Về diện tích đất sản xuất khoai lang của nông hộ

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 53 - 62)

2.4 CHUỖI GI TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG

2.4.1 Phân tích tình hình sản xuất khoai lang của Nông hộ trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

2.4.1.3 Về diện tích đất sản xuất khoai lang của nông hộ

Diện tích đất Số hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 5 công (1.000m2) 40 36

Từ 5 – 10 công (1.000m2) 61 54

Trên 10 công (1.000m2) 12 10

Tổng 113 100

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016) Theo số liệu điều tra thực tế, hoàn cảnh và điều kiện của từng nông hộ khác nhau nên diện tích đất trồng khoai lang cũng khác nhau.

Nhìn chung các nông hộ có diện tích đất trồng khoai lang còn ít mang tính nhỏ lẽ, số hộ có diện tích dưới 5 công chiếm tỉ lệ 36%, các nông hộ có diện tích đất canh tác trồng khoai lang từ 5 - 10 công chiến tỉ lệ 54%, còn lại 10% nông hộ có diện tích đất sản xuất trên 10 công. Qua các năm giá cả khoai lang có bắp bên, lên xuống diện tích trồng khoai lang của các nông hộ có tăng giảm theo giá thị trường hàng năm, tuy nhiên diện tích tăng giảm không đáng kể so với tổng diện tích đất sản xuất trồng khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Hướng tới đa số các nông hộ có ý định sẽ tham gia sản xuất khoai lang lâu dài.

2.4.1.4 Về tình hình thuê m ớn lao động c a nông hộ

Bảng 2.12 Tình hình thuê mướn lao động của nông hộ

Tình hình sử dụng lao động Số hộ Tỷ lệ (%)

Có thuê mướn lao động 102 90

Không thuê mướn lao động 11 10

Tổng 113 100

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)

Đối với ngành sản xuất khoai lang mang tính đặc thù là thường xuyên thăm ruộng để nắm bắt kịp thời tình hình di n biến của sâu bệnh để phòng trừ hiệu quả và kịp thời, đến giai đoạn thu hoạch thì cần rất nhiều người để thực hiện khâu thu hoạch, trung bình có khoảng 25 người thu hoạch trên một công khoai lang. Trong số 113 nông hộ phỏng vấn thì có đến 90% nông hộ sử dụng thuê mướn lao động, còn lại 10% nông hộ không thuê mướn lao động do nhân khẩu trong hộ đông và họ sử dụng hình thức dần công với các nông hộ khác.

2.4.1.5 Nhân khẩu

Bảng 2.13 Nhân khẩu và lao động trong độ tuổi lao động

Chỉ tiêu Số nhân khẩu Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động

Số nhân khẩu thấp nhất 2 2

Số nhân khẩu nhiều nhất 7 6

Số nhân khẩu trung bình 4,5 4

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016) Lao động là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất khoai lang, với lao động thủ công là chính ở các khâu chăm sóc và thu hoạch. Qua bảng 2.13 cho thấy, số nhân khẩu trong hộ thấp nhất là 2 người, nhiều nhất là 7 người, số nhân khẩu trung bình là 4. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động trung bình của các hộ được phỏng vấn là 4 người. Thông thường, việc trồng sản xuất khoai lang thì phải thường xuyên thăm đồng để theo dõi tình hình sâu bệnh và tưới tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật nên số lao động trung bình trong mỗi hộ như trên là cũng tương đối đủ đáp ứng công việc, đa số các nông hộ chỉ thuê mướn lao động trong khâu thu hoạch.

2.4.1.6 Giới tính

Bảng 2.14 Thông tin về giới tính của nông hộ

Giới tính Số hộ Tỷ lệ (%)

Nam 86 76

Nữ 27 24

Tổng cộng 113 100

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016) Giới tính của nông hộ trồng khoai lang, chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 76%

cao hơn nhiều so với nữ giới 24 chỉ có 24%. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khoai lang nói riêng, thì nữ ít tham gia vào việc đồng áng hơn. Nữ chủ yếu là công việc nội trợ hoặc phụ giúp những công việc nhẹ nhƣ là làm cỏ hoặc trồng khoai và những công việc lặt vặt khác … Tỷ lệ giới tính của nông hộ qua điều tra, phỏng vấn cho thấy phù hợp với thực tế việc sản xuất khoai lang của nông hộ.

