Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính .1 Khái niệm doanh thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại bưu điện THÀNH PHỐ cần THƠ TRẦN THỊ KIM HUỆ (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính .1 Khái niệm doanh thu

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định của kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại. Hay nói cách khác, kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu.

Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các bộ phận:

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh - Doanh thu từ hoạt động tài chính - Doanh thu khác

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.

Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường…

Doanh thu của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ

Doanh thu = Khối lượng x Đơn giá bán

21

Hay:

Doanh thu = (Qi x Pi) Trong đó:

Qi : số lượng sản phẩm hay dịch vụ bán hàng của doanh nghiệp i Pi : Giá đơn vị của sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp i

Doanh thu bán hàng thuần

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ đã trừ đi các khoản giảm trừ Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

- Chiết khấu thương mại: là số tiền mà khách hàng được hưởng do mua với số lượng lớn

- Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm giá hàng bán cho người mua hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa thành phẩm đã bán bị kém, mất phẩm chất.

- Hàng bán bị trả lại: là tổng giá bán của hàng hóa, thành phẩm đã bán bị trả lại do không đúng quy định của hợp đồng.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp 2.1.2.2 Khái niệm chi phí

Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định.

Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lí đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Kết quả cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, muốn đạt lợi nhuận cao thì một trong những biện pháp chủ yếu là giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy doanh

22

nghiệp cần có sự quản lí chặt chẽ chi phí, tiết kiệm chi phí, tránh những khoản chi phí không cần thiết tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Do đó việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua phân tích chi phí của hoạt động kinh doanh có thể đánh giá được mức chi phí tồn tại trong đơn vị, khai thác tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo các khoản mục, ta có:

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí chủ yếu - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp

Phản ánh chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội cho nhân công lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp

- Chi phí sản xuất chung

Phản ánh những chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp ngoài hai loại chi phí nói trên Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm những chi phí không gắn liền với việc tạo ra sản phẩm mà nó gắn liền với việc quản lý và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, nó bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí bán hàng

23

Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí: đóng gói, vận chuyển, tiếp thị, bảo hành sản phẩm…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính…

2.1.2.3 Khái niệm lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là một khoản chênh lệch dương giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần tiền dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí dùng cho hoạt động đó.

Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra từ các bộ phận:

- Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động khác

Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận (khối lượng tiêu thụ, cơ cấu hàng bán, giá bán, chi phí, tỷ giá hối đoái, thuế....). Làm thế nào để nâng cao lợi nhuận đó là mong muốn của mọi doanh nghiệp, để từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

24

2.1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định phù hợp

- Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn. Tài sản được trình bày phía bên trái bảng cân đối kế toán và bao gồm hai loại tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định. Nguồn vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu, được trình bày ở phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước.

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại bưu điện THÀNH PHỐ cần THƠ TRẦN THỊ KIM HUỆ (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)