Quan điểm và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử tại Tập đoàn EDX (Trang 68 - 71)

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN TẠI TẬP ĐOÀN

3.2. Quan điểm và phương hướng phát triển

EDX hoạt động với tinh thần tự giác và văn hóa “chăm”, từng thành viên tự ý thức được việc làm và trách nhiệm của mình, luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tôn chỉ hoạt động của công ty là “tối đa hóa mọi tiềm năng”.

Dù là kinh doanh theo lối truyền thống hay đổi mới áp dụng TMĐT vào kinh doanh, EDX cũng phải luôn đặt khách hàng là ưu tiên số một. Vì đó là những người trực tiếp đem lại cơ hội kinh doanh cho công ty, đem lại lợi nhuận, chi trả chi phí lương cho nhân viên và duy trì hoạt động của công ty, gián tiếp giải quyết việc làm cho nhân lực. Từ tôn chỉ hoạt động “tối đa hóa mọi tiềm năng”, và nguyên tắc trong kinh doanh “khách hàng là ưu tiên số một”, tác giả xin đưa ra vài quan điểm như sau:

Thứ nhất, cần tập trung chuyển hóa khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại. Lượng khách hàng truy cập vào trang web của DN không có nhiều ý nghĩa, điều quan trọng hơn là có bao nhiêu khách hàng trong số ấy mua hàng của DN. Khi cải thiện được tỷ lệ chuyển hóa khách hàng (conversion rate), DN sẽ tăng trưởng được doanh thu.Trên thực tế, có không ít DN hoạt động trong lĩnh vực TMĐT cho rằng cách duy nhất để tăng doanh số bán hàng là tăng lượng truy cập. Đây cũng có thể là một lựa chọn, nhưng nếu tăng được tỷ lệ chuyển hóa khách hàng thì DN sẽ có thể tăng trưởng doanh thu mạnh hơn nhiều.

Thứ hai, thu thập địa chỉ thư điện tử của khách hàng. Tiếp thị bằng thư điện tử (email) vẫn là một trong những cách tốt nhất để tăng trưởng kinh

62

doanh. Nếu một khách hàng nào đó chưa mua hàng của DN, nhưng DN vẫn thu thập được địa chỉ email của họ thì DN vẫn nên xem như đã “thắng”

thương vụ bước đầu. Dĩ nhiên, nếu một khách hàng vừa mua hàng, vừa để lại địa chỉ email thì DN sẽ “lợi cả đôi đường”. Vì trong TMĐT, thông tin là một thứ tài sản vô giá.

Khi danh sách khách hàng nhận email tiếp thị của DN tăng lên, lượng truy cập vào trang web của DN cũng sẽ được cải thiện đáng kể mà không cần phải lo lắng quá nhiều vào việc đầu tư cho những hình thức quảng cáo, tiếp thị khác để tăng lượng truy cập.

Thứ ba, làm bạn với truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội không phải là một kênh tiếp thị hiệu quả đối với tất cả các DN TMĐT. Tuy nhiên, đối với một số DN hoạt động trong một số ngành đặc thù, đây là kênh tốt nhất để tiếp cận và phát triển khách hàng.

Chẳng hạn, một cửa hàng kinh doanh thời trang phụ nữ trực tuyến có thể dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter.

Những mạng xã hội này sẽ cung cấp cho DN những công cụ cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tăng lưu lượng truy cập vào trang web của mình cũng như doanh thu.

Thứ tư, thiết kế lại cửa hàng trực tuyến. Với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, việc thiết kế lại trang web nhằm tạo ra sự khác biệt sẽ giúp DN tăng khả năng thành công. Dù cho tự xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình từ đầu hoặc đang sử dụng những phần mềm TMĐT của các nhà cung cấp giải pháp TMĐT hàng đầu trên thị trường, DN cần lưu ý đến những vấn đề sau:

• Khách hàng có dễ dàng truy cập trang web của DN và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần hay không?

