Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GI TRỊ VÀ CHUỖI GI TRỊ KHOAI
1.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị CGT gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng v.v... Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. M4P, 2008
Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,… để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo những mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…Cách tiếp cận này xem xét cả các mối liên kết ngƣợc và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. M4P, 2008
Một cách khái quát, “Chuỗi giá trị” có nghĩa là
Một chuỗi các quá trình sản xuất các chức năng từ cung cấp các đầu vào cho một sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ, chế biến, marketing và tiêu thụ cuối cùng.
Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể
Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường
Theo phân loại về khái niệm của M4P 2008 , có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị: i phương pháp fili re, ii khung khái niệm do Porter lập ra 1985 và iii phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất 1999 , Gereffi (1994, 1999, 2003), Gereffi và Korzeniewicz (2004)
Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét các tương tác giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những lợi thế khác nhau ở chỗ nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên các cơ sở các hàng hóa có thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lƣợc của những người tham gia khác nhau.
Chuỗi giá trị do Michael Porter đƣa vào năm 1985 là một chuỗi các hoạt động, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm sẽ nhận thêm một số giá trị tăng thêm. Tùy theo mức độ chi tiết hóa cho mỗi quá trình, chuỗi giá trị đƣợc phân thành chuỗi hai loại: chuỗi giá trị giản đơn hoặc chuỗi giá trị mở rộng.
Theo cách tiếp cận của GTZ năm 2007 (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức thì:
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh hay chức năng có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, đến cuối cùng là việc tìm bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng đây là quan điểm theo chức năng đối với chuỗi giá trị .
Hay chuỗi giá trị là một loạt các doanh nghiệp nhà vận hành thực hiện các chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế, đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi hay còn gọi là khâu .
Value Chain chuỗi giá trị là mô hình kinh điển trong chiến lƣợc Marketing của Philip Kotler theo đó nhận diện doanh nghiệp đang tham gia vào các khâu nào của chuỗi giá trị để chuyển hóa đầu vào input thành sản phẩm đầu ra output tới tay khách hàng với điều kiện tạo ra giá trị gia tăng ở đầu vào đó Value Added , Value Chain một mặt phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp, một mặt cũng chỉ ra các nguồn lực hiện tại cũng nhƣ sự chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các hoạt động đó.
Theo Kaplinsky (1999), trang 121; Kaplinsky và Morris (2001), trang 4 thì ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói đến hàng loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó là một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những tác nhân tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.
Giải thích theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này bao gồm: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, các dịch vụ hậu mãi ... Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Giải thích theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,... để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,...