Huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện và đặc điểm huấn luyện VĐV Taekwondo

1.3.2. Huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV

Huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các HLV ...

Các khả năng về kỹ - chiến thuật, sinh lực và hoạt động đồng tâm lý, ý trí, tri thức cuả VĐV là những yếu tố quyết định đến thành tích thể thao.

Trong đó khả năng hoạt động thể lực là nhân tố quan trọng nhất.

Hiện tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho các VĐV hệ thống các quan điểm của Giáo sư - HLV Công Huân CHLB Nga N.G OZolim cho rằng: "Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể" nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo) [35],[41]. Qúa trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm: Huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn.

1.3.2.1. Huấn luyện thể lực chung

Là một quá trình nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của qúa

trình huấn luyện thể lực chuyên môn. Dưới góc độ lý luận và phương pháp TDTT trình độ thể lực là kết quả của việc chuẩn bị, thể hiện ở năng lực hoạt động đã đạt được ở các kỹ năng, kỹ xảo vận động nhất định hoặc giúp cho việc nắm vững hoạt động đó.

1.3.2.2. Huấn luyện thể lực chuyên môn

Là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực, thể chất tương ứng với đặc điểm của môn thể thao chuyên sâu, nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của VĐV. Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn.

Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm hai phần:

+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở: Là hướng đến việc xây dựng các nền tảng cơ bản, phù hợp với đặc thù chuyên môn thể thao nhất định.

+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản: Mục đích của nó là việc phát triển một cách rộng rãi các tố chất vận động thoả mãn những đòi hỏi của môn thể thao.

Có thể nói rằng thành tích thi đấu của VĐV Taekwondo phụ thuộc rất nhiều vào thể lực chuyên môn. Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển mnột cách đầy đủ các tố chất thể lực chuyên môn là điều hết sức cần thiết.

Từ đây cho thấy sự tác động một cách không khoa học (nôn nóng, gò ép, hoặc lệch lạc) sẽ dẫn đến sự mất mát không bù đắp nổi trong quá trình huấn luyện - thi đấu của VĐV. Cũng chính vì vậy việc lựa chọn các nhân tố giáo dục và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong công tác huấn luyện thể lực của mỗi HLV.

Có quan điểm cho rằng, thể lực chuyên môn luôn gắn liền với các hoạt động chuyên môn. Chúng tôi cho rằng viẹc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn của VĐV Taekwondo là một quá trình toàn diện với các phương pháp đa dạng và với việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Song cần ghi nhận rằng mọi phương pháp, biện pháp và phương tiện lựa chọn đều phải tính đến các đặc thù của môn thể thao này. Sự phát triển

đúng đắn và toàn diện các tố chất thể lực chuyên môn phải là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố về mặt thể lực - kỹ thuật và sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong mỗi kỹ thuật động tác đó.

Huấn luyện thể lực chuyên môn là việc hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan chức phận các tố chất phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn.

- Thể lực chuyên môn cơ sở: Được hình thành và phát triển thể lực chung. Tác giả N.Ia Covleva trong công trình nghiên cứu của mình (1995) đã chỉ ra rằng: sức bền chuyên môn của VĐV sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao sức bền chung cho VĐV và như vậy có thể nói rằng: huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp mang những đặc trưng của môn thể thao là tiêu đề hình thành nên các tố chất thể lực chuyên môn sau này.

Cũng theo Ozolin, việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ là tương đối khó khăn. Theo ông ở đây có hai cách lựa chọn.

+ Thứ nhất: Bằng cách lập lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của môn thể thao lựa chọn.

+ Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó.

Nếu lựa chọn và thực hiện không đúng các bài tập hình thành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến các sai lầm chuyên môn trong các cơ quan chức phân và điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của VĐV. Chính vì vậy các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ nhỏ. Mặt khác khối lượng thực hiện các bài tập đó cũng phải được tăng một cách từ trong những điều kiện dễ đến khó. Bằng cách khác chúng ta có thể hiểu rằng việc chọn lựa các bài tập trong quá trình giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở. Phải là sự kết hợp giữa

những yếu tố nêu trên với cường độ của các bài tập và phải mang những nét đặc trưng của môn thể thao nhất định.

