CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PH P

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 79 - 83)

Thực tế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long các yếu tố này có thể kể đến nhƣ: giá cả, thiên tai, thuốc BVTV và phân bón giả, bao bì, vận chuyển sau thu hoạch ...Từ kết quả thống kê mô tả các nhóm đối tƣợng khảo sát, phân tích kinh tế các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ở phần trên và phương pháp phân tích ma trận SWOT để tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các tác nhân tham gia chuỗi, hoàn thiện và phát triển bền vững chuỗi giá trị khoai lang trên huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới và sau này.

3.1.1 Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ khoai lang Qua số liệu thứ cấp và sơ cấp, những thuận lợi và cơ hội cũng nhƣ khó khăn và thách thức của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị khoai lang đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1 Phân tích SWOT

Mặt mạnh – Cơ hội Tác nhân Mặt yếu – Rủi ro Mặt mạnh

-Khoai lang d trồng.

- Số hộ tham gia trồng nhiều.

- Nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng khoai lang.

- Điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây khoai lang.

Cơ hội

- Đƣợc sự quan tâm và chính sách khuyến khích tham gia mở rộng mô hình của chính quyền địa phương và các tổ chức khác.

- Có chương trình tập huấn

Nông hộ trồng khoai lang

Mặt yếu

- Người nông dân ít được tập huấn kỹ thuật.

- Tình hình sâu hại ngày càng tăng mạnh

- Lao động phục vụ cho quá trình sản xuất khoai chủ yếu là lao động nhà và thuê mướn.

- Việc thu mua chỉ qua hợp đồng miệng

Rủi ro

- Giá cả các các yếu tố đầu

kỹ thuật từ các tổ chức.

- Có vựa thu mua trong huyện.

vào có xu hướng gia tăng.

- Yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao.

- Nông dân sản xuất tự phát, theo phong trào.

Mặt mạnh

- Năng suất khoai tăng dần qua các năm.

- Thị trường ngày càng mở rộng.

- Khoai lang có giá trị xuất khẩu cao.

Cơ hội

- Thị trường trong nước nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều và xuất khẩu

- Đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phương

Thương lái và chủ vựa

Mặt yếu

- Khó kiểm soát chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm - Thị trường tiêu thụ bấp bênh, không ổn định.

- Kênh phân phối còn yếu kém.

Rủi ro

- Chƣa liên kết lại để cạnh tranh

- Không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm

- Sự tin tưởng lẫn nhau giữa nông hộ và thương lái còn hạn chế

Mặt mạnh

- Có nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương

- Vốn đầu tƣ ít - Giá bán ổn định

Cơ hội

- Có biện pháp bảo quản sau thu mua

Người bán lẽ Mặt yếu

- Khó khăn trong khâu bảo quản lâu dài

- Chất lƣợng khoai lang không đồng đều

Rủi ro

- Nguồn nguyên liệu cung cấp mang tính thời vụ - Nhu cầu sử dụng các loại nông sản khác nhƣ ngô, đậu bắp …

(Nguồn: Chiến lược và chính sách kinh doang, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, ThS. Phạm Văn Nam 2010, Nhà xuất bản Lao động) 3.1.2 Các nguyên nhân chính

Các nông hộ sản xuất khoai lang chƣa quan tâm gắn liền với khâu an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp.

Chƣa có quy hoạch từng vùng trồng khoai lang cụ thể trên địa bàn huyện, cũng nhƣ chƣa có những giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành trồng khoai lang Bình Tân.

Hoạt động sản xuất và tiêu thụ khoai lang còn qua nhiều giai đoạn trung gian, từ nông hộ đến thương lái, chủ vựa cuối cùng là người tiêu dùng và xuất khẩu. Đây cũng là lý do mà thu nhập của nông hộ còn nhiều bắp bên.

Một vấn đề ở đây đặt ra là việc trồng sản xuất khoai lang trên địa bàn huyện phát triển một cách ồ ạt, nhanh chóng trong khi đầu ra chƣa đƣợc qua tâm đúng mức, cảnh thừa hàng dội chợ thường xuyên xảy ra. Vào vụ thu hoạch cao điểm có khi cung vượt cầu tình trạng thương lái ép giá xảy ra nông hộ không phải muốn bán là bán đƣợc liền, cũng có khi đến thu hoạch giá giảm thì nông hộ không bán chậm thu hoạch kéo dài thời gian đợi giá tăng lên mới bán, điều này cũng ảnh hưởng đến việc thu mua của thương lái.

Tập quán canh tác lâu đời của nông hộ chƣa đƣợc thay đổi, tâm lý những người láng giềng trồng cái gì, trồng như thế nào, bón phân ra sao … thì họ sẽ làm nhƣ vậy. Cũng chính vì vậy mà có khi họ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thu hoạch dẫn đến cả vùng không bán được khoai lang cho thương lái.

3.1.3 Mặt yếu và rủi ro của từng khâu trong chuỗi giá trị khoai lang - Đối với nông hộ:

Diện tích trồng khoai lang còn manh mún, nhỏ lẻ Chƣa có chuẩn chất lƣợng để đánh giá củ khoai lang

Nông hộ có nhiếu kinh nghiệm nhƣng trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp chƣa cao

Hiện nay ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều loại sâu đục củ lạ khó phòng trị làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạh

Thị trường tiêu thụ đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nông hộ khó đáp ứng

Giá cả các yếu tố đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng cao.

- Đối với Thương lái và chủ vựa:

Giá cả khoai lang trên thị trường luôn bấp bên, không ổn định

Đánh giá chất lượng thu mua của thương lái và chủ vựa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khó kiểm soát đƣợc chất lƣợng trong quá trình thu mua

Việc thu mua chủ yếu qua hợp đồng miệng, nên thương xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp giữa nông hộ với thương lái, tranh giành giữa thương lái thu mua với nhau

Hoạt động thu mua chủ yếu di n ra ở địa phương nên chưa có khâu đột phá mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Đối với người bán lẻ:

Do số lượng ít nên người bán lẻ không có đầu tư trong khâu bảo quản, ít quan tâm đến vấn đề chất lƣợng sản phẩm.

Vì sản lƣợng thu mua ít, nên họ cũng ít có quyền lựa chọn sản phẩm điều này dẩn đến chất lƣợng sản phẩm không đồng đều

Nguồn cung cấp sản phẩm chủ yếu là từ địa phương và mang tính thời vụ Nhu cầu của người tiêu dùng thay thế các loại sản phẩm nông nghiệp khác nhƣ: bắp, đậu nành, đậu bắp …

3.1.4 Giới hạn chính của việc phát triển chuỗi giá trị khoai lang

Qua phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, rủi ro của từng tác nhân tham gia chuỗi. Từ đây đƣa ra những giải pháp nâng cao GTGT cho các tác nhân trong chuỗi và phát triển bền vững chuỗi, tuy nhiên giới hạn chính của việc phát triển chuỗi này là tập trung vào khâu hoạt động sản xuất của nông hộ và quá trình thu mua của thương lái và chủ vựa, cần tổ chức, quy hoạch cụ thể từng vùng sản xuất cụ thể gắn với việc thu mua sản phẩm đảm bảo đầu ra cho nông hộ, thông qua các mối liên kết dọc và liên kết ngang giữa các tác nhân tham gia chuỗi.

3.2 GIẢI PHÁP N NG CAO GTGT CHO CÁC TÁC NH N TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG

Để khoai lang Bình Tân đƣợc phát triển và nâng cao thu nhập cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho từng tác nhân và những giải pháp quan trọng cụ thể nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)