Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 21 - 26)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ ARV

1.2 Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS

Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong Công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang tính hoà nhập.

Khái niệm hệ thống theo Theo từ điển tiếng Việt là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Dưới góc độ công tác xã hội, hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Một hệ thống là một chỉnh thể với các đường biên mà các năng lượng thể chất và tinh thần được trao đổi nhiều hơn trong đường biên so với ngoài đường biên. Hệ thống còn có những khái niệm cơ bản khác như:

 Hệ thống đóng là khi không có sự trao đổi lẫn nhau qua đường biên.

 Hệ thống mở là khi có các năng lượng thẩm thấu qua đường biên.

Đại diện cho những người đi theo lý thuyết hệ thống : Bertalanffy (1901- 1972), Hanson, Mancoske, Siporin, Germain, Giterman và đặc biệt Hearn là người

16

có những đóng góp sớm nhất trong việc áp dụng lí thuyết hệ thống trong công tác xã hội. Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lí thuyết hệ thống tới công tác xã hội phải kể đến sự xuất hiện của hai tác phẩm được dịch thuật cùng lúc về ứng dụng những quan điểm hệ thống trong thực hành công tác xã hội là Goldstein, Pincus và Minahan.

Thuyết hệ thống tác động lớn đến công tác xã hội kể từ thập niên 1970 theo nguyên tắc: con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống. Các tư tưởng lí thuyết về hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ hệ thống khái quát của Von Bertalanffy. Đây là một thuyết sinh học trong đó đề xuất rằng mọi tổ chức đều là các hệ thống. Một người là một phần của xã hội và được làm nên bởi các hệ thống chu kì. Các tế bào và hệ thống này đến lượt mình được làm nên bởi các nguyên tử vốn được tạo ra bởi các phần tử nhỏ hơn. Thuyết hệ thống được áp dụng cho các hệ thống xã hội, như các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thống sinh học. Có ba loại hệ thống có thể giúp con người:

 Hệ thống thân tình/ tự nhiên như: gia đình, bạn bè, người đưa thư...

 Hệ thống chính quy như: các nhóm cộng đồng, công đoàn...

 Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội như: bệnh viện hay trường học Những người có vấn đề có thể không sử dụng hệ thống trợ giúp vì:

 Những hệ thống đó không tồn tại trong cuộc sống của họ, không có những nguồn hỗ trợ cần thiết hay thích hợp với vấn đề của họ.

 Con người không biết, không thích sử dụng những hệ thống như vậy

 Các chính sách của hệ thống tạo ra vấn đề mới cho người sử dụng

 Các hệ thống có những mâu thuẫn lẫn nhau

 Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trường của họ đang có những vấn đề. Khó khăn trong tương tác từ đó giúp họ thực hiện các công việc trong cuộc sống. Vì thế nhiệm vụ của công tác xã hội là:

+ Giúp con người sử dụng và nâng cao khả năng của bản thân nhằm giải quyết vấn đề

+ Xây dựng mối quan hệ mới giữa người và các hệ thống nguồn lực + Giúp chỉnh sửa tương tác giữa mọi người với các hệ thống nguồn lực + Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội

17 + Đưa ra sự trợ giúp thực tế

+ Hoạt động như một tác nhân kiểm soát xã hôi

Vận dụng lý thuyết hệ thống trong tiến trình thực hành CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội

- Con người là tổng hòa của những mối quan hệ trong xã hội, vậy để thực hiện tốt đề tài này trước tiên cần khuyến khích tạo một môi trường thuận lợi cho sự phát triển và tham gia của các tổ chức vào việc ứng phó với dịch và hỗ trợ người có HIV: những người thực hiện hoạt động là cả một hệ thống liên nghành để đánh giá năng lực của tổ chức và phát triển kế hoạch tổ chức của các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs), và hỗ trợ các tổ chức dựa vào cộng đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược tăng cường năng lực của tổ chức, và giới thiệu các tổ chức dựa vào cộng đồng đến với các chuyên gia, các nhân viên xã hội trong việc trợ giúp người có HIV/AIDS tiếp cận điều trị sớm ARV và tuân thủ điều trị ARV

- Thứ hai, giới thiệu đến với người có HIV/AIDS những dịch vụ xã hội, chương trình chăm sóc điều trị uy tín và hiệu quả để họ có thể được hỗ trợ về chăm sóc, hỗ trợ tâm lý-tinh thần, hỗ trợ kinh tế xã hội, hỗ trợ pháp lý nhân quyền…

1.2.2 Lý thuyết học tập

Thuyết học tập xã hội được bắt đầu từ nguồn gốc của quan điểm học tập của Gabriel Tarde (1843 - 1904). Trong quan điểm của mình, Gabriel nhấn mạnh ý tưởng về học tập xã hội thông qua ba qui luật bắt chước: đó là sự tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai. Cá nhân học cách hành động và ứng xử của người khác qua quan sát hoặc bắt chước.

