2.4 CHUỖI GI TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG
2.4.4 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị khoai lang
2.4.4.1 Chức năng chuỗi giá trị khoai lang
Dựa trên sự gắn kết của các tác nhân chính, đóng vai trò quan trọng và sự hiện diện của một số tác nhân hỗ trợ. Chuỗi giá trị khoai lang bao gồm các chức năng:
Chức năng sản xuất: Chủ yếu do nông hộ đảm nhận, bao gồm các hoạt động từ khâu làm đất, giống, trồng khoai, chăm sóc cho đến khâu thu hoạch.
Chức năng thu mua: Chủ yếu tập trung vào các thương lái và chủ vựa. Đây là chức năng trung gian nhằm mục đích phân phối sản phẩm khoai lang đến những người bán lẻ, người tiêu dùng và xuất khẩu …
Chức năng tiêu dùng: Bao gồm các hoạt động bán lẻ, đƣa sản phẩm khoai lang đến người tiêu dùng
Chức năng thương mại: Là các hoạt động phân phối của thương lái và chủ vựa đến người bán lẻ để bán cho người tiêu dùng và xuất khẩu
Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi, có một hoặc nhiều tác nhân tham gia chuỗi. Các tác nhân này kết thành một hệ thống cung ứng nối tiếp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thành hệ thống chuỗi. Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển gồm:
Các nhà cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là những người cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất, cùng với việc bán vật tư họ còn có trách nhiệm hướng dẫn tƣ vấn kỹ thuật cho các nông hộ sử dụng có hiệu quả việc bón phân và phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời tránh tình trạng phân bón giả cũng nhƣ thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, sản lương sản xuất của nông hộ.
Mạng lưới khuyến nông quốc gia, chi cục bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông cùng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hướng dẫn các nông hộ những biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Đồng thời đƣa ra các khuyến cáo giúp bà con nông hộ tránh đƣợc những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng các Sở và ban ngành huyện cần hỗ trợ các chính sánh về khuyến nông, nạo vét kinh mương nội đồng đảm bảo nước tưới tiêu, quy hoạch và định hướng sản xuất theo vùng, thành lập các hợp tác xã vận động nông hộ tham gia và đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Chính quyền các cấp giữ vai trò chính trong việc ban hành các chính sách và triển khai các công cụ nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi.
2.4.4.2 ênh chuỗi giá trị khoai lang
Qua quá trình điều tra, khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã nghiên cứu đƣợc hoạt động sản xuất khoai lang từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu dùng và xuất khẩu đƣợc thể hiện qua chuỗi giá trị sau:
95% Chủ vựa 40% Xuất khẩu
Nông hộ 100% Thương lái 60%
5%
Người bán lẻ 100% Người tiêu dùng Hình 2.1 Kênh chuỗi giá trị khoai lang
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2016) Qua hình 2.1 ta thấy, khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long hoạt động phân phối từ nông hộ trồng bán cho các thương lái, thương lái vận chuyển bán lại các chủ vựa và người bán lại người bán lẽ và cuối cùng là người tiêu dùng và xuất khẩu.
2.4.4.3 Giá trị gia tăng thu n đ ợc tạo ra trong chuỗi giá trị nông hộ
Theo lý thuyết giá trị gia tăng, mỗi tác nhân trong chuỗi đều tồn tại hai khái niệm là giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần.
Giá trị gia tăng = giá bán tổng doanh thu – giá mua tổng giá vốn
Giá trị gia tăng thuần = giá bán tổng doanh thu – đơn giá mua tổng giá vốn – chi phí gia tăng/sản phẩm tổng chi phí gia tăng
Đối với trường hợp như sản phẩm khoai lang được trồng từ các nông hộ thì chúng ta dùng giá trị gia tăng thuần chứ không áp dụng khái niệm giá trị gia tăng.