• Phân tích có cho thấy khách hàng thường truy cập vào trang web của

63

DN nhưng sau đó nhanh chóng rời khỏi trang web hay không?

• Khi so sánh với các trang web của các đối thủ khác vốn đang thành công trong ngành của mình, DN có nhận thấy trang web của mình còn nhiều điểm yếu hay không?

Thứ năm, chú trọng chất lượng dịch vụ khách hàng. Các dịch vụ khách hàng mà DN cung cấp sẽ là một công cụ đắc lực giúp DN phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng và phát triển TMĐT.

Một khách hàng hài lòng sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực của mình đối với cửa hàng trực tuyến của DN với nhiều khách hàng khác, nhưng những khách hàng không hài lòng còn có thể “truyền miệng” những trải nghiệm tiêu cực của họ đi xa và rộng hơn gấp nhiều lần.

3.2.2. Phương hướng phát triển TMĐT

Phát triển TMĐT cần bám sát sự phát triển của CNTT. Vì bản chất của TMĐT là gắn liền với sự phát triển công nghệ và internet. EDX nên tận dụng những lợi thế hiện có của EDX, lên kế hoạch chiến lược để phát triển TMĐT, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của EDX khi ngày càng có nhiều DN Việt Nam tham gia các sàn giao dịch uy tín trên thế giới như Alibaba và trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, khi mà TMĐT tạo ra nhiều cơ hội mới giúp EDX mở rộng thị trường, tiết giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, … qua đó giúp EDX nâng cao sức cạnh tranh của mình.

DN phải tự nhận thức vai trò và tiềm năng của mình trong ứng dụng và phát triển TMĐT. EDX là 1 DN hoạt động trên sàn giao dịch Alibaba.com, là người bán trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng.

Chính EDX là nhân tố tự quyết định tham gia TMĐT như thế nào, vào thời điểm nào, cách thức tham gia, khoản đầu tư và nguồn nhân lực, … chứ không

64

phải là một ai khác quyết định. Nói cách khác, để phát triển được TMĐT, EDX nói riêng hay các DN nói chung, chính mỗi doanh nghiệp là chìa khóa để mở con đường phát triển TMĐT, DN cần biết được khả năng của mình với yêu cầu của thị trường, chứ không phải chạy đua theo thời thế hay trào lưu TMĐT chỉ vì nghĩ rằng đó là cơ hội để kinh doanh dễ dàng và tiết kiệm hơn.

DN cần nhận thức rõ ràng về mục đích và mục tiêu phát triển TMĐT của mình để có cách chuẩn bị và ứng phó tốt nhất cho những bước kinh doanh TMĐT tiếp theo.

Phía Nhà nước và phía các DN cần chủ động, tích cực hỗ trợ lẫn nhau để tạo môi trường phát triển TMĐT thuận lợi, thu hút công nghệ và đầu tư cho sự phát triển TMĐT chung của Việt Nam. Mặc dù DN là lực lượng nòng cốt để phát triển TMĐT, nhưng lực lượng tạo dựng môi trường và điều kiện là Nhà nước. Để phát triển TMĐT của một quốc gia thì không những chỉ từng DN cần có định hướng phát triển rõ ràng mà cũng cần những sự trợ giúp từ phía nhà nước và các bên liên quan. DN ứng dụng tốt TMĐT trong nước thì mới có thể vươn mình ra khu vực và thế giới, phát triển cùng thế giới. Từ đó có thể nhìn nhận vai trò rất quan trọng của Nhà nước và chính phủ trong phát triển TMĐT: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng khuôn khổ pháp lý, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, … Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có nhiệm vụ cung cấp nhiều dịch vụ công hỗ trợ TMĐT như hải quan, thuế điện tử, dăn g ký đầu tư, cấp phép nhập khẩu điện tử,… và tích cực ứng dụng TMĐT vào các tổ chức hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử tại Tập đoàn EDX (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)