Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.3. Nội dung ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam
Đo dặc thù của ngành kinh doanh, một số ngành triển khai ứng dụng TMĐT nhanh và mạnh hơn các ngành khác, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.
1.3.1. Nội dung ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam - Ứng dụng TMĐT trong kinh doanh: bao gồm cụ thể 3 nhóm:
• DN ứng dụng TMĐT trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ quảng cáo, marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường,…
• DN kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT với những website TMĐT, các ứng dụng TMĐT
• DN sử dụng TMĐT để mua sắm nguyên vật liệu đầu vào phục vụ kinh doanh sản xuất.
- Ứng dụng TMĐT trong quản trị DN: Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy ứng dụng TMĐT trong công tác quản trị DN đang dần đi vào chiều sâu, khi các phần mềm tác nghiệp được sử dụng trở nên ngày càng đa dạng. Bên cạnh phần mềm tài chính kế toán vẫn tiếp tục duy trì vị trí là phần mềm thông dụng nhất (với gần 80% DN được khảo sát cho biết đa triển khai), các phần mềm quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, v.v... cũng trở nên ngày càng phổ biến với tỷ lệ DN ứng dụng tăng đều qua các năm.
- Ứng dụng TMĐT trong tham gia sàn giao dịch
17
Trong bối cảnh nguồn nhân lực TMĐT của DN còn ít và nguồn tài chính còn khiêm tốn, tham gia các sàn giao dịch TMĐT (e-marketplace) là một giải pháp mang tính chiến lược và đem lại hiệu quả cao.
Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động của các website TMĐT, sàn giao dịch TMĐT là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website đó có thể tiến hành bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó. [1, điều 1 chương 1]. Hay nói một cách khác, chủ sở hữu hoặc người quản lý website đó sẽ là người tổ chức ra một “trung tâm” để các DN hoặc các tổ chức khác có thể mở các
“gian hàng” nhằm mục đích giới thiệu và bán sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ của chính DN, tổ chức đó.
Theo thống kê của Cục TMĐT trong Báo cáo TMĐT Việt Nam 2015 , Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), hiện có khoảng 30 sàn giao dịch TMĐT của Việt Nam hoạt động theo hình thức B2B (giao dịch giữa các DN với nhau). Tuy nhiên, ngoại trừ một số sàn giao dịch của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), ECVN (Cổng TMĐT quốc gia), Gophatdat.com… được đánh giá hoạt động khá chuyên nghiệp, phần lớn các sàn giao dịch B2B khác mới chỉ tập trung cung cấp và chia sẻ thông tin, huấn luyện DN làm quen với TMĐT và từng bước đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại trực tuyến.
Số liệu khảo sát của Cục TMĐT đối với gần 200 thành viên của sàn ECVN cho thấy, có 114 DN tìm được đối tác mới. Trong đó, số thành viên ký được hợp đồng thông qua phương thức giao dịch B2B là 16 DN. Đến nay, ECVN đã có hơn 6.000 cơ hội kinh doanh và có trên 1.500 thành viên tham gia. Tất cả thành viên của ECVN đều được hưởng dịch vụ hỗ trợ miễn phí.
18
So sánh các DN hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, DN thuộc ngành du lịch, dệt may - da giày và dịch vụ CNTT-TMĐT có mức độ tham gia sàn giao dịch tích cực nhất. Các DN dệt may, da giày chiếm 8,1% số DN tham gia sàn giao dịch trong khi chỉ chiếm 5,8% tổng mẫu điều tra. Tương tự, tỷ lệ các DN CNTT-TMĐT và du lịch trong tổng số DN đã tham gia sàn lần lượt là 14,1% và 6,1%, cao hơn nhiều so với tương quan của hai nhóm ngành này trong mẫu điều tra nói chung.
1.3.2. Thực tế hoạt động TMĐT của các nước trên thế giới
TMĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ, khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng được thu hẹp hơn. Internet phát triển sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu.
Theo báo cáo thống kê TMĐT thế giới năm 2013 của VECITA [4], có một vài điểm đáng chú ý như sau:
- Doanh thu TMĐT thế giới được dự đoán sẽ tăng gấp rưỡi từ 2013 cho đến hết năm 2016
Hình 1.2: Dự đoán doanh thu TMĐT thế giới đến hết 2016 (tỷ $)
Nguồn: Invesp Blog - VECITA
- Bắc Mỹ, Châu Á và Tây Âu là 2 khu vực có doanh thu TMĐT lớn nhất
19 trên thế giới năm 2014
Hình 1.3: Doanh thu TMĐT theo khu vực năm 2014
Nguồn: Digital Strategy Consulting – VECITA
- Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có ngành TMĐT phát triển nhất.
Hình 1.4. TMĐT Mỹ và Trung Quốc (tỷ $)
20
Nguồn: Digital Strategy Consulting- VECITA
- 49% người tiêu dùng trực tuyến sử dụng máy tính và 45% sử dụng các thiết bị di động để mua hàng
Hình 1.5. Thiết bị chính để mua hàng trực tuyến
Nguồn: Invesp Blog – VECITA Trong khu vực Đông Nam Á
Trong các nước đang phát triển, TMĐT đang mở rộng với tốc độ nhanh nhất ở khu vực Châu Á do số lượng người sử dụng internet tại khu vực Đông Nam Á tăng lên đáng kể
Hình 1.6: Số lượng người sử dụng Internet tại các quốc gia Đông Nam Á (triệu người)
21 Nguồn: E-commerce Milo - VECITA
Với xu hướng sử dụng internet của dân số như vậy, cộng với các DN trong khu vực vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển TMĐT nhưng lại chịu áp lực từ khách hàng ở các nước công nghiệp phát triển, đang đầu tư cho công tác ứng dụng các phương pháp điện tử trong kinh doanh cho nên TMĐT vẫn còn “rụt rè” ở khu vực Đông Nam Á trong những năm vừa qua vì còn bị cản trở bởi các khó khăn như: thói quen mua hàng, niềm tin vào sự chuyên nghiệp của khách hàng đối với DN và nhất là hạ tầng thanh toán, dịch vụ giao nhận chưa đa dạng và chưa rõ ràng.
22 Chương 2