- Tình hình tham gia t p huấn kỹ thu t c a nông hộ

Bảng 2.15 Thông tin về tập huấn kỹ thuật của nông hộ

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

Không có tham gia tập huấn 82 72

Có tham gia tập huấn 31 28

Tổng cộng 113 100

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016) Theo số liệu điều tra trong 2015 thì, số hộ đã tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao đến 72%, số hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật chỉ có 28%. Qua đó cho thấy các ngành chuyên môn ở địa phương luôn qua tâm hỗ trợ, tổ chức tập huấn kỹ thuật trong sản xuất khoai lang và nông hộ trồng khoai cũng hết sức quan tâm về vấn đề được tập huấn kỹ thuật, thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về sản xuất khoai lang. Nhằm nắm bắt đƣợc các kiến thức về kỹ thuật chuyên môn cũng nhƣ sự hỗ trợ giúp đỡ đối với các vấn đề mà nông hộ trồng khoai hay lo ngại nhƣ: dịch bệnh, thời tiết, cách sử dụng thuốc BVTV và phân bón…

- Nguyên nhân nông hộ tham gia sản xuất khoai lang

Bảng 2.16 Nguyên nhân tham gia sản xuất khoai lang của nông hộ Nguyên nhân sản xuất khoai lang Số hộ Tỷ lệ( %)

Có kinh nghiệm từ trước 48 96

D bán 14 28

Theo quy hoạch 28 56

Đất đai phù hợp 45 90

Chủ động nước trong tưới tiêu 38 76

Lợi nhuận cao hơn cây trồng khác 29 58

Năng suất cao 17 34

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016) Qua số liệu điều tra 113 nông hộ để tìm hiểu nguyên nhân tham gia trồng sản xuất khoai lang. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều thương lái thu mua khoai lang nên sau khi thu hoạch nông dân có thể dể dáng bán hết, bên cạnh đó vùng đất này còn phù hợp cho trồng khoai lang nên cho năng suất cao từ đó nông hộ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn các cây trồng khác. Hơn nữa vùng đất này có truyền thống trồng khoai lang từ rất lâu đời nên nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang hơn là các loại cây khác, đến thời điểm thu hoạch thì thương lái thường tìm đến tận ruộng để thu mua nên các nông hộ chủ động chọn trồng sản xuất khoai lang.

- Nguồn cung cấp giống

Bảng 2.17 Nguồn cung cấp giống

Nguồn giống Số người Tỷ lệ (%)

Mua từ địa phương khác 9 8

Mua từ trạm khuyến nông 7 6

Mua từ nông hộ khác 97 86

Tổng 113 100

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)

Chất lƣợng và sản lƣợng khoai lang ít nhiều một phần cũng phụ thuộc vào nguồn giống cung cấp có chất lƣợng hay không. Qua điều tra số liệu của các nông hộ trồng khoai lang thì nguồn giống đa phần các nông hộ mua từ các hộ nông khác, một phần nhỏ mua từ trạm khuyến nông huyện hay từ các địa phương khác chở về.

Nguyên nhân là do trạm khuyến nông không đủ giống để cung cấp số lƣợng lớn trong khi các nông hộ trồng khoai càng mở rộng diện tích. Mặt khác giá của trung tâm khuyến nông đưa ra thường cao hơn các nông hộ trong vùng.

- Về tình hình sử dụng vốn vay

Bảng 2.18 Tình hình vay vốn của nông hộ trong năm 2015

(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016) Theo kết quả điều, khảo sát 113 nông hộ sản xuất khoai lang trong năm 2016 thì tình hình sử dụng vốn vay cho thấy chỉ có 36 nông hộ sử dụng vốn vay với tỉ lệ là 32%, đa số các nông hộ sử dụng nguồn vốn tự có do tích lũy của gia đình qua nhiều năm. Trong tổng số 36 hộ có sử dụng vốn vay, thì có 27 hộ cho biết về nguồn vốn của mình đƣợc vay từ ngân hàng 75%, vay từ quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn là 7 người chiếm tỉ lệ 18,6%, còn lại chỉ có 2 người vay từ người thân, bạn b 6,4%.

