Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội. Là địa phương có tính đại diện cho môi trường kinh tế - chính trị - xã hội đặc trưng của Việt Nam. Hà Nội là khu đô thị và cũng là trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất của cả nước, nơi mà quá trình hiện đại hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Quan trọng hơn, đây là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV được báo cáo hàng năm cao và có sự tương đồng của các hoạt động can thiệp đã được tiến hành.

Hà Nội, là thủ đô của đất nước, và cũng là một trong hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ lớn nhất của cả nước. Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành đầu mối giao lưu văn hóa - thương mại trong nước và quốc tế. Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km² với dân số lên tới 6.913.161 người. Hà Nội vừa tiến hành mở rộng địa giới hành chính; điều này đã dẫn tới mức độ đô thị hóa nhanh chóng của các khu vực ngoại ô Hà Nội.

Trường hợp có HIV đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội năm 1993, tức là 3 năm sau trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, Hà Nội là tỉnh đứng thứ hai về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế, tính đến ngày 30.12.2015, toàn thành phố Hà Nội đã phát hiện được tổng số 27.125 người có HIV (Trong đó số người hiện mắc HIV là 18.441 người; số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 8.684 người).

Đến hết năm 2015 có 4.510 người tử vong. Tỉ lệ mắc HIV/100.000 dân là 260 người. Đặc biệt số ca phát hiện mới trong năm 2015 là 842 người mắc HIV và 686 người chuyển sang giai đoạn AIDS; có 61 người tử vong. Thực tế đây vẫn chỉ là những con số có thể thu thập được từ các báo cáo của các trung tâm y tế của các quận huyện trên địa bàn thành phố, mà thực tế số người có HIV vẫn ẩn ở trên các

28

khu vực trên địa bàn vẫn còn rất nhiều. Trên địa bàn thành phố đến nay đã có 548/584 xã/phường/thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 93,3%).

Trong đó có gần 90% người nhiễm tập trung chủ yếu ở 12 quận, huyện nội thành của Hà Nội như: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm…(Sở Y tế Hà Nội, 2015).

Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong số các con đường lây nhiễm HIV, lây qua tiêm chích ma túy chiếm đa số, 67,7%, sau đó đến lây qua quan hệ tình dục, 10,2%.

Dịch HIV/AIDS tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 20 - 39 tuổi, chiếm 80,59%, trong đó độ tuổi từ 20 - 29 tuổi chiếm hơn một nửa (53,44%). Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới cao gấp 2,6 lần so với nữ giới, nam chiếm tỷ lệ 72,2%, nữ chiếm tỷ lệ 27,8%.

Ngay từ giai đoạn đầu của dịch, thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Chính phủ đề xuất. Hiện trên địa bàn thành phố đã thành lập 42 nhóm tự lực với trên 1.000 thành viên thường xuyên hỗ trợ người nhiễm.Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế cho thấy tình hình điều trị ARV đến tháng 12 năm 2015 tại thành phố Hà Nội như sau: tổng số cơ sở điều trị trên địa bàn là 22, trong đó có 10,955 số bệnh nhân đang điều trị; tỷ lệ NCH được điều trị ARV là 60.1%.

Các hoạt động can thiệp tại Hà Nội cũng chú trọng tới chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện, tư vấn chăm sóc, điều trị dự phòng. Các chương trình này nhận được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như LifeGAP (CDC), Quỹ Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, tổ chức Sức khỏe Gia đình thế giới (FHI)... Các mô hình truyền thông thay đổi hành vi, trong đó chú trọng giảm kỳ thị và PBĐX liên quan đến người có HIV đã được nhiều tổ chức thực hiện, trong đó phải kể đến sự góp mặt tích cực của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA)… (Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, 2011).

2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trong cuộc nghiên cứu này bao gồm các nhóm khách thể nghiên cứu đó là:

người có HIV/AIDS hiện đang sử dụng ma túy tại quận Nam Từ Liêm; người có

29

HIV/AIDS đang sử dụng rượu tại huyện Ba Vì, bia và người có HIV/AIDS do lây nhiễm từ chồng tại quận Hoàn Kiếm.