Bởi vì, ta không thể lấy giá 01 kg giống khoai lang để đem đi so sánh với giá bán 01 kg khoai lang thành phẩm. Hơn nữa, rất khó quy đổi tất cả các yếu tố đầu vào thành 01 kg khoai lang để so sánh. Vì vậy ta phải tính tổng giá thành để làm ra 01 kg khoai lang, từ đó so sánh với giá bán 01 kg khoai lang thành phẩm. Giá trị gia tăng thuần là phần lãi/01 kg khoai lang của nông hộ sau khi đã trừ tất cả các chi phí yếu tố đầu vào giá thành sản phẩm .
Bảng 2.30 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của nông hộ năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Giá bán trung bình đồng/kg 11.500
Giá thành sản xuất đồng/ kg 9.000
Giá trị gia tăng thuần lợi nhuận đồng/kg 2.500
Tỷ suất lợi nhuận % 30
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016) Qua bảng 2.30 ta thấy, giá bán trung bình 01 kg khoai lang thành phẩm của nông hộ là 11.500 đồng/kg trừ đi cho giá thành sản xuất là 9.000 đồng/kg, nhƣ vậy giá trị gia tăng thuần lợi nhuận /kg khoai lang thành phẩm của nông hộ là 2.500 đồng/kg
Theo kết quả thống kê trên, lợi nhuận trung bình từ 01 kg khoai lang của nông hộ là 2.500 đồng so với giá thành sản xuất nông hộ phải bỏ ra 9.000 đồng/kg là tương đối thấp, tuy nhiên do sản lượng khoai lang thu hoạch trên 01 công 1.000m2) đạt năng suất trung bình là 1,8tấn/công. Điều này nói lên đƣợc hiệu quả của việc sản xuất khoai lang cao hơn các loại cây trồng khác kể cả trồng lúa.
2.4.4.4 Giá trị gia tăng thu n đ ợc tạo ra trong chuỗi giá trị th ng lái Phân tích tương tự như trên, giá trị gia tăng thuần trong chuỗi giá trị thương lái đƣợc tính bằng cách lấy giá bán tổng doanh thu) – giá mua tổng giá vốn – chi phí gia tăng/sản phẩm tổng chi phí gia tăng , ta có kết quả trong bảng sau.
Bảng 2.31 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của thương lái năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Giá bán trung bình đồng/kg 12.000
Giá mua trung bình từ nông hộ đồng/kg 11.500
Chi phí gia tăng đồng/ kg 20
Giá trị gia tăng thuần lợi nhuận đồng/kg 480
Tỷ suất lợi nhuận % 15
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016)
Từ kết quả bảng 2.31 cho thấy, giá mua trung bình 01 kg khoai lang của thương lái từ nông hộ là 11.500 đồng/kg, thương lái bán lại với giá trung bình là 12.000 đồng/kg, cộng với chi phí gia tăng là 20 đồng/kg chi phí vận chuyển, bóc vác, bảo quản … . Như vậy lợi nhuận bình quân của thương lái đạt 480 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn là 15%.
2.4.4.5 Giá trị gia tăng thu n đ ợc tạo ra trong chuỗi giá trị ch vựa
Cũng giống nhƣ trên, giá trị gia tăng thuần trong chuỗi giá trị chủ vựa đƣợc tính bằng cách lấy giá bán tổng doanh thu – giá mua tổng giá vốn – chi phí gia tăng/sản phẩm tổng chi phí gia tăng , ta có kết quả trong bảng sau.
Bảng 2.32 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của chủ vựa năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Giá bán trung bình đồng/kg 12.500
Giá mua trung bình từ thương lái đồng/kg 12.000
Chi phí gia tăng đồng/ kg 10
Giá trị gia tăng thuần lợi nhuận đồng/kg 490
Tỷ suất lợi nhuận % 25
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016) Từ kết quả thống kê ở bảng 2.32 cho thấy, giá mua trung bình 01 kg khoai lang của chủ vựa là 12.000 đồng/kg, chủ vựa bán ra với giá trung bình là 12.500 đồng/kg, chí phí gia tăng 01 kg khoai lang của chủ vựa là 10 đồng chi phí thuế, thuê mặt bằng, thuê nhân công lao động, bảo quản … . Từ đó giá trị gia tăng thuần lợi nhuận của chủ vựa là 490 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn là 25%.
