đoạn

“tuổi thọ thể thao” [34].

- Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ thường bắt đầu từ tuổi học sinh tiểu học (và sớm hơn nữa trong một số môn thể thao), chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi lựa chọn được môn chuyên sâu thể thao. Mục tiêu của giai đoạn chuyên môn hoá bước đầu là tạo nền tảng đầy đủ và có chất lượng cho những thành tích tương lai.

- Giai đoạn hoàn thiện sâu là thời gian tập luyện thể thao tích cực nhất, tiền đề phát triển thành tích thể thao. Giai đoạn hoàn thiện sâu có thể chia ra hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn thứ nhất kết thúc đồng thời với thời điểm được gọi là “tuổi thành tích cao”, tức là thời kỳ thuận lợi nhất để đạt thành tích trong môn thể thao lựa chọn; tiếp theo là giai đoạn duy trì những thành tích đã đạt được.

- Giai đoạn tuổi thọ thể thao là giai đoạn duy trì theo lứa tuổi những khả năng chức phận và khả năng thích ứng của cơ thể.

Theo Nabatnhicova.M.I (1985) chia quá trình đào tạo VĐV trẻ làm bốn giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu; giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá; giai đoạn huấn luyện chuyên sâu môn thể thao lựa chọn; giai đoạn hoàn thiện thể thao [29].

Philin.V.P (1987) chia quá trình huấn luyện nhiều năm VĐV thành 4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu; giai đoạn chuyên môn hoá thể thao ban đầu (từ 9 - 10 tuổi); giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn thể thao chính (từ 11 - 15 tuổi); giai đoạn hoàn thiện thể thao (16 tuổi trở lên) [43].

Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) đã chia quá trình huấn luyện VĐV nhiều năm làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn thực hiện tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể thao [53].

Phân chia giai đoạn trong huấn luyện nhiều năm đối với VĐV Taekwodo đã được thực hiện ở nước ta, đồng thời được đề cập tới trong công trình nghiên cứu của một số tác giả ngoài nước.

Ở Việt Nam việc tổ chức đào tạo VĐV Taekwondo được nhiều chuyên gia, huấn luyện viên thống nhất thời gian đào tạo khoảng từ 8 đến 10 năm, được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn tập luyện ban đầu, giai đoạn chuyên môn hoá thể thao, giai đoạn hoàn thiện thể thao, giai đoạn nâng cao thành tích thể thao. Kết quả điều tra quá trình đào tạo Taekwondo ở các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc cho thấy, quá trình này gồm ba tuyến: tuyến VĐV đẳng cấp, tuyến VĐV năng khiếu, tuyến VĐV nghiệp dư. [12]

Theo các chuyên gia huấn luyện Taekwondo thì quá trình huấn luyện có thể chia thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: giai đoạn huấn luyện ban đầu, thời gian khoảng 2 năm.

Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là trang bị kỹ thuật cơ bản.

- Giai đoạn II: giai đoạn huấn luyện cơ sở từ 9 – 10 tuổi đến 12 – 13 tuổi. Nhiệm vụ chính là trang bị kỹ chiến thuật chuyên môn, phát triển thể lực toàn diện.

- Giai đoạn III: từ 13 – 15 tuổi. Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.

Nhiệm vụ chính là củng cố nâng cao kỹ chiến thuật chuyên môn, phát triển thể lực chuyên môn.

- Giai đoạn IV: chuyên môn hoá sâu (từ 16 – 18 tuổi). Nhiệm vụ chính là hoàn thiện kỹ chiến thuật và đạt thành tích cao, hoàn thiện yếu tố tâm lý, xây dựng phong cách kỹ thuật riêng.

- Giai đoạn V: giai đoạn duy trì thành tích (từ 19 – 25 tuổi), duy trì thành tích đỉnh cao.

Ở Hàn Quốc, Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee (1996) kế hoạch huấn luyện nhiều năm đối với Taekwondo có thể chia thành 4 giai đoạn (xem bảng 1.2) [28].