Bảng 2.1, dưới đây trình bày về các nhóm đối tượng khách thể của cuộc nghiên cứu. Tổng số 08 phỏng vấn sâu và 3 thảo luận nhóm. Cụ thể, 3 người có HIV, 1 cán bộ thuộc Trung tâm y tế quận/huyện tại Hà Nội, 1 bác sĩ điều trị ARV, 3 thành viên là người thân của người có HIV tham gia trực tiếp vào tiến trình công tác xã hội cá nhân.

Bảng 2.1: Các nhóm đối tƣợng của cuộc nghiên cứu TT Nhóm đối tượng nghiên cứu Phương

pháp

Số lƣợng phỏng vấn

Số người tham gia

1 NCH PVS 3 3

2 Cán bộ trung tâm y tế Quận/huyện PVS 1 1

3 Bác sĩ điều trị ARV PVS 1 1

4 Thành viên gia đình NCH PVS 3 3

Tổng cộng 8 8

Như trên đã đề cập, mục đích cơ bản của cuộc nghiên cứu này là nhằm mô tả thực trạng NCH, tìm hiểu nhu cầu cơ bản của nhóm những người có HIV trong chăm sóc sức khỏe, và đánh giá tính hiệu quả của tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Để đạt được mục đích đó, nghiên cứu chủ yếu thông qua các phỏng vấn sâu và thực hành tiến trình công tác xã hội cá nhân với từng nhóm NCH khác nhau.

Bảng 2.2, trình bày về các thông tin chung về nhóm NCH tham gia trong nghiên cứu này. Tổng số 3 NCH tham gia vào phỏng vấn sâu, có 1 người thuộc quận Nam Từ Liêm, 1 người thuộc quận Hoàn Kiếm, 1 người thuộc huyện Ba Vì.

Số lượng nam và nữ tham gia với: 2 nam, 1 nữ. Tuổi thấp nhất là 24, cao nhất là 47.

Số người trong nhóm được phỏng vấn sâu đã từng kết hôn.

Về tình trạng việc làm, có 1 người hiện không làm gì, 1 người buôn bán nhỏ, 1 người làm nông nghiệp.

30

Tính trung bình, những người trong nghiên cứu này đã sống chung với HIV khoảng gần 6 năm và thấp nhất là 6 tháng. Trong số 3 người có HIV thì đã và đang đã tham gia điều trị ARV.

Bảng 2.2: Thông tin chung về nhóm NCH tham gia nghiên cứu

Mục Phân loại Thống kê Tối thiểu Tối đa

Quận/huyện Nam Từ Liêm 1

Hoàn Kiếm 1

Ba Vì 1

Giới tính Nam 2

Nữ 1

Tuổi trung bình 35.5 24 47

Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 0 Đang có vợ/ chồng 2

Ly thân/ly hôn 1

Nghề nghiệp hiện tại Thất nghiệp 1

Buôn bán nhỏ 1

Nông nghiệp 1

Thời gian sống chung với HIV

6 tháng 6 năm

Điều trị ARV Có 3

Một trong những mục đích lớn của nghiên cứu này đó chính là đánh giá rõ những khó khăn của NCH trong tiếp cận điều trị ARV tại thành phố Hà Nội. Trái với thực tế, trong những năm trở lại đây, Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ hơn trong việc tăng cường tiếp cận điều trị cho NCH trên cả nước nói chung và đặc biệt là NCH tại thành phố Hà Nội, được thể hiện bằng việc gia tăng đáng kể nguồn ngân sách hàng năm cho ARV và mở rộng đối tượng được tiếp cận miễn phí với ARV, ngoài các nhóm ưu tiên còn hướng tới phụ nữ có thai, trẻ em và người nhiễm do rủi ro nghề nghiệp. Động thái này giúp cho số người được điều trị ARV tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, từ những thông tin thu thập được ghi nhận khó khăn trong việc tiếp cận ARV đối với những NCH xuất phát từ sự hiểu biết của chính

31

bản thân NCH và tâm lý sợ sự kỳ thị của cộng đồng đến chính bản thân NCH và gia đình NCH.

Một phần của tài liệu Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)