2.4.4.6 Giá trị gia tăng thu n đ ợc tạo ra trong chuỗi giá trị ng ời bán lẻ Giá trị gia tăng thuần trong chuỗi giá trị của người bán lẽ cũng được tính bằng cách lấy giá bán tổng doanh thu - giá mua tổng giá vốn – chi phí gia tăng/sản phẩm tổng chi phí gia tăng , ta đƣợc bảng kết quả sau:
Bảng 2.33 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của người bán lẻ năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Giá bán trung bình đồng/kg 18.000
Giá mua trung bình đồng/kg 12.500
Chi phí gia tăng đồng/ kg 500
Giá trị gia tăng thuần lợi nhuận đồng/kg 2.000
Tỷ suất lợi nhuận % 30
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016) Kết quả thống kê ở bảng 2.33 cho thấy, giá mua trung bình 01 kg khoai lang của người bán lẻ là 12.500 đồng/kg, bán ra với giá trung bình là 18.000 đồng/kg, chi phí gia tăng/kg đối với người bán lẻ là 500 đồng/kg. Như vậy người bán lẻ trùng bình lời 2.000 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 30%.
2.4.5 Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
2.4.5.1 Thu n lợi c a các tác nhân tham gia chuỗi Đối với nông hộ trồng khoai lang:
Khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đƣợc các nông hộ ở đây chọn trồng, sản xuất từ lâu đời nay, nên đa số các nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhƣ: Làm đất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …
Phần lớn các nông hộ có truyền thống thường hỗ trợ nhau trong sản xuất, nên có thể d dàng trao đổi kinh nghiệm sản xuất khoai lang với nhau, đồng thời cũng
“dần công” hỗ trợ nhau trong khâu thu hoạch, nhằm giảm đƣợc một phần chi phí thuê mướn lao động trong sản xuất, thu hoạch.
Nhờ thiên nhiên ƣu đãi nên vùng đất này rất thuận lợi cho việc trồng, sản xuất khoai lang. Đồng thời hệ thống thủy lợi cũng tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo nguồn nước trong tưới tiêu.
Hiện nay, ngày càng nhiều thương lái thu mua nên nông hộ cũng an tâm một phần cho đầu ra của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Đối với thương lái và chủ vựa:
Phần lớn các thương lái và chủ vựa có kinh nghiệm thu mua trong khoảng từ 5 đến 10 năm nên có thể hạn chế đƣợc những rủi ro trong việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm theo kinh nghiệm thu mua, từ đó giúp họ hạn chế đƣợc vấn đề thua lỗ trong thu mua sản phẩm khoai lang
Hầu hết các thương lái và chủ vựa là những người ở địa phương nên rất thân quen với các nông hộ sản xuất khoai lang. Các thương lái sau khi mua từ nông hộ thì có thể bán lại cho chủ vựa hoặc những người bán lẻ
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng được nhà nước đầu tư và hoàn chỉnh đảm bảo trong lưu thông nên có thể vận chuyển sản phẩm khoai lang d dàng kể cả đường bộ lẫn đường thủy, từ đó giúp cho thương lái tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển.
- Đối với người bán lẻ:
Cũng giống như thương lái và chử vựa, những người bán lẻ khoai lang là những người trên địa bàn huyện, họ buôn bán lâu năm ở các chợ hoặc tại nhà nên thị trường tiêu thụ của tác nhân này cũng tương đối ổn định không có biến động lớn
Người bán lẻ được các thương lái hoặc chủ vựa vận chuyển sản phẩm đến tận nơi hoặc vận chuyển bằng xe gắn máy nên cũng không phải mất nhiều thời gian và ít tốn chi phí vận chuyển.
