Chương 3: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2 Các giải pháp bảo đảm thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV
Như đã nêu ở trên việc ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong hoạt động hỗ trợ NCH tiếp cận điều ARV là rất quan trọng. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ NCH tuân thủ phác đồ điều trị ARV. Việc NCH được chuyển gửi đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS kịp thời để họ có cơ hội được theo dõi lâm sàng, xét nghiệm, đánh giá sớm tiêu chuẩn điều trị ARV và điều trị kịp thời. Điều này giúp nhằm giảm mất dấu trong quá trình theo dõi và nhận được nhiều can thiệp khác có liên quan trong suốt chuỗi chăm sóc và điều trị HIV liên tục từ lúc tiếp cận tới chuẩn đoán nhiễm HIV, điều trị ARV, dự phòng HIV bao gồm điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone, chương trình bao cao su, bơm kim tiêm và duy trì lâu dài. Nhưng để có thể bảo đảm thực hiện được tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV một cách hiệu quả thì cần một số những giải pháp cụ thể và trọng tâm nhất. Đơn cử là một nhân viên công tác xã hội, từ những kinh nghiệm làm việc với người có HIV/AIDS nói chung và NCH đang sử dụng ma túy và rượu, bia nói riêng. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp, trong việc đảm bảo thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV như sau:
74
3.2.1 Nhóm các giải pháp nhằm hỗ trợ tâm lý cho người có HIV/AIDS - Tìm hiểu người có HIV – Những vấn đề tâm lý: Hiện nay những vấn đề tâm lý của người có HIV/AIDS đã được rất nhiều nghiên cứu chỉ ra. Nhưng theo tôi những vấn đề tâm lý cơ bản của người có HIV/AIDS mà mỗi nhân viên công tác xã hội trong quá trình thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân cần nắm rõ bao gồm (1) Nhu cầu về thông tin, dịch vụ xã hội và y tế, (2) Những cảm xúc đặc trưng và các giai đoạn khủng hoảng, (3) Sử dụng chất kích thích và (4) Tìm kiếm và nuôi dưỡng nguồn hy vọng.
Thứ nhất, nhu cầu về thông tin, dịch vụ xã hội và y tế: NCH luôn cảm thấy mình cần nắm được những thông tin về tình hình sức khỏe và thông tin y học liên quan đến việc điều trị và nhu cầu thông tin về các dịch vụ hỗ trợ xã hội như dịch vụ hỗ trợ pháp lý, dịch vụ tìm kiếm việc làm, những nhóm tự lực, các kỹ năng trong cuộc sống. Do vậy nhân viên công tác xã hội cần thực hiện:
+ Nhu cầu về thông tin, thực hiện hai nhiệm vụ: (1) Hỗ trợ khách hàng trọng việc tìm kiếm những thông tin liên quan đến tình trạng bệnh tật, dịch vụ y tế, những dịch vụ xã hội thông qua nhiều cách thức như đọc tài liệu, tự đào tạo để cập nhật kiến thức để chuyển tải đến NCH, đưa tài liệu cho NCH tự đọc và giới thiệu người hỗ trợ thông tin. (2) Giúp cho NCH thích nghi về suy nghĩ, và cảm xúc trước những thông tin liên quan.
+ Nhu cầu dịch vụ: NVCTXH tạo ra một danh sách về các nguồn lực và các dịch vụ y tế, xã hội tại địa phương nơi NCH sinh sống là vô cùng quan trọng. Trong quá trình làm việc NCH cần tận dụng mọi cơ hội để tìm hiểu thêm nhu cầu dịch vụ y tế, xã hội của thân chủ và khả năng tiếp cận các dịch vụ đấy. (Phụ lục 2, 3)
Thứ hai, những cảm xúc đặc trưng và các giai đoạn khủng hoảng
Qua những buổi hỗ trợ, tham vấn cho NCH theo từng cá nhân cho thấy phần lớn NCH xuất hiện những cảm giác tiêu cực ngay khi vừa biết mình có bệnh (sốc, thất vọng, lo sợ, chán nản…) Cũng có một số cá nhân đặc biệt là người sử dụng ma túy lâu năm thì họ đã có sự chuẩn bị nhất định về mặt tâm lý, hoặc coi rằng việc nhiễm HIV là một khả năng có thể xảy ra vì đã có những hành vi nguy cơ lây nhiễm. Khi tìm hiểu về những cảm xúc tiêu cực của NCH cho thấy các yếu tố làm tăng giảm cảm giác tiêu cực đó là sự: phân biệt đối xử; lòng quý trọng bản thâ;
75
những chuẩn mực đạo đức xã hội; suy nghĩ không đúng về quan hệ nhân quả; thiếu sự hỗ trợ…
Về các giai đoạn khủng hoảng của NCH thì sẽ cần đến sự trợ giúp trong những giai đoạn khủng hoảng khác nhau.