Tình hình vốn vay Số người Tỷ lệ (%)

Có vay vốn 36 32

Không vay vốn 77 68

Tổng 113 100

Nguồn vay vốn

Ngân hàng 27 75

Quỹ tín dụng nhân dân 7 18,6

Người thân, bạn b 2 6,4

Tổng 36 100

- Chi phí trung bình sản xuất chung khoai lang tính trên 1 công (1.000m2) Bảng 2.19 Chi phí sản xuất khoai lang năm 2015 (tính trên 1.000m2) Các yếu tố chi phí đầu vào Trung bình

Đvt. đồng/1.000m2) Tỷ lệ %

Làm đất 1.650.000 14

Giống 850.000 7,2

Công trồng 650.000 5,5

Tưới tiêu 250.000 2,1

Phân bón 1.200.000 10,2

Thuốc bảo vệ thực vật 4.500.000 38,3

Chi phí thu hoạch 2.500.000 21,3

Chi phí khác 150.000 1,4

Tổng 11.750.000 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016) Chi phí làm đất: Là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê xới đất, lên dòng, vét mương, kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.19 là 1.650.000 đồng/công. Đây là khoản chi phí mà nông hộ chỉ bỏ ra một lần/vụ về sau thì không còn tốn chi phí làm đất nữa, khoản chi phí này tương đối ít so với tổng chi phí phải bỏ ra.

Chi phí giống: Cũng giống nhƣ chi phí làm đất, khoản chi phí này chỉ đầu tƣ một lần, bởi vì khoai lang đƣợc trồng bằng dây và sau đó phát triển cho củ tới luc1 thu hoạch, không trồng hay dặm thêm giống trong quá trình sau khi trồng đến khi thu hoạch vì như vậy củ khoai sẽ không lớn đồng đều không bán được, thương lái không thu mua.

Công trồng: Khoản chi phí này cũng chỉ bỏ ra một lần để thuê công nhân trồng khoai lang, từ khi sau khi trồng giống khoai lang xong đến lúc thu hoạch không trồng thêm hay trồng lại lần nào nữa, chi phí này trung bình 650.000 đồng/công đất sản xuất.

Chi phí tưới tiêu: Theo kết quả điều tra khảo sát, các nông hộ trồng khoai lang thì công việc tưới tiêu cũng hết sức quan trọng chủ yếu là ở giai đoạn đầu mới trồng phải tưới nước thường xuyên cho khoai lang phát triển đảm bảo cho quá trình phát

triển của củ khoai sau này, nếu trồng vào thời điểm nắng nóng thì ngày có thể tưới đến 2 lần. Đến thời điểm gần thu hoạch thì ít tưới hơn, 2 - 3 ngày tưới một lần để đảm bảo cho dòng đất tươi xốp củ khoai d dàng phát triển, từ bảng 2.19 cho thấy chi phí tưới tiêu là 250.000 đồng/công.

Phân bón: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì phân bón là yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng, phân bón cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ khoai lang khi thu hoạch, nếu sử dụng phân bón không đúng cách và hàm lƣợng thì không những tốn nhiều tiền mà còn làm giảm năng suất khoai lang khi thu hoạch. Việc bón phân và sử dụng phân bón là hết sức quan trọng nên sử dụng đúng liều lượng và bón đúng cách theo sự hướng dẫn của các nhà khoa học cũng nhƣ cán bộ trạm khuyến nông huyện.

Thuốc bảo vệ thực vật: Là khoản chi phí mà nông hộ phải bỏ ra ngay từ khi trồng khoai lang kéo dài cho đến khi thu hoạch, đây là khoản chi phí lớn nhất trong các khâu trồng sản xuất khoai lang, kết quả điều tra cho thấy trung bình chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 4.500.000 đồng/công.

Thu hoạch: Do đặc thù của việc sản xuất khoai lang, nên khâu thu hoạch cần rất nhiều lao động thủ công, trung bình khi thu hoạch công khoai phải cần đến 25 nhân công lao động nên chi phí cho khâu thu hoạch cũng không nhỏ. Kết quả bảng 2.19 cho thấy chi phí thu hoạch là 2.500.000 đồng/công, tuy cần nhiều nhân công lao động khi thu hoạch nhƣng thời gian thu hoạch công khoai lang khoảng 2,5 – 3 giờ đồng hồ là xong.