- Thể lực chuyên môn cơ bản:

Mục đích chính của quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ bản đó là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Trước tiên là sự phát triển ở mức độ phù hợp của các tố chất vận động, mà sự phát triển của các tố chất này phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập riêng của mình. Các bài tập của chính môn thể thao được thực hiện trong những điều diện giảm nhẹ hoăc khó khăn hơn.

Nguyên tắc chung trong chọn lựa các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn là các bài tập phải được thực hiện cường độ thi đấu, hoặc giảm chút ít hoặc cao hơn chút ít bởi sự kết hợp các điều kiện để thực hiện bải tập đó. đề tài của qúa trình huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản thông thường là từ 1 đến vài tháng, Nghĩa là nó kéo dài trong suốt thời kỳ thi đấy của mỗi chu kỳ chuẩn bị.

Giáo dục các tố chất thể lực là một bộ phận quan trọng trong quá trình đào tạo VĐV. Mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy luật riêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng.

Một điều cần ghi nhận là "Việc huấn luyện một tố chất thể lực chung là một quá trình liên tục, nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo VĐV. Tuỳ thuộc vào mục đích của từng giai đoạn huấn luyện mà tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn được xác định cho phù hợp"

[40],[41].

Trên đây là quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về vấn đề huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn trong huấn luyện thể thao. Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia trong nước chúng tôi thấy:

Các chuyên gia đầu đàn trong lĩnh vực lý luận và phương pháp huấn

luyện thể thao như: Lê Văn Lẫm, Lê Bửu, Phạm Trọng Thanh, Phạm Danh Tốn, Phạm Thế Truyền, Dương Nghiệp Chí; Phạm Văn Xem; Nguyễn Toán; Trương Anh Tuấn [9, 21, 63]...đều cho rằng: "Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng đến củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống các cơ quan trước lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy đồng thời đã tác động đến quá trình phát triển các tố chất vận động". Đây có thể coi là các quan điểm có xu hướng sư phạm trong qúa trình giáo dục các tố chất vận động. Một số quan điểm khác theo xu hướng Y - sinh học mà chúng tôi ghi nhận của các nhà khoa học Việt Nam:

Nguyễn Ngọc Cừ; Phạm Hồng Minh; Lưu Quang Hiệp; Trịnh Hùng Thanh;

Nguyễn Kim Minh; Lê Nguyệt Nga... Các tác giả cho rằng " Nói đến huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong luyện tập thể thao là nói tới những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp". Đồng thời chúng tôi cũng ghi nhận một số các chuyên gia đề cập vấn đề này dưới góc độ tâm lý: Phan Ngọc Viễn, Lê Văn Xem... cho rằng: "Quá trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên" [21, 67, 68]. Theo chúng tôi quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn cho VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) đến VĐV nhằm hình thành phát triển một mức độ mới của khả năng vận động này biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo là việc nâng cao khả năng hoạt động của các cớ quan chức phận tương ứng với các năng lực vận động của VĐV. và sự phù hợp với các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể thao.

1.3.2.3. Huấn luyện tố chất sức bền

Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ,

dùng lực, nhịp độ thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tốt cuối cuộc đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Do đó sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu, mà còn là một nhân tố xác định thành tích tập luyện và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV. Sức bền phát triển tốt là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh sức bền gồm: sức bền chung và sức bền chuyên môn.

Sức bền chung có khả năng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, tức là khi được nâng cao trong một loại bài tập nào đó, nó có khả năng biểu hiện trong các loại bài tập khác có cùng tính chất. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Để nâng cao sức bền chung của VĐV ở một môn nào đó có thể sử dụng nhiều hình thức bài tập khác nhau.

- Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định.

Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt phụ thuộc vào những nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật. Do đó, khi nâng cao sức bền chuyên môn trong một loại bài tập xác định nào đó thì hầu như không có tác dụng làm tăng sức bền chuyên môn trong một loại bài tập khác tức là ở đây hầu như không có sự chuyển của sức bền. Sự chuyển của sức bền có thể xẩy ra hay không tùy thuộc vào cơ chế cung cấp năng lượng trong vận động đặc điểm các tố chất vận đồng của bài tập, tác dụng tương hỗ của kỹ năng, kỹ xảo vận động sức bền nói chung rất cần thiết cho con người, đối với VĐV Taekwondo nó là một thành phần trong phát triển thể lực toàn diện, là kết quả của sự biến đổi tốt, thực sự trước tiên có hệ thống thần kinh Trung ương cũng như các hệ thống tim mạch, hô hấp. Sức bền chung của nam võ sinh Taekwondo là cơ sở để họ có thể chịu đựng được các lượng vận động lớn. Sức bền chuyên môn cần

thiết cho VĐV Taekwondo tùy theo đặc điểm của từng nội dung thi đấu khác nhau. Sức bền chung là cơ sở vững chắc của VĐV Taekwondo trong huấn luyện chuyên môn, trong phát triển sức bền chuyên môn.

Vì sức bền luôn luôn là thành phần của nhân tố thành tích thể lực, nên nó quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như sức mạnh sức nhanh.

Những mối quan hệ này thể hiện bằng các tố chất như : Sức mạnh bền, sức nhanh bền. Như vậy có thể nói rằng sức bền rất đa dạng nó đặc trưng cho các môn thể thao nói chung và môn Taekwondo nói riêng.

1.3.3. Đặc điểm huấn luyện môn Taekwondo ở Việt Nam [12, 31, 32, 51]

Thể thao thành tích cao thể hiện sự khát vọng vươn lên cao nhất của con người. Vì vậy tiềm năng của con người đã và đang được khai thác triệt để nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất tại các cuộc thi đấu.

Đặc điểm cơ bản của huấn luyện Taekwondo là luôn hướng vào giành thành tích thể thao cao. Trong các cuộc thi đấu Taekwondo có sự tranh đua quyết liệt để giành phần thắng thì sự chênh lệch về trình độ sẽ quyết định đến sự thắng lợi của trận đấu. Bởi vậy, điều quyết dịnh là phải sử dụng và phát huy đầy đủ nguồn năng lực dự trữ của con người đúng lúc thông qua hoạt động tập luyện. Việc có được những thành tích thể thao cao đòi hỏ

ấn luyện phải diễn ra một cách có khoa học, chặt chẽ và nghiêm túc bởi thành tích thể thao của môn Taekwondo là tổng hoà kết quả của nhiều yếu tố tạo thành nên không thể coi nhẹ bất cứ yếu tố nào mà phải phát triển đồng bộ, toàn diện…

Một đặc điểm nổi trội nữa trong huấn luyện Taekwondo là đảm bảo cho VĐV khả năng nắm bắt nhanh chóng và có chất lượng các kỹ thuật cơ bản của môn thể thao này. Do đặc thù môn Taekwondo là môn thể thao đối kháng cá nhân trực tiếp vì vậy đòi hỏi VĐV có một khả năng thích ứng và năng lực vận động cao hơn. Do vậy, việc tuyển chọn VĐV ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và là một khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo VĐV.

Hiện nay, ở Việt Nam, công tác huấn luyện ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Các lớp phong trào được mở liên tục nhằm tăng số lượng người tập; các giải thi đấu học sinh và sinh viên được tuyển chọn vào đội tuyển thi đấu của tỉnh, thành… tuy nhiên mới chỉ có ở Hà Nội và Tp.HCM, còn các tỉnh, thành khác vẫn chưa được áp dụng rộng rãi; hệ thống huấn luyện còn tản mạn, thiếu thống nhất và chưa có chuẩn mực rõ ràng. Taekwondo là môn thể thao có tính khoa học, do đó phải có hệ thống huấn luyện mang tính chất thống nhất, có chuẩn mực cao và bước đầu chuyên nghiệp. Nên việc sử dụng các phương pháp huấn luyện, hệ thống các bài tập huấn luyện, các test kiểm tra và đặc biệt là hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV là một điều hết sức cần thiết và cấp bách để phát triển Taekwondo lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)