Do vậy đối với NVCTXH, việc hiểu được rằng các giai đoạn khủng hoảng là tất yếu và thường gặp ở tất cả những người có HIV sẽ giúp NVCTXH không quá căng thẳng hay lo lắng khi họ chia sẻ về những khủng hoảng hay cảm xúc tiêu cực.
Khi đó NVCTXH cần khai thác sử dụng kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xử lý vấn đề, cân nhắc khả năng đối phó của mỗi người để giúp họ củng cố lòng tin, huy động nội lực để đối phó với khủng hoảng.
Thứ ba, sử dụng chất kích thích
Một vấn đề khó khăn mà cả những người có HIV, người có HIV đang điều trị ARV và NVCTXH đang cùng đối mặt đó là việc sử dụng chất kích thích có thể là rượu, ma túy, thuốc tân dược… Vì vậy NVCTXH cần tìm hiểu về hành vi sử dụng chất kích thích. Sau đó NVCTXH cho thân chủ của mình nắm được những tác động của việc sử dụng chất kích thích sẽ tác động như thế nào đến bệnh tật, chức năng xã hội và đặc biệt là ảnh hưởng như thế nào đến quá trình điều trị.
Đối với NCH đã từng sử dụng chất kích thích và đã từng thành công trong việc cai nghiện hiện nay đang tham gia điều trị ARV thì việc trợ giúp từ bên ngoài để chống tái nghiện là rất quan trọng như giới thiệu đến các nhóm sau cai, chương trình hỗ trợ việc làm…
Thứ năm, tìm hiểu và duy trì hy vọng
Tìm kiếm và duy trì niềm hy vọng là một nhiệm vụ hàng đầu đối với những người sống chung với HIV/AIDS. Do vậy NVCTXH là giúp NCH duy trì niềm hy vọng là xác định thế nào là niềm hy vọng và cách thức duy trì niềm hy vọng đó. Thông thường những người có HIV/AIDS cảm thấy thất vọng mất niềm tin khi căn bản thân bị bệnh tật, khi những dự định không được thực hiện. Nhưng nếu NCH hiểu được rằng việc tìm kiếm và duy trì hy vọng có thể gắn liền với những thành công nhỏ nhất hàng ngày như việc tự chăm sóc bản thâm không để người khác lo lắng cho mình,làm một số việc nhỏ trong nhà thì cảm giác hy vọng sẽ tăng lên.
- Tuân thủ các yếu tố cần thiết trong hoạt động hỗ trợ tâm lý cho NCH với mục đích làm mạnh cho NCH tiếp cận điều trị ARV
76
+ Các cách tiếp cận theo hướng: tổng thể, phát triển
+ Các kỹ năng tư vấn: kỹ năng lắng nghe; kỹ năng phản hổi; kỹ năng đối đầu;
kỹ năng đánh giá; kỹ năng thiết lập mục tiêu; kỹ năng tìm kiếm giải pháp + Tuân thủ đạo đức và những nguyên tắc trong hoạt động tham vấn 3.2.2 Tìm hiểu những kiến thức về HIV/AIDS và điều trị ARV - NVCTXH cần nắm vững những kiến thức cơ bản về HIV bao gồm:
+ Các giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV (Phụ lục 4) + Các giai đoạn lâm sàng
+ Các đường lây truyền HIV + Dự phòng lây nhiễm
- NVCTXH hiểu về hệ thống mạng lưới xét nghiệm HIV và các chính sách liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS
- NVCTXH cần nắm rõ các hình thức kết nối, chuyển gửi người được chuẩn đoán nhiễm HIV với chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
- NVCTXH hiểu cơ bản những kiến thức về điều trị ARV: (Phụ lục 5) + Khi nào bắt đầu điều trị.
+ Bắt đầu điều trị với phác đồ nào.
+ Điều trị ARV cho bệnh nhân đồng nhiễm Lao, viêm gan B/HIV.