Thuyết học tập xã hội được ứng dụng vào CTXH trong những năm 80 của thế kỷ XX. Thuyết được sử dụng để giải thích và điều chỉnh hành vi.

Trong quá trình vận dụng thuyết học tập xã hội vào thực tế, cần chú ý một số nguyên tắc:

Một là, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan sát là thông qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi được làm mẫu một cách tượng trưng, sau đó thực hiện lại nó một cách cụ thể.

Hai là, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên hoặc hình tượng hoá kết quả, cách này còn tốt hơn là việc chỉ quan sát. Các cá nhân có thể bắt

18

chước hành vi được làm mẫu đó nếu như mô hình đó thích hợp với họ, làm họ thấy ngưỡng mộ và nếu như nó mang lại kết quả mà họ coi là giá trị.

Vận dụng lý thuyết học tập xã hội trong tiến trình thực hành CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Đối với NCH, việc vận dụng lý thuyết học tập có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tập huấn kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân. Nhìn chung, sự hiểu biết và nhận thức đúng và đủ về những kiến thức HIV/AIDS và những phương pháp tiếp cận điều trị trong cộng đồng vẫn còn hạn chế. Do vậy, vai trò hỗ trợ của công tác xã hội với người có HIV là rất lớn. Thông qua các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người làm CTXH để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của NCH và với sự hỗ trợ đó NCH có thể tiếp thu, học tập những điều đó, từ đó đối tượng cũng huy động hết khả năng, sức lực của mình để giải quyết những khó khăn đang mắc phải. Bên cạnh việc hỗ trợ những kiến thức trong việc điều trị ARV, NCH cần cung cấp bộ công cụ hướng dẫn hoạt động hỗ trợ người có HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng mà sẽ là những kiến thức hiệu quả để các cá nhân NCH có thể học tập và tham gia hiệu quả vào các hoạt động trong cộng đồng nhằm hướng đến sự xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với NCH.

1.2.3 Lý thuyết nhu cầu

Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa.

19

Nhu cầu sinh lý (Vật Chất): Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (Thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở…). A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.

Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản…

Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể.

Nhu cầu tự hoàn thiện: A.Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu nhằm xác định nhu cầu của NCH trong tiến trình thực hành CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội

20

- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu của bất cứ ai và của NCH, đặc biệt là NCH đang điều trị ARV. Họ thường xuyên ốm đau, khả năng lao động rất hạn chế, nếu có gia đình và con cái thì nhu cầu về về thức ăn, nước uống, nơi ở là rất quan trọng.

- Nhu cầu an toàn xã hội: Được đảm bảo vấn đề sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh.... Đối với NCH nhu cầu này cần được đáp ứng cấp thiết. Bởi NCH khả năng miễn dịch rất yếu, vì thế họ cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và đầy đủ. Bên cạnh việc đảm bảo về sức khỏe thì NCH cũng cần đến sự yêu thương, chăm sóc đặc biệt từ những người thân trong gia đình. Với họ gia đình được coi là nơi an toàn nhất và là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất.

- Nhu cầu được coi trọng: NCH thường lo sợ, tự ti trước thái độ kỳ thị, xa lánh của những người xung quanh. Họ luôn mong muốn được mọi người tôn trọng, thay đổi kỳ thị, không phân biệt đối xử, không phán xét đến bệnh tình.

NCH, họ có thể tự đương đầu với bệnh tật một cách thích đáng. Nhưng họ khó có thể vượt qua rào cản tâm lý xã hội để có được một cuộc sống bình thường như mọi người. Rào cản tâm lý đó là sự khinh rẻ, kì thị, sự sợ hãi của nhiều người với NCH. Nhu cầu này của người có HIV/AIDS là hết sức cần thiết và cũng là điều mà các nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội đang mong muốn hoạt động.

- Nhu cầu xã hội: cùng với nhu cầu được coi trọng, NCH rất muốn được hòa nhập với cuộc sống, với cộng đồng. Nhưng hiện nay, nhu cầu này vẫn chưa được đáp ứng bởi những định kiến tiêu cực trong xã hội hiện nay.

- Nhu cầu được khẳng định mình: Người bị nhiễm HIV cũng có mong muốn có được một vị trí trong xã hội, được thực hiện những vai trò với tư cách là thành viên của xã hội. Mọi người nhiễm HIV muốn khẳng định bản thân mình, để được người khác tin tưởng.

Một phần của tài liệu Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)