2.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Bình Tân 2.2.1.1 Trồng trọt
- Cây màu
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất hoa màu huyện Bình Tân Chỉ tiêu
Năm
Diện tích ha Sản l ợng tấn
Ngô Mè Khoai
Lang
Ngô Mè Khoai Lang
2013 130,5 102,0 8.909,8 274,1 185,9 256.086,3 2014 102,5 17,3 10.671,8 215,3 30,4 307.603,1 2015 191,5 149,0 10.204,4 444,2 270 279.208,2 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015) Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng diện tích trồng cây màu của huyện Bình Tân năm 2014 là 10.791,6 ha tăng 1.649,3 ha so với năm 2013. Trong đó diện tích tăng chủ yếu là khoai lang. Năm 2015, toàn huyện có 10.544,9 ha trồng hoa màu các loại giảm 246,7 ha so với năm 2014, diện tích giảm chủ yếu là do nông dân giảm diện tích trồng khoai lang do giá thành không ổn định và sản lƣợng đạt không cao.
Về sản lƣợng cây màu các loại đƣợc xuống giống năng suất đạt khá cao. Sản lƣợng năm 2014 tăng cao hơn sản lƣợng năm 2013 là 51.302,1 tấn chủ yếu là khoai lang. Đến năm 2015 sản lƣợng cây màu của huyện giảm là 27.926 tấn chủ yếu là giảm về sản lƣợng khoai lang do nông dân giảm diện tích trồng.
Tình hình sản xuất cây màu trên địa bàn huyện Bình Tân chủ yếu là khoai lang chiếm diện tích lớn, kế đến là diện tích trồng ngô, m … Khoai lang cũng chiếm sản lƣợng lớn so với các loại cây màu khác trên địa bàn huyện Bình Tân.
Tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân năm 2015 Bảng 2.3 Tình hình sản xuất khoai lang huyện Bình Tân năm 2015 Đ n vị xã Diện tích ha Sản l ợng tấn
Tân Hƣng 1.997,8 54.966
Tân Thành 2.044,7 56.340,7
Thành Trung 1.243,5 33.325
Tân An Thạnh 872 24.070,5
Tân Lƣợc 784,6 21.431,5
Nguy n Văn Thảnh 399,9 10.999,3
Thành Đông 1.087,2 29.175,6
Mỹ Thuận 602,7 16.638,6
Tân Bình 32 878
Thành Lợi 1.126,7 31.028
Tân Quới 13,3 354,2
Tổng cộng 10.204,4 279.208,2
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015) Bảng 2.3 ta thấy, diện tích sản xuất và sản lƣợng khoai lang không đồng đều giữa các xã, chủ yếu tập trung phân bổ ở các xã nhƣ: xã Thành Đông, xã Thành Trung, xã Tân Thành và xã Tân Hƣng. Đây cũng là yếu tố để tác giả chọn mẫu điều tra, khảo sát phân tích thực hiện đề tài.
- Cây lúa
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất lúa của huyện Bình Tân qua 3 năm Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Diện tích (ha) 15.185,90 11.170,90 12.229,60
Năng suất tạ/ha 59,47 61,47 61,40
Sản lƣợng tấn 90.304,00 68.670,90 75.503,80
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015) Qua bảng 2.4 ta thấy, diện tích trồng lúa năm 2014 giảm so với năm 2013 là 4.015ha. Diện tích giảm chủ yếu là do nông dân giảm trồng lúa, chuyển sang trồng
màu, thực hiện các mô hình luân canh nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Nhƣng đến năm 2015 thì diện tích trồng lúa tăng trở lại là 1.058,7ha so với năm 2014. Tuy nhiên, thì kết quả của việc tăng hiệu quả sản xuất của nông dân năm 2014 không đạt kết quả nhƣ mong đợi nên các hộ nông dân gia tăng diện tích trồng lúa trở lại ở năm 2015, nhƣng diện tích đất trồng lúa tăng không đáng kể.
- Cây ăn trái
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất cây ăn trái huyện Bình Tân năm 2015
Cam Nhãn Xoài B ởi
DT(ha) 52,7 306,3 551 451,2
SL( tấn) 513,1 2.148,1 7.016,8 5.228,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015) Năm 2015 các nhà vườn trên địa bàn huyện Bình Tân đã chú trọng công việc cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn trái đặc sản, diện tích và sản lượng tăng đáng kể. Trong đó cây bưởi được nhà vườn trồng nhiều nhất chiếm diện tích tới 451,2 ha, thấp nhất là cây cam diện tích chỉ có 52,7 ha. Ngoài các loại cây trồng trên nhà vườn còn trồng xen các loại cây ăn trái khác như Sầu riêng, dừa, mãng cầu, chôm chôm ….
Diện tích vườn cây đang cho trái là 3.105,8 ha, tổng sản lượng ước tính 35.306,6 tấn đạt 95% so kế hoạch, so năm 2014, giảm 3.755 tấn. Sản lƣợng không đạt kế hoạch là do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn, bọ đục trên dừa … (Nguồn: Theo Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2015).
2.2.1.2 Chăn nuôi
Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi của huyện Bình Tân (Đvt: con)
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015)
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
2013 11 569 14.895 296.350
2014 13 707 17.928 328.430
2015 9 1.096 17.362 325.530
- Gia súc
Nhìn chung tổng đàn gia súc chăn nuôi trên địa bàn huyện Bình Tân năm 2014 tăng so với năm 2013, do giá cả thịt trâu, bò, heo tăng cao và thời tiết thuận lợi nên người dân tăng số lượng gia súc nuôi đáng kể. Nhưng đến năm 2015 số lượng trâu và lợn giảm , tuy nhiên số lƣợng giảm không đáng kể do trong năm giá cả các mặt hàng thịt lợn và trâu giảm, thức ăn ngày càng tăng giá. Trong năm 2015 giá thịt bò luôn biến động trên thị trường tăng nên người dân tăng số lượng đàn bò nuôi lên đáng kể cộng với việc tận dụng dây khoai lang sau thu hoạch và cây ngô làm thức ăn cho bò, ít tốn tiền thức ăn đầu vào vì thế lợi nhuận cao số lƣợng bò đƣợc nuôi nhiều hơn so với năm 2013 và năm 2014.
- Gia cầm
Đàn gia cầm năm 2014 là 328.430 con có quy mô phát triển tăng hơn so với năm 2013 là 32.000 con. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các trại gà nuôi gia công trên địa bàn huyện nhập về thêm số lƣợng lớn đàn gà con nên nâng tổng đàn lên cao gấp nhiều lần so với năm trước.
2.2.1.3 Th y sản
Bảng 2.7 Tình hình nuôi thủy sản của huyện Bình Tân (Đvt: ha) Năm
Loại thủy sản 2013 2014 2015
Tôm 0,30 0,01 0
Cá (cá tra) 263,45 255,18 251,82
Thủy sản khác 0,82 1,32 1,04
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015) Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Tân năm 2015 là 252,86 ha, trong đó:
Diện tích nuôi tôm qua các năm đều giảm, đặc biệt năm 2015 diện tích nuôi tôm không còn, lý do: giá tôm giảm mạnh cộng với điều kiện khí hậu và nguồn nước không thích hợp người dân thua lỗ nhiều nên họ nghỉ nuôi.
Diện tích nuôi cá tra năm 2015 là 251,82 ha giảm so với năm 2014 và 2013.