+ Đièu trị ARV cho phụ nữ mang thai.
+ Khi nào thay đổi phác đồ điều trị ARV.
+ Phác đồ điều trị bậc hai và bậc ba.
3.2.3 Nhóm các giải pháp truyền thông, tuyên truyền giáo dục, chống kỳ thị và phân biệt đối xử
Việc sử dụng gải pháp truyền thông trong quá trình hỗ trợ người có HIV/AIDS là điều rất quan trọng. Từ những hoạt động truyền thông có thể nâng cao nhận thức, kiến thức và hiểu biết của công đồng về sự lan truyền HIV và các biện pháp phòng chống. Từ đó có thể giảm sự phân biệt đối cửa và thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ NCH về hòa nhập, kinh tế, tiếp cận điều trị ARV sớm. Do vậy, việc sử dụng phương pháp này cần thực hiện một số giải pháp trong truyền thông như sau:
- Truyền thông bằng lời: Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề HIV/AIDS, tập huấn nâng cao nhận thức về kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS
77
- Truyền thông bằng hình ảnh trực quan: như sử dụng tranh ảnh, pa nô, áp phích, chiếu phim tư liệu, sách gấp…
- Truyền thông bằng phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện tuyên truyền phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS tới đông đảo quần chúng có sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống phát thanh tại cơ sở, báo chie, truyền hình.
- Truyền thông bằng hoạt động văn hóa, văn nghệ: Bằng hình thức sử dụng nhiều ở trường học hoặc các cơ quan tổ chức kinh tế - xã hội đặc biệt là vào các ngày lễ. Bằng việc sử dụng các hình thức kịch, ca nhạc, thời trang… lồng ghép nội dung về phòng chống kỳ thị và tầm quan trọng của việc tiếp cận điều trị ARV sớm đối với người có HIV/AIDS. Hình thức này có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong nhà, với sự huy động tham gia của đông đảo quần chúng nhằm tác động mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng về vấn đề HIV/AIDS và hỗ trợ người có HIV/AIDS tiếp cận điều trị sớm.
3.2.4 Nhân viên công tác xã hội thực hiện các vai trò giáo dục, kết nối, vận động nguồn lực, hoạt động xã hội
- Hoạt động về giáo dục: NVCTXH chỉ rõ cho NCH và người chăm sóc tầm quan trong của việc tuân thủ điều trị ARV, vậy nên cần nâng cao năng lực cho họ trong việc: đi khám đúng hẹn, uống thuốc theo đúng chỉ định, sử dụng các phương tiện nhắc uống thuốc, hướng dẫn cách cất giữ và bảo quản thuốc và xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà: đau, sốt, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn, tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị.
- Hoạt động kết nối: NVCTXH kết nối các những nguồn lực chính sách, tài chính, kỹ thuật, nguồn lực hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, nguồn lực chăm sóc y tế, nguồn thuốc từ các cá nhân, cơ quan tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của NCH.
- Hoạt động vận động nguồn lực: Vận động các nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách nhằm mục đích hỗ trợ NCH trong điều trị ARV tại cơ sở y tế, gia đình và cộng đồng.
- Hoạt động cộng đồng: Nâng cao nhận thức cho các thành viên cộng đồng như:
nhóm đồng đẳng, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…; thực hiện các hoạt động truyền thông; hướng dẫn lồng ghép các nội dung chống kỳ thị vào các phong trào cụ thể của từng địa phương nơi sinh sống của NCH.
78
Kết luận chương 3
Bằng việc vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội với 3 trường hợp khác nhau: (1) Nữ NCH bị lây nhiễm HIV từ chồng. (2) Nam NCH đang sử dụng rượu, bia. (3) Nam NCH đang sử dụng ma túy. Đã cho thấy vai trò của việc thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người có HIV/AIDS tiếp cận điều trị ARV là rất cần thiết. Với phương pháp thực hiện này đã mang lại những kết quả tối ưu trong việc hỗ trợ NCH so với một số phương pháp tiếp cận hỗ trợ NCH khác.
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả hơn nữa tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế tôi đã đề xuất một số các giải pháp:
- Nhóm các giải pháp nhằm hỗ trợ tâm lý cho người có HIV/AIDS - Tìm hiểu những kiến thức về HIV/AIDS và điều trị ARV
- Nhóm các giải pháp truyền thông, tuyên truyền giáo dục, chống kỳ thị và phân biệt đối xử
- Nhân viên công tác xã hội thực hiện tốt các vai trò giáo dục, kết nối, vận động nguồn lực, hoạt động xã hội.
