Phân tích tác nhân người bán lẻ

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 67 - 70)

2.4 CHUỖI GI TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG

2.4.3 Phân tích tác nhân người bán lẻ

Tiến hành khảo sát, phỏng vấn 15 người bán lẻ khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long để tìm hiểu chung về tình hình hoạt động bán lẻ khoai lang. Những người bán lẻ hầu hết là bán lẻ ở chợ hoặc họ bán tại nhà.

Bằng phương pháp thông kê mô tả, thông tin chung về người bán lẽ khoai lang đƣợc thể hiện sau:

- Về độ tuổi:

Bảng 2.26 Thông tin về tuổi người bán lẻ

Khoản mục Số người Tỷ lệ (%)

Phân theo nhóm

Từ 20 tuổi – dưới 40 tuổi 3 20

Từ 40 tuổi – dưới 50 tuổi 8 53

Từ 50 tuổi trở lên 4 27

Tổng 15 100

Phân theo tuổi

Người trẻ tuổi nhất tuổi 20

Người lớn tuổi nhất tuổi 62

Trung bình tuổi 41

(Nguồn: số liệu điều tra 15 người bán lẻ huyện Bình Tân năm 2016) Từ bảng 2.26 ta thấy, độ tuổi trung bình của người bán lẻ là 41 tuổi, trẻ nhất là 20 tuổi, lớn tuổi nhất là 62 tuổi. Trong nhóm tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi có 3 người, chiếm tỷ lệ 20%, nhóm tuổi từ 40 đến dưới 50 là 8 người, tỷ lệ 53%, còn lại là những người trên 50 tuổi 4 người giữ tỷ lệ 24%.

- Về trình độ học vấn:

Bảng 2.27 Thông tin về trình độ học vấn người bán lẻ

Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ (%) Phân theo cấp

Cấp 1 9 60

Cấp 2 5 33

Cấp 3 1 7

Đại học, Cao đẳng 0

Tổng 15 100

Phân theo lớp

Học vấn thấp nhất Lớp 3

Học vấn cao nhất Lớp 9

Trình độ học vấn trung bình Lớp 6

(Nguồn: số liệu điều tra 15 người bán lẻ huyện Bình Tân năm 2016)

Do hoạt động chính của người bán lẻ là họ bán với số lượng ít, bán cho người tiêu dùng và đôi lúc cũng có những thương lái đến mua lại, nên trình độ học vấn ít ảnh hưởng đến công việc bán lẻ. Từ kết quả thống kê bảng 2.27 thì trình độ học vấn của người bán lẻ đa phần là chỉ học cấp 1 có đến 9 người, chiếm tỉ lệ lớn đến 60%, kế đến là trình độ cấp 2 có 5 người tỷ lệ 33%, học vấn đạt cấp 3 chỉ có 1 người tỷ lệ 7%. Trong đó trình độ học vấn của người bán lẻ thấp nhất là lớp 3 và cao nhất là lớp 9, trung bình trình học học vấn của người bán lẻ là lớp 6. Hoạt động bán lẽ khoai lang không cần nhiều kỹ thuật hay trình độ cao, chỉ cần khả năng giao tiếp tốt và có kinh nghiệm thì sẽ bán được nhiều, nên trình độ học vấn như trên cũng tương đối phù hợp với ngành nghề bán lẻ khoai lang.

- Lý do người bán lẻ chọn bán khoai lang

Bảng 2.28 Lý do người bán lẻ chọn bán khoai lang

Lý do Tần suất Tỷ lệ

D mua 15 100

D vận chuyển và bảo quản 12 80

Không cần trình độ cao 9 75

Ít vốn 15 100

Thương lái vận chuyển tới nơi 5 33

Nguồn cung nhiều 8 53

D bán 4 27

(Nguồn: số liệu điều tra 15 người bán lẻ huyện Bình Tân năm 2015) Trong 15 người bán lẻ được phỏng vấn, điều tra tất cả đều cho rằng việc chọn bán lẻ khoai lang là d mua và ít vốn, đồng thời cũng d bán và nguồn cung nhiều.

Hiện nay khoai lang được các thương lái mua từ nông hộ chở đến tận chơ hay tới nhà bán lại cho người bán lẻ, người bán lẻ không tốn chi phí vận chuyển hay đi lại.

Điều này cũng thuận lợi cho công việc của những người bán lẻ.

- Sản l ợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhu n c a ng ời bán lẻ

Bảng 2.29 Thông tin về sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của người bán lẻ trong năm 2015

đvt: 1.000 đồng

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình

Sản lƣợng tấn/năm 2,5

Giá bán đồng/ tấn 12.000

Doanh thu đồng/năm 30.000

Chi phí đồng/năm 20.000

Lợi nhuận đồng/năm 10.000

(Nguồn: số liệu điều tra 15 người bán lẻ huyện Bình Tân năm 2016) Qua bảng 2.29 cho thấy, người bán lẻ khoai lang trung bình trong một năm họ bán với số lượng thấp, điều này có thể được lý giải như sau, do những người bán lẻ khoai lang họ bán tại nhà được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn lại những người bán lẻ ở chợ họ không bán một thứ khoai lang không mà họ còn bán nhiều loại nông sản khác k m theo nhƣ đậu bắp, hành, hẹ và bắp cải… , vì thế nếu tính riêng mặt hàng khoai lang thì lợi nhuận của người bán lẻ không cao. Cụ thể số liệu điều tra, khảo sát năm 2015 là trung bình trong năm người bán lẻ bán được 2,5 tấn với giá bán bình quân 12.000.000 đồng/tấn, tổng doanh thu đạt 30.000.000 đồng sau khi trừ các khoản chi phí 20.000.000đồng, lợi nhuận thu được của người bán lẻ khoai lang là 10.000.000 đồng/năm.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)