Bảng 1.2. Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện (theo Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996)

Giai đoạn Nhiệm vụ chủ yếu Số năm Nội dung huấn luyện Đặc điểm

lƣợng vận động

Năng lực Kỹ năng

Giai đoạn huấn luyện nền (cơ sở)

Tạo năng lực vận

động chung Từ 3 – 5 năm

1. Năng lực nhịp điệu, năng lực vận động cơ bản.

2. Kỹ thuật cơ bản nhiều môn.

3. Phẩm chất tâm lý chung.

4. Tố chất vận động cơ bản.

Nâng dần lượng vận động và có tính cơ động Giai đoạn

nâng cao chuyên

môn

Nâng cao năng lực thể thao của môn

chuyên môn

Từ 4 – 6

năm 1. Tố chất vận động chuyên môn.

2. Kỹ - chiến thuật chuyên môn.

3. Phẩm chất tâm lý chuyên môn.

4. Tri thức lý luận huấn luyện.

1. Kỹ - chiến thuật chuyên môn.

2. Tố chất vận động chuyên môn.

3. Phẩm chất tâm lý chuyên môn.

4. Tri thức lý luận huấn luyện.

Từng năm tăng dần đến cực hạn và dao động ở trình độ

cao.

Giai đoạn thể thao tối

ưu

Lập thành tích xuất sắc của môn chuyên

môn

Từ 4 – 8 năm

Giai đoạn duy trì thể

thao

Cố gắng duy trì được trình độ thể thao chuyên môn

Từ 2 – 5 năm

1. Tính ổn định tâm lý.

2. Tố chất vận động chuyên môn.

3. Kỹ - chiến thuật môn chuyên môn.

4. Tri thức lý luận huấn luyện.

1. Tính ổn định tâm lý.

2. Kỹ - chiến thuật môn chuyên môn.

3. Tố chất vận động chuyên môn.

4. Tri thức lý luận huấn luyện.

Duy trì cường độ, giảm lượng vận động rõ

rệt.

Theo Vũ Chung Thủy và cộng sự (2014), HLTT được xây dựng như một quá trình nhiều năm bao gồm các thời kỳ lứa tuổi của VĐV. Đương nhiên, nội dung và hình thức cấu trúc huấn luyện sẽ thay đổi để phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và Logic quá trình hoàn thiện TT.

Có thể phân chia tương dối quá trình huấn luyện nhiều năm thành bốn giai đoạn lớn :

1. Giai đoạn huấn luyện sơ bộ

2. Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (HL cơ bản) 3. giai đoạn hoàn thiện sâu

4. Giai đoạn tuổi thọ TT

* Giai đoạn 1 : Huấn luyện sơ bộ

Thường được bắt đầu từ tuổi học sinh cấp 1 (trong một số môn TT có thể sớm hơn, ví dụ : thể dục thi đấu, trượt băng nghệ thuật …)

Tuổi hợp lý để tiến hành chuyên môn hóa thể thao trước nhất phụ thuộc vào đặc điểm của từng môn thể thao.

Giai đoạn này thường được kéo dài từ 1 – 2 năm.

Kết thúc giai đoạn này và chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi lựa chọn được một môn thể thao chuyên sâu.

* Giai đoạn 2 : Chuyên môn hóa ban đầu

Điều cơ bản của giai đoạn này là đặt nền móng cho thành công trong tương lai, nhưng phải đảm bảo phát triển toàn diện cân đối cơ thể, nâng cao khả năng chức phận chung, trang bị cho trẻ em kỹ năng kỹ xảo vận động đa dạng phong phú.

Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu thực hiện theo xu hướng huấn luyện chung là chủ yếu. Giai đoạn nà kéo dài 3 – 4 năm, tùy thuộc vào đặc điểm môn thể thao chuyên sâu và đặc điểm cá nhân mà thời hạn này có thể dao động.

* Giai đoạn 3: Hoàn thiện sâu (phát huy khả năng tối đa)

Khung tuổi của giai đoạn này trong đa số các trường hợp ở khoảng từ 17 – 20 đến 30 – 40 (không kể có trường hợp có thể chuyên môn hóa thể tao sớm) đây là giai đoạn hưng thịnh nhất cho tập luyện thể thao, cho tiếp cận đỉnh cao của tài nghệ đối với mỗi VĐV.

* Giai đoạn 4 : Tuổi thọ thể thao: Ở giai đoạn này công tác huấn luyện nhằm hướng tới sự duy trì thành tích thể thao.

Tóm lại: Ở VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 là giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Nhiệm vụ chính là củng cố nâng cao kỹ chiến thuật chuyên môn, phát triển thể lực chuyên môn trong đó cần đặc biệt ưu tiên đến phát triển tố chất sức bền chuyên môn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)