79 KẾT LUẬN Về mặt lý luận
Luận văn đã xây dựng được khái niệm công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS như sau: Công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS là phương pháp can thiệp để giúp cá nhân đó thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần và chữa trị, phục hồi các chức năng xã hội thông qua tiến trình 7 bước: tiếp cận thân chủ; nhận diện vấn đề; thu thập thông tin; chẩn đoán; xây dựng kế hoạch; trị liệu; lượng giá.
Luận văn đã xác định được những nhu cầu của người có HIV/AIDS trong đó có những nhu cầu quan trọng mà NCH cần được trợ giúp khẩn thiết đó là nhu cầu về vật chất, nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội.
Luận văn đã xác định được những hoạt động cơ bản trong việc thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV là: các hoạt động hỗ trợ về vật chất, các hoạt động hỗ trợ về tinh thần, các hoạt động hỗ trợ về tuân thủ điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời luận văn chỉ ra rõ những giải pháp để đảm bảo thực hiện được tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV.
Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề HIV/AIDS nói chung và các hoạt động hỗ trợ người có HIV/AIDS nói riêng, đã khẳng định được vị trí, vai trò của nghành công tác xã hội, cụ thể là công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV. Công tác xã hội cá nhân không chỉ hỗ trợ cá nhân người có HIV/AIDS mà từ đó còn trợ giúp gia đình NCH thông qua việc hướng dẫn những kỹ năng chăm sóc và kiến thức chung về HIV/AIDS, điều ARV…
Qua nghiên cứu cho thấy số lượng người được tiếp cận điều trị ARV hiện nay gặp nhiều khó khăn, chịu sự tác động từ nhiều phía như: chính bản thân người có HIV/AIDS; từ phía thực trạng của hoạt động công tác xã hội; từ phía các dịch vụ và nguồn lực. Các hoạt động CTXH trên địa bàn Hà Nội còn khá mờ nhạt, chưa
80
phát huy hết vai trò, đội ngũ NVCTXH chuyên nghiệp còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động hỗ trợ trực tiếp với NCH.
Kết quả ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV vào quá trình thực nghiệm trên cơ sở điển cứu 3 trường hợp đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu đề ra.
Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai trò của nghề CTXH, các NVCTXH trong các hoạt động hỗ trợ NCH. Những giải pháp được nêu ra chính là cơ sở kinh nghiệm cho những hoạt động trợ giúp NCH trong tiếp cận điều trị ARV trong thời gian tới.
Việc ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân đã chứng minh được những ưu điểm hơn so với các phương pháp công tác xã hội khác đối với NCH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Huy Dũng (2006), Bài giảng Công tác xã hội_ Lý thuyết và thực hành Công tác xã hội trực tiếp. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội
2. Khuất Thu Hồng – Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Tìm hiểu giảm kỳ thị liên quan đến mại dâm và HIV ở Việt Nam. Công cụ hướng dẫn hành động. Nhà xuất bản Dân trí. Hà Nội
3. Nguyễn Hồi Loan (2014), Giáo trình công tác xã hội đại cương. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Thái Lan (2009). Giáo trình Công tác xã hội nhóm. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội
5. Thanh Lê (2002), Từ điễn Xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 6. Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Hà Nội ngày 29-30/5/2012.),
Hội thảo huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS.
7. Khuất Thị Hải Oanh (2011), Sổ tay thầy thuốc an toàn và thân thiện trong thời đại có HIV. Nhà xuất bản lao động, Hà Nội
8. Khuất Thị Hải Oanh (2007). Đương đầu với HIV/AIDS ở Việt Nam từ góc nhìn của xã hội dân sự. Viện nghiên cứu Phát triển xã hội.
9. Bùi Thị Xuân Mai (2009), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội. Trường Đại học Lao động-Xã hội, Hà Nội
10. Bùi Thị Xuân Mai_ Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui (2008), Giáo trình Tham vấn. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội
11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 64/2006/Qh11 ngày 29 tháng 06 năm 2006. Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra Hội chứng Suy giảm Miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
12. Lê Văn Phú (2008), Nhập môn Công tác xã hội. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội_Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội
13. Trần Đình Tuấn (2009), Công tác xã hội Lý thuyết và thực hành. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội