Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại bưu điện THÀNH PHỐ cần THƠ TRẦN THỊ KIM HUỆ (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4.4.3. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó, nó được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sẽ sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra… thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của

74

toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động.

4.4.3.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Bảng 12: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN DOANH THU CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2009 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2009 2010 2011

1. Lợi nhuận ròng Ngàn đồng -28.541.872,74 -24.198.069,11 -15.054.370,59

2. Doanh thu thuần Ngàn đồng 121.565.661,94 140.494.992,45 107.147.780,64

3. ROS: (1)/(2) % -0,23 -0,17 -0,14

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán thống kê – tài chính và tính toán của tác giả)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Cả ba năm phân tích, tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của đơn vị đều âm, chứng tỏ đơn vị đang bị thua lỗ. Nhưng tỷ số này đang tăng dần mỗi năm. Năm 2009 tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của đơn vị là -0,23%, tăng lên -0,17%

trong năm 2010 và tiếp tục tăng lên -0,14% trong năm 2011. Tỷ số doanh lợi ròng rất thấp không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả mà do nhiều nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh và chính sách giảm giá cước của Tổng Công ty Bưu chính làm cho doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông tăng chậm trong khi chi phí chưa điều chỉnh kịp. Hơn nữa sau khi chia tách bưu chính viễn thông, lĩnh vực bưu chính là dịch vụ kinh doanh chủ yếu của Bưu điện. Do đặc thù dịch vụ này là giá dịch vụ thấp mà giá vốn hàng bán lại cao. Chẳng hạn như

75

dù quãng đường xa hay gần thì giá tem và bì thư vẫn thấp nhưng chi phí vận chuyển thư đến người nhận thì lại cao do giá xăng dầu tăng làm giá vốn hàng bán tăng cao trong khi doanh thu thấp. Vì thế mà qua các năm sản lượng khai thác dịch vụ tăng nhưng doanh thu tăng thấp hơn mức tăng của giá vốn hàng bán. Ngoài ra chi phí quản lý của đơn vị cao qua các năm đã làm cho lợi nhuận của đơn vị âm. Tuy nhiên đơn vị đã được Tổng Công ty cấp bù vào phần doanh thu để trang trải cho chi phí. Đây là điều mà Bưu điện cần phải quan tâm nhiều hơn, có biện pháp quản lý chi phí hợp lý, tăng doanh thu nhằm tăng lợi nhuận cho các kỳ sau

4.4.3.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Bảng 13: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2009 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2009 2010 2011

1. Lợi nhuận ròng Ngàn đồng -28.541.872,74 -24.198.069,11 -15.054.370,59

2. Tổng tài sản Ngàn đồng 186.193.388,37 159.458.322,63 165.892.760,46

3. ROA: (1)/(2) % -0,15 -0,15 -0,09

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán thống kê – tài chính và tính toán của tác giả)

Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Trong hai năm 2009 và 2010, tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của đơn vị là -0,15%, sang năm 2011, tỷ số này có chuyển biến tích cực tăng lên -0,09%. Nguyên nhân là do tài sản mới đầu tư chưa đưa vào sử dụng hay là khai thác chưa hết công suất. Bên cạnh đó chi phí xây dựng cơ bản dở

76

dang cuối năm còn cao do một số công trình chưa hoàn thành, chưa tạo ra được doanh thu. Hàng tồn kho cũng tăng giảm không ổn định do việc dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc xây dựng tài sản cố định và cho việc cung cấp dịch vụ.

Do đó đơn vị cần có biện pháp tăng tỷ suất sinh lời cũng như hiệu quả sử dụng của đồng vốn, giảm chu kỳ đầu tư, phân bổ vốn hợp lý trong các kỳ xây dựng, giảm việc ngừng trệ vốn do thời gian xây dựng kéo dài làm cho công nghệ lạc hậu dẫn đến hao mòn vô hình, tăng cường khai thác công suất của máy móc, tăng cường tiến độ đầu tư của các công trình cũng như nhanh chóng đưa vào sử dụng, giảm thời gian hoàn vốn, thường xuyên kiểm kê hàng tồn kho để biết rõ nhu cầu dự trữ, tránh việc dự trữ dư thừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

4.4.3.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Để phản ánh mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu, ta xác định bằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu.

Bảng 14: TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2009 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2009 2010 2011

1. Lợi nhuận ròng Ngàn đồng -28.541.872,74 -24.198.069,11 -15.054.370,59

2. Vốn chủ sở hữu Ngàn đồng 80.256.216,18 118.139.107,76 125.724.768,45

3. ROE: (1)/(2) % -0,36 -0,20 -0,12

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán thống kê – tài chính và tính toán của tác giả)

77

Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm vì nó đo lường hiệu quả đầu tư của họ. Năm 2009 ROE là -0,36%, năm 2010 là -0,2%, năm 2011 là -0,12%. Chỉ số ROE mặc dù rất thấp, tuy nhiên nó chưa thể nói lên được là tình hình tài chính của Bưu điện xấu đi. Vì ROE có nhược điểm là nó chỉ phản ánh được tình hình sinh lời của vốn chủ sở hữu tại thời điểm trên bảng báo cáo thu nhập nó chưa phản ánh được ảnh hưởng của các quyết định nào đó đến tương lai. Cụ thể do vốn chủ sở hữu tăng qua các năm làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm. Tuy nhiên việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính cho đơn vị sẽ giảm bớt rủi ro, tạo nguồn tài trợ vững chắc cho đơn vị trong tương lai.

Tóm lại, qua phân tích các tỷ số tài chính trên cho ta thấy rằng đơn vị đang từng bước cải thiện để tăng dần hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Khả năng thanh toán và các tỷ số khả năng sinh lợi của đơn vị tuy còn thấp nhưng các tỷ số này đã tăng dần qua ba năm. Tuy nhiên, về ề vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản của đơn vị vẫn chưa ổn định, đặc biệt là tỷ số kỳ thu tiền bình quân của đơn vị đang có chuyển biến xấu đi, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại bưu điện THÀNH PHỐ cần THƠ TRẦN THỊ KIM HUỆ (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)