2.4.5.2 hó khăn c a các tác nhân tham gia chuỗi Đối với nông hộ sản xuất khoai lang:
Bên cạnh những mặt thuận lợi nhƣ trên thì nông hộ sản xuất khoai lang cũng gặp không ít những khó khăn nhƣ.
Một vấn đề nổi bật nhất mà có thể thấy là đa số các nông hộ sản xuất khoai lang trồng manh mún, nhỏ lẽ chƣa liên kết chặc với nhau, không theo quy hoạch, định hướng của nhà nước. Điều này dẫn đến việc nông hộ trồng theo phong trào, thời điểm giá cao thì tất cả đều trồng khoai lang, đến khi thu hoạch thì cung lại vƣợt cầu, dẫn đến tình trạng rớt giá hoặc bị thương lái ép giá. Khả năng chủ động nắm bắt tin tức thị trường tiêu thụ còn hạn chế, nông hộ sản xuất ra sản phẩm phụ thuộc
vào thương lái quyết định giá, ít được khả năng thương lượng giá nhất là vào vụ thu hoạch cao điểm
Các nông hộ sản xuất khoai lang chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sẵn có, chƣa liên kết chặt chẽ với nhau, việc áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng còn nhiều hạn chế do trình độ học vấn của nông hộ tương đối thấp, từ đó rất khó cho cán bộ khuyến nông địa phương, các nhà khoa học, chính quyền địa phương tổ chức triển khai tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, sản xuất sản phẩm khoai lang theo tiêu chuẩn VietGap
Một khó khăn nữa mà các nông hộ không thể tránh đƣợc đó là vấn đề sâu bệnh, do khoai lang ở dạng củ nằm dưới mặt đất nên vấn đề theo dõi sâu bệnh là rất khó khăn và do trồng lâu năm nên phát sinh nhiều loại sâu lạ mà nông hộ không biết cách đặc trị hiệu quả. Hơn nữa thời gian gần đây trên thị trường thường xuất hiện các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả làm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng thu hoạch
Hiện nay thì vấn đề thời tiết, biến đổi khí hậu, tình hình xâm nhập mặn …làm cho đất đai bạc màu, nhi m mặn ảnh hưởng đến năng suất, tình hình nắng mưa thất thường làm ảnh hưởng đến quá trình bón phân cũng như phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với thương lái và chủ vựa:
Trình độ học vấn của thương lái và chủ vựa cũng không cao nên rất khó khăn trong việc tiếp cận và tìm kiếm thị trường mới, có nhiều đối thủ cạnh tranh mua bán với nhau nên thị trường ngày càng bị chia sẽ và thu hẹp lại
Mạng lưới marketing về tiêu thụ sản phẩm và hệ thống kênh phân phối sản phẩm hình thành một cách tự phát, khả năng triển khai marketing hiện đại chào hàng trên mạng internet, mua bán hàng online qua mạng … cò rất hạn chế. Từ đó dẫn đến vấn đề là thương lái và chủ vựa không tìm được nhiều đầu mối ra lớn và cũng không có thông tin kịp thời những nơi cần mua hàng để cung cấp, đầu ra chỉ là những khách hành cũ thân quen, không tạo ra đƣợc đột phá trong kinh doanh.
- Đối với người bán lẻ:
Cũng tương tự như thương lái và chủ vựa, trình độ học vấn của người bán lẻ là rất thấp, chủ yêu bán dựa vào kinh nghiệm thân quen và khả năng giao tiếp khách hàng của họ là những người tiêu dùng với số lượng nhỏ, mua bán không có hợp đồng, người bán lẻ không am hiểu cũng như không nắm bắt được thông tin giá cả trên thị trường, từ đó thường bán với giá cố định ít thay đổi giá bán lẻ khoai lang.
Tóm tắt chương 2
Từ kết quả điều tra, khảo sát, kết hợp với phân tích kinh tế chuỗi giá trị. Đề tài đánh giá đƣợc kết quả về thực rạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang và đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản cho việc phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi. Nâng cao GTGT cho các tác nhân trong chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.