Bối cảnh mới: hội nhập quốc tế và hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử tại Tập đoàn EDX (Trang 60 - 68)

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN TẠI TẬP ĐOÀN

3.1. Bối cảnh mới: hội nhập quốc tế và hoạt động xuất khẩu

Thanh toán quốc tế trực tuyến sẽ phát triển theo chiều sâu

Thanh toán quốc tế là bước cuối cùng hoàn thiện quy trình giao dịch TMĐT. Với nhiều DN Việt Nam, vẫn còn có những e dè và duy trì thói quen thích giao dịch bằng tiền mặt kiểu tiền trao cháo múc. Chính lý do này khiến nhiều DN dù rất muốn tham gia kinh doanh TMĐT nhưng vẫn còn ngại ngần vì đặc trưng của TMĐT. Với xu thế TMĐT bùng nổ trong thời đại ngày nay, các hình thức thanh toán sẽ phải phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng thanh toán giao dịch và thanh lọc đầu tư và phát triển. Hệ thống thanh toán được hoàn thiện sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho thị trường TMĐT phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay trên thị trường các cổng thanh toán trực tuyến được sử dụng nhiều nhất như Paynet … là những cổng thanh toán được đầu tư phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TMĐT phát triển, cả người bán hàng và người mua đều được đảm bảo an toàn khi giao dịch thanh toán trực tuyến. Thị trường TMĐT Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng gặp phải không ít khó khăn và rào cản trong quá trình phát triển.

Hai trong những rào cản lớn nhất của thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay đó chính là rào cản về tâm lý và thói quen tiêu dùng. Người mua lo ngại về tính xác thực mức độ an toàn khi mua hàng trên internet và thói quen mua hàng truyền thống mua trực tiếp trả tiền mặt. Bên cạnh đó khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ năng và sự am hiểu về TMĐT hạn chế của DN cũng đang là những

54

rào cản lớn cần được khắc phục. Các DN muốn phát triển được trên thị trường TMĐT cần xóa bỏ được những rào cản và rút ngắn khoảng cách với người mua. DN cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tư nghiêm túc và bài bản thì mới thu được những kết quả như mong đợi.

Ngành sản xuất tóc giả trở thành ngành công nghiệp đáng giá triệu đô.

Việc kinh doanh tóc giả, nguyên liệu làm tóc giả trên thế giới có thể nói đã trở thành một nền công nghiệp triệu đô. Tuy đòi hỏi nhân lực và lao động thủ công đã chiếm phần hết quy trình sản xuất tóc nhưng chính vì nhu cầu thị trường tăng cao nên đòi hỏi mỗi DN kinh doanh tóc giả như EDX cần nâng cao chất lượng sản xuất từ khâu lựa chọn nguyên liệu, áp dụng các dây chuyền giặt, nhuộm, sấy công nghệ cao để không làm tóc bị biến chất, đảm bảo thành phẩm tốt nhất dể cung cấp ra thị trường.

Tóc giả xuất hiện ở mọi nơi, mọi lĩnh vực chứ không thuộc riêng về ngành thời trang, làm đẹp nữa. Việc làm đẹp, để ý chăm chút ngoại hình không còn chỉ là việc của riêng phụ nữ, ngay cả đàn ông bây giờ cũng để ý và quan tâm hơn đến vẻ ngoài, đặc biệt đối với những người đàn ông mắc bệnh hói, rụng tóc, tự ti vào ngoại hình thì tóc giả chính là sự lựa chọn tối ưu để đàn ông tự tin hơn, nhu cầu nối tóc của mọi người ngày nay đã khiến ngành công nghiệp này bùng nổ. Thời kỳ năm 2014, tóc giả đã được coi là vàng đen ở Trung Quốc do lượng tóc nguyên liệu đầu vào khan hiếm vì có rất nhiều DN tập trung thu mua và mua bán thương mại nên đội giá lên rất cao.

Bên cạnh nhu cầu làm đẹp, tóc giả còn được mua bán kinh doanh hoặc quyên góp nhằm mục đích thiện nguyện, ủng hộ cho các bệnh nhân ung thư trên thế giới. Chính vì nhu cầu và thị hiếu tăng mạnh mà ngành tóc giả càng ngày càng đẩy mạnh công nghệ sản xuất để cho ra những sản phẩm cạnh tranh, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thời trang mà vẫn đảm bảo chỗ đứng

55 riêng trong ngành.

Do nhu cầu về tóc và nguyên liệu làm tóc tăng cao và những lợi nhuận khủng nó mang lại nên có rất nhiều quốc gia đã bước vào sân chơi ngành này, tóc giả trở thành mặt hàng tiềm năng kinh doanh trên toàn thế giới. Các DN ngành tóc săn lùng nguyên liệu tốt ở mọi nơi để đảm bảo đủ nguyên liệu cung ứng cho sản xuất.

Trước đây, ngành xuất khẩu tóc toàn cầu do Trung Quốc, Indonesia, Hồng Kông, Mỹ và Italy thống trị với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ [14, pg 62]. Những quốc gia nhập khẩu tóc lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Anh Quốc, Pháp và Hàn Quốc, giá trị nhập khẩu là hơn 980 triệu đô la Mỹ.

EDX có thể mở rộng thêm thị trường mục tiêu khác như Mỹ

Thị trường mục tiêu của EDX khi xuất khẩu trên Alibaba là thị trường EU, phần lớn khách hàng chính của EDX cũng đến từ khu vực EU và một số ít ở Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Thực tế này có ý nghĩa là EDX vẫn có cơ hội để mở rộng thị trường mục tiêu ra các quốc gia trên thế giới như Mỹ. Có thể phân tích một vài lý do như sau:

Về kinh tế, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế thị trường và hệ thống chính quyền gắn kết nên khi đầu tư vào Mỹ, các DN không phải chịu ảnh hưởng nhiều về vấn đề hối lộ, tham nhũng của chính quyền địa phương, chính sách đối ngoại trong nền kinh tế Mỹ vẫn tương đối ổn định, đây là một thuận lợi cho các quốc gia xuất khẩu nên EDX có thể cân nhắc thị trường này. Mỹ còn là nước có nền kinh tế thị trường, mở cửa tự do buôn bán với nhiều nước..

Về môi trường pháp lý, Mỹ là một mỏ vàng cơ hội cho những quốc gia muốn xuất khẩu mặc dù hệ thống pháp luật của Mỹ cực kỳ chặt chẽ. Mỹ là thành viên trụ cột của nền kinh tế thế giới nên các nguyên tắc, thủ tục xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo nguyên tắc, chính sách quy định chung của Mỹ, cũng như khi xuất khẩu sang thị trường EU mục tiêu của EDX, thị trường

56

Mỹ cũng yêu cầu rất cao về sản phẩm, hàng hóa phải có nhãn mác, xuất xứ, nơi sản xuất, các thông tin về thời gian snr xuất, hạn sử dụng, thành phần,…và những quy định ngặt nghèo về bao bì, nhãn hiệu, sinh thái và quản lý đồ phế thải,…. Vì EDX đã xuất khẩu được sang EU và đáp ứng đầy đủ các quy định của EU khi xuất khẩu nên với những quy định nghiêm khắc như Mỹ, EDX có thể dễ dàng thích nghi và đáp ứng nhu cầu cảu thị trường khó tính này.

Về văn hóa, GDP bình quân đầu người của Mỹ luôn thuộc hàng cao trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, chỉ số phát triển con người HDI cao, quy mô thị trường lớn… vì thế mà sức mua của người dân Mỹ rất lớn.

Mỹ cũng là nước có ngành công nghiệp thời trang, điện ảnh phát triển hiện đại, trong tương lai ngành công nghiệp thời trang điện ảnh của Mỹ ngày càng có xu hướng phát triển và tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm dẫn đầu thế giới, tạo điều kiện cho thị trường tóc giả phát triển mạnh.

Về xã hội, Mỹ là một quốc gia đông dân và cũng được coi như cửa ngõ cho dòng người nhập cư vào Mỹ và Mỹ từ lịch sử cho đến ngày nay, đã phát triển thành một trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa lớn nhất thế giới.

Nền văn hóa Mỹ là nền văn hóa đa dạng, được giao thoa bởi rất nhiều nền văn hóa khác nhau trên giới và có sức phổ cập rộng nhất thế giới hiện nay. Thị hiếu của người Mỹ chính vì vậy cũng đa dạng và phong phú, nên nếu tiếp cận xuất khẩu tóc giả sang Mỹ, đây sẽ là thị trường tiềm năng cho EDX có cơ hội thỏa sức phát triển những dòng sản phẩm mới đáp ứng được thị hiếu phong phú của nhiều nền văn hóa khác nhau.

3.1.2. Các nhân tố tác động mới đến việc xuất khẩu thông qua TMĐT Alibaba.com của Tập đoàn EDX

TMĐT trên nền tảng di động và mạng xã hội TMĐT

Nếu như trước đây, điện thoại chỉ là công cụ liên lạc thì giờ đây với sự

57

phát triển của công nghệ cùng xu hướng tích hợp mọi tính năng vào chiếc điện thoại thông minh tất cả trong một đã trở thành công cụ kết nối Internet hữu hiệu. Chính vì vậy, cuộc sống của con người ngày càng “gắn chặt” với chúng, cả thế giới được kết nối lại chỉ trong mỗi một chiếc điện thoại.Vì vậy hiện nay rất nhiều DN đang ngày càng phát triển thị trường kinh doanh trực tuyến trên điện thoại di động và dần đưa nó trở thành xu hướng mua bán phổ biến trên toàn cầu. Rồi dần dần với công nghệ phát triển, hạ tầng mạng không dây ngày càng ổn định và được nâng cao chất lượng, TMĐT trên nền tảng di động sẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả TMĐT trên máy tính kết nối internet.

Sự phổ cập của mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest,… đến cộng đồng sử dụng Internet càng ngày càng có độ phủ rộng. Chính vì thế mà hình thành nên mạng xã hội TMĐT (Social commerce), thường được viết tắt là 's – ecommerce' là khái niệm miêu tả những hình thức bán lẻ trực tuyến hay chiến lược liên kết những mạng xã hội có sẵn hoặc hình thức giao tiếp giữa các cá nhân với nhau nhằm thúc đẩy việc bán hàng. Nó được coi là “phương tiện thông tin đại chúng đi liền với mua sắm”. Không trang nào trong số các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Pinterest tìm ra cách mang lại giao dịch trực tiếp trên nền tảng của mình, mà chỉ là điều khiển các nhà bán lẻ qua kênh thu phí nhằm thu hút khách hàng đến với các cửa hàng trực tuyến. Các nhà bán lẻ trực tuyến cũng đang liên tục thử nghiệm những mô hình mới và những phương pháp tiếp thị thông qua sự tương tác nhóm, giữa cá nhân với nhau từ nhận thức rằng những lời giới thiệu, lời khuyên từ bạn bè tác động không nhỏ trong quyết định mua hàng.

Cũng chính vì những lợi thế mà nền tảng di động đem lại, nhiều DN sẽ chuyển mình đầu tư sang các kênh bán hàng trên di động để tăng thêm kênh tiếp cận khách hàng

Hiện nay EDX chưa có kế hoạch kinh doanh sản phẩm tóc giả của mình

58

qua TMĐT bằng cách viết ứng dụng di động hay tham gia vào trang mạng xã hội nào khác ngoài Alibaba.com. Cũng vì một phần đặc trưng kinh doanh B2B chủ yếu của EDX là tham gia sàn giao dịch, nơi có sẵn khách hàng, kinh doanh theo hình thức một bên bán và nhiều bên mua, doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch chỉ cần phải khai thác nguồn dữ liệu thông tin khách hàng có sẵn, xây dựng gian hàng chuyên nghiệp và tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể

Sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước phát triển

Hoạt động TMĐT là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển thương mại tại Việt Nam và hòa nhập thế giới. TMĐT ở Việt Nam trong những năm qua và kế hoạch những năm tiếp theo đã được chính phủ quản tâm và đầu tư mạnh mẽ. Hành lang pháp lý đã được ban hành là cơ sở và động lực thúc đẩy giao dịch điện tử đi vào hoạt động chuyên nghiệp và phổ cập. Mức độ nhận thức và nhu cầu về giao dịch của người dân Việt Nam đã được khẳng định. Các công cụ hỗ trợ thanh toán điện tử, ngân hàng, các công ty tài chính đã sẵn sang hỗ trợ cho việc thanh toán các giao dịch điện tử. Không những thế mức độ nhận thức và đầu tư áp dụng giao dịch TMĐT trong DN đã có bước chuyển biến rõ rệt, nhu cầu về giao dịch điện tử của các DN Việt Nam hiện nay là rất lớn đặc biệt là nhu cầu về hỗ trợ sàn giao dịch điện tử với quy mô lớn và chuyên nghiệp cho các DN sản xuất và thương mại muốn mở rộng thị trường quốc tế. Tham gia TMĐT, DN đóng vai trò chủ đạo, Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường thuận lợi, cơ chế chính sách và cung cấp nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT phát triển. Đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ cho sàn giao dịch TMĐT đòi hỏi lượng kinh phí không nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển, các DN đều xem đây là một hoạt động đầu tư rủi ro cao nên khó quyết tâm và e dè sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Cũng có một vài DN đã đầu tư vào các sàn TMĐT và đầu tư nhỏ lẻ, không có sự liên kết nên không

59

tạo ra được lợi thế cạnh tranh cao mà hoàn toàn bị tụt hậu so với các thành viên khác trên sàn. Do đó, để tạo điều kiện phát triển TMĐT tốt trong nước trước khi tham gia vào các sàn giao dịch lớn trên quốc tế, Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển TMĐT thành môi trường thương mại chuyên nghiệp và cạnh tranh, minh bạchk về chất lượng, đảm bảo người tiêu dùng, thúc đẩy các DN tham gia, đầu tư cơ sở hạ tầng tạo môi trường sàn giao dịch điện tử cho các DN xúc tiến thương mại, đảm bảo giao dịch, hàng hóa và hậu mãi.

Các sàn giao dịch TMĐT có tiếng trên thế giới cũng nhận thấy tiềm năng phát triển và kinh doanh của thị trường Việt Nam nên cũng đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tìm kiếm đại lý như Alibaba, eBay, Amazon, …

Còn ở Việt Nam, điển hình có sàn giao dịch điện tử Vnemart của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ECVN của Bộ Công thương và các sàn giao dịch điện tử của các công ty như Gophatdat, Thuongmaivietmy, Export, Mekongsources, Evnb2b, Vnet… “Phiên bản” sàn giao dịch điện tử cũng được hưởng ứng xây dựng ở rất nhiều địa phương như Lào Cai, Đà Nẵng, Tiền Giang, Bình Định, Bình Dương… Cho đến nay, tổng cộng đã có khoảng 30 sàn giao dịch điện tử quốc gia được xây dựng. Ngoài ra còn có các sàn giao dịch điện tử có vốn đầu tư nước ngoài và sàn giao dịch điện tử tư nhân của Việt Nam cũng đã tạo dựng được chỗ đứng riêng và gặt hái nhiều thành công như 10 sàn TMĐT tham gia khảo sát có tổng doanh thu cao nhất là: lazada.vn, chodientu.vn, hotdeal.vn, vatgia.com, enbac.com. rongbay.com.

sendo.vn, cungmua.com, deca.vn, adayroi.com.

Các sàn giao dịch TMĐT dần mở rộng quy mô, từ sản xuất đến thương mại trong nước, các mặt hàng mà trước đây chỉ có được trong nước bằng con đường nhập khẩu sẽ dần phổ biến trong nước thông qua công ty thương mại và nhà phân phối tại nội địa. Khi đó, do thói quen mua sắm truyền thống trong nước, một phần nào đó các sàn giao dịch TMĐT như Alibaba chỉ còn là nơi

60 trao đổi tìm kiếm thông tin giữa các DN.

Các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho xuất khẩu

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa 12 nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương bao gồm:

Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Sau hơn 5 năm đàm phán, Hiệp định này đã hoàn tất đàm phán ngày 5/10/2015 và chính thức ký ngày 4/2/2016, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, TPP chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các DN xuất khẩu Việt Nam. Các DN nội địa sẽ có cơ hội lớn đón dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, giải quyết được thêm công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới, đặc biệt là việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà TPP mang lại.

TPP đem lại cho Việt Nam những cơ hội như đẩy mạnh xuất khẩu các ngành chủ lực và là thế mạnh của Việt Nam, thúc đẩy thu hút các nguồn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ các lĩnh vực, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế đất nước, thúc đẩy cải cách thể chế, tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

Với Việt Nam, dù là thành viên trong 12 nước TPP song năng lực thực sự về nhiều mặt vẫn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh những cơ hội thì cũng có những thách thức đi kèm như gia tăng sức ép về mở cửa thị trường và cạnh tranh, chịu sức éo kiện toàn khuôn khổ luật pháp và các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ phát triển so với các quốc gia thành viên có khoảng cách quá lớn.

Để bắt kịp, chúng ta phải nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể kinh tế…; cải thiện việc thực thi thể chế thị trường lao động; cải thiện việc tiếp

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử tại Tập đoàn EDX (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)