Chi phí khác: Ngoài các khoản chi phí trên, thì những nông hộ trồng khoai lang cho biết thêm việc sản xuất khoai lang còn tốn một số chi phí khác xăng xe thăm đồng ruộng, chi phí các lần hội thảo học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nông hộ sản xuất gần nhau), khoản chi phí này là 150.000 đồng/công đây là khoản chi phí nhỏ không đáng kể trong hoạt động sản xuất khoai lang nhƣng vẫn phải tính.

- Sản l ợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhu n trung bình c a mỗi nông hộ năm 2015 (tính trên 1.000m2 đất sản xuất

Bảng 2.20 Sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của mỗi nông hộ năm 2015

(đvt: 1000đ)

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình

Sản lƣợng tấn/năm 1,8

Giá bán đồng/tấn 11.040

Doanh thu đồng/năm 19.872

Chi phí đồng/năm 11.872

Lợi nhuận đồng/năm 8.000

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016) Sản lƣợng: Sản lƣợng phụ thuộc vào năng suất khoai lang sau khi thu hoạch, trong đề tài tác giả đã điều tra, phỏng vấn nông hộ trồng khoai lang, dựa trên sản lƣợng thực tế thu hoạch và chi phí của nông hộ bỏ ra để tính ra doanh thu và lợi nhuận của các nông hộ. Sản lƣợng từng vụ/năm phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, sâu bệnh … Sản lượng thấp do bị ảnh hưởng nặng của các yếu tốt nói trên, ngƣợc lại sản lƣợng đạt đƣợc mức cao do thời tiết thuận lợi, ít sau bệnh và đặc biệt là khâu chăm sóc kỹ lƣỡng của nông hộ và sự hướng dẫn tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông trạm bảo vệ thực vật và các cơ quan chức năng.

Giá bán: Giá bán khoai lang của các nông hộ cũng chính là giá mua của thương lái, giá bán ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ vì trong nền nông nghiệp nước ta hiện nay thường xảy ra tình trạng nông hộ sản xuất trúng mùa thì rớt giá.

Ngược lại mất mùa thì được giá, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang.

Doanh thu: Doanh thu là tiền thu đƣợc từ hoạt động bán khoai lang sau khi thu hoạch của nông hộ, tiền nhiều hay ít là do ảnh hưởng của sản lượng khoai lang thu hoạch. Từ kết quả thống kê cho thấy trung bình năm nông hộ thu đƣợc 19.872.000 đồng/1.000m2 đất canh tác.

Chi phí: Trong quá trình sản xuất khoai lang từ khâu đầu vào sản xuất đến khâu tiêu thụ, nông hộ phải bỏ ra nhiều tiền chi cho các hoạt động sản xuất. Tất cả các khoản tiền này là tổng chi phí mà nông hộ phải bỏ ra để sản xuất khoai lang trên năm với 1000m2 đất là 11.872.000 đồng.

Lợi nhuận: Lợi nhuận hay còn gọi là giá trị gia tăng thuần là phần thu nhập của nông hộ sau khi trừ khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí bỏ ra. Từ bảng 2.20 cho thấy lợi nhuận trung bình của nông hộ trồng khoai lang năm 2015 là 8.000.000 đồng/1.000m2 đất sản xuất, đây là khoản lợi nhuận tương đối cao so với trồng các loại cây trồng khác trên địa bàn huyện.

Định h ớng sản xuất khoai lang c a nông hộ trong thời gian tới

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn 113 nông hộ sản xuất khoai lang thì tất cả 113 nông hộ 100% này trả lời là vẫn tiếp tục sản xuất khoai lang trong thời gian tới và có ý định mở rộng thêm diện tích trồng khoai, một số nông hộ còn cho biết họ có ý định phá vườn kém hiệu quả chuyển sang trồng khoai lang. Từ đó cho thấy khoai lang vẫn là lực chọn hàng đầu của nông hộ trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, đa số các nông hộ ở đây không có ý định chuyển trồng các cây màu khác hay trồng cây ăn trái vì khoai lang cho năng suất và hiệu quả cao mang lại thu nhập cho nông hộ cao hơn các loại cây trồng khác.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)