Tác động của các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3 Tác động của các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Xét ở góc độ tổng thể, những hoạt động công tác xã hội nói chung và công tác xã hội cá nhân nói riêng với người có HIV/AIDS hiện về cơ bản đã mang lại những tác động tích cực đối với NCH về nhiều mặt khác nhau như: hòa nhập xã hội; giảm sự phân biệt đối xử và kỳ thị; đặc biệt là các hoạt động về chăm sóc sức khỏe…

Theo kết quả nghiên cứu từ luận văn này chỉ ra rằng tác động lớn nhất từ các hoạt động công tác xã hội đối với NCH đó chính là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe:

- Giảm sự kỳ thị và PBĐX liên quan đến HIV/AIDS trong bối cảnh tại gia đình và cơ sở y tế thông qua các hoạt động truyền thông ngày càng một hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh tại gia đình: cụ thể rằng sự xa lánh, cô lập và bị gạt ra ngoài lề đối với NCH đã không còn diễn ra thường xuyên trong các gia đình. Nghiên cứu này cho thấy rằng các thành viên trong gia đình NCH thường có hai trạng thái tình cảm trái ngược đối với NCH, họ vừa giận nhưng cũng vừa thương, nhất là người mẹ và người vợ của NCH. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu này cho thấy phần lớn những người thân của NCH đã động viên về mặt tinh thần và tích cực chăm sóc và hỗ trợ NCH, cố gắng tránh để xảy ra thái độ kỳ thị và hành động PBĐX đối với NCH trong gia đình

Nhiều gia đình cho biết họ đều nhận được sự tuyên truyền về kiến thức về HIV, cách phòng tránh khi chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS nên họ đã bớt lo lắng hơn so với thời gian trước. Do vậy, song song với những hành động chăm sóc và hỗ trợ NCH, các thành viên gia đình còn thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân và các thành viên khác trong gia đình khỏi bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, có một số hành động mà gia đình cho là để “phòng ngừa” lây nhiễm trên thực tế lại không cần thiết hoặc không thích hợp, nhiều khi còn gây tổn thương về mặt tình cảm cho NCH. Thí dụ, một bà mẹ có con trai là NCH đã cho biết:

Ở đây, con nó dùng cái gì rồi thì mình để ý mình không cho các thành viên khác xài lại đồ đó hoặc trụng lại đồ đó qua nước sôi. Tại vì bác sỹ có dặn mình hết rồi, thành thử muốn xài cái gì chung đồ của nó thì phải đề phòng, chứ đừng có xài chung thì sợ dễ bị lây nhiễm, lan qua vậy đó. …Mình không để riêng tư gì hết, sợ con nó không hiểu nó buồn vì tưởng cha mẹ xa lánh nó đây. Thành thử cứ để cho nó

37

xài cái gì nó xài, rồi tự động trong lương tâm mình làm thôi, mình không để cho nó biết. (mẹ NCH, PVS gia đình NCH, Nam Từ Liêm – Hà Nội)

Trong cơ sở y tế: Sự kỳ thị và PBĐX đối với NCH về cơ bản đã không còn, bởi lẽ các nhân viên y tế ngày nay họ có nhiều kiến thức và hiểu biết tốt hơn về HIV. Các cơ sơ y tế sẵn sàng hỗ trợ người có nguy cơ cao và NCH được tham gia các hoạt động dự phòng, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Theo thông tin từ Trung tâm Phòng, chống AIDS Hà Nội, thì hiện có 12 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện và có 6 bệnh viện của thành phố Hà Nội và Trung ương có điều trị HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội, khoảng hơn 13 địa chỉ chăm sóc và điều trị ARV trên địa bàn Hà Nội. (Phụ lục 1)

- Việc Chính phủ cam kết mạnh mẽ hơn trong việc tăng cường tiếp cận điều trị cho NCH và sự tham gia của một số dự án lớn như Quỹ toàn cầu, Vista… có sự xuất hiện của những nhân viên Công tác xã hội đã giúp cho NCH được tham gia tiếp cận điều trị ARV tại Hà Nội có tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu ghi nhận khó khăn trong việc tiếp cận ARV đối với những NCH sống xa cơ sở điều trị ARV hoặc ở một số quận huyện không có chương trình/dự án cung cấp ARV. Bệnh nhân thường phải tự bỏ tiền làm xét nghiệm và nhiều khi phải đi đến các tỉnh/huyện lân cận và lên thành phố làm các thủ tục xét nghiệm. Thậm chí, nhiều người phải bỏ ra một số tiền khá lớn để mua thuốc với giá cao theo sự kê đơn của bác sỹ tư.

Mình quen một anh… Anh ý bảo bây giờ bác sĩ người ta bảo muốn tiếp cận chương trình thuốc (ARV) khó lắm. Coi như là tháng đầu mất năm triệu, tháng sau mười triệu hay là tháng sau nữa mười lăm triệu mới tiếp cận được thuốc, uống thuốc mà sau rồi còn mất tiền mua thuốc. Thế là mình cũng cáu mình bảo chứ:

“Thế bây giờ em hỏi anh, anh là người Hà Nội, anh muốn tiếp cận thuốc em đưa anh đi chả mất đồng nào”. Tự nhiên ông bị dở hơi, ông mất mấy chục triệu để ông tiếp cận ARV, bây giờ có phải nó khó khăn như ngày xưa đâu. Ví dụ như bản thân mình là mình biết rồi, mình biết có những cái điểm nào điểm nào, hoặc mình có thể tiếp cận thuốc như thế nào, nó không khó khăn đâu, nhưng với một số người, người ta vẫn cảm thấy người ta khó khăn. (PVS nữ NCH, 29 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)

Nghị định của Chính phủ quy định rằng chỉ có những người đã được đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Y tế mới được phép kê đơn ARV, nhưng hiện tại chưa có cơ chế cụ thể để đảm bảo việc thực hiện quy định này.

38

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng tôi nhận thấy rằng:

Hiện nay Hà Nội đứng thứ hai về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế, tính đến ngày 30.12.2015, toàn thành phố Hà Nội đã phát hiện được tổng số 27.125 người có HIV. Đến hết năm 2015 có 4.510 người tử vong. Tỉ lệ mắc HIV/100.000 dân là 260 người. Đặc biệt số ca phát hiện mới trong năm 2015 là 842 người mắc HIV và 686 người chuyển sang giai đoạn AIDS; có 61 người tử vong. Tuy nhiên số liệu cũng cho thấy tình hình điều trị ARV đến tháng 12 năm 2015 tại thành phố Hà Nội có 10,955 bệnh nhân đang được điều trị tức là mới đáp ứng được khoảng 41% số người đang được điều trị sơ với tổng số người có HIV. Từ đó cho chúng ta thấy rõ yếu tố nguy cơ cao có thể vẫn đang xảy ra là sự lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng và khả năng tiếp cận điều trị ARV của NCH trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa thực sự thuận lợi.

Những hoạt động chuyên biệt, thể hiện tính đặc thù của công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế. Điều đó thể hiện qua việc lồng ghép vào những hoạt động trợ giúp từ những chương trình, dự án tại các trung tâm y tế và các viện nghiên cứu trong các hoạt động hỗ trợ người có HIV/AIDS về: (1) Chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ tư vấn, xét nghiệm; hỗ trợ chăm sóc điều trị ARV tại cơ sở y tế, tại nhà và cộng đồng. (2) Các hoạt động liên quan đến truyền thông

Kết quả nghiên cứu từ luận văn này chỉ ra rằng: các hoạt động công tác xã hội đã tác động tích cực đối với NCH về nhiều mặt khác nhau như: hòa nhập xã hội;

giảm sự phân biệt đối xử và kỳ thị; đặc biệt tác động lớn nhất từ các hoạt động công tác xã hội đối với NCH đó chính là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cụ thể là:

Giảm sự kỳ thị và PBĐX liên quan đến HIV/AIDS trong bối cảnh tại gia đình và cơ sở y tế thông qua các hoạt động truyền thông ngày càng một hiệu quả hơn và sự tham gia của một số dự án lớn như Quỹ toàn cầu, Vista, LifeGAP (CDC), tổ chức Sức khỏe Gia đình thế giới (FHI)...hoạt động một cách chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ về kinh phí lớn cho nên việc NCH được tiếp cận với ARV có sự thuận lợi hơn.

39 Chương 3

Một phần của